Mở đầu 1. Sự cần thiết của đề tài Cùng với sự phát triển chung của các nền kinh tế trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng đang tăng trưởng rất nhanh và ổn định theo từng năm. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh kéo theo khối lượng đầu tư của xã hội sẽ tăng theo. Một phần lớn đầu tư của xã hội là đầu tư xây dựng công trình. Hiện nay các dự án đầu tư xây dựng rất đa dạng về quy mô, nguồn vốn sử dụng. Tuy nhiên với nền kinh tế Việt Nam thì nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khối lượng đầu tư của cả xã hội. Việc đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước được thực hiện theo hướng dẫn về trình tự, thủ tục quy định của Luật xây dựng, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và các địa phương nơi xây dựng công trình. Trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình có ý nghĩa rất quan trọng ảnh hưởng đến thời gian thực hiện và hiệu quả đầu tư của dự án. Thủ tục là điều kiện bắt buộc các dự án phải thực hiện đối với cơ quan quản lý Nhà nước. Trình tự thể hiện các bước triển khai đầu tư trong đó có các bước về thủ tục. Khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình gặp một số khó khăn như: - Thủ tục hành chính rườm rà, kéo dài và liên quan đến nhiều đầu mối cơ quan quản lý nhà nước khác nhau; - Trình tự thực hiện đầu tư chưa đảm bảo tính khoa học và đúng đắn; Từ khó khăn trên dẫn đến phải thêm thời gian thực hiện, đồng thời phát sinh chi phí đầu tư làm ảnh hưởng đến thời gian dự kiến đưa công trình vào sử dụng sản xuất kinh doanh và hiệu quả đầu tư giảm và phản ánh những mặt không tích cực của môi trường đầu tư của Việt Nam. Vấn đề đặt ra là phải giải quyết những khó khăn trên để việc thực hiện đầu tư xây dựng công trình đạt được mục đích nâng cao chất lượng công trình, rút ngắn thời gian thực hiện, tiết kiệm vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án. Đề tài luận văn “Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước” sẽ góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu trên và kiến nghị thúc đẩy việc triển khai cải cách hành chính Nhà nước. 2. Mục đích nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu là góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, rút ngắn thời gian xây dựng, và nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước; - Phạm vi nghiên cứu: Trình tự, thủ tục của các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành. 4. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu. - Cơ sở khoa học dựa vào nghiên cứu là các lý thuyết về quản lý dự án, quản trị dự án và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình. - Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp tổng hợp phân tích, khảo sát thực tế. 5. Kết quả nghiên cứu dự kiến đạt được. - xây dựng trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo các quy định hiện hành của Nhà nước. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định trình tự, thủ tục hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. - Đề xuất giải pháp về cơ chế, chính sách. - Đề xuất các giải pháp cải tiến, hoàn thiện trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình. - Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện trình tự thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước phù hợp với các điều kiện thực tế. 6. Kết cấu luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày theo kết cấu 3 chương. - Chương I: Cở sở lý luận về các vấn đề liên quan đến trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. - Chương II: Phân tích đánh giá tình hình thực hiện trình tự, thủ tục hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. - Chương III: Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng thực hiện trình tự, thủ tục hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
mục lục Phần mở đầu 1. Sự cần thiết của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu. 2 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2 4. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu. 2 5. Kết quả nghiên cứu dự kiến đạt được. 2 6. Kết cấu luận văn. Chương I: Cở sở lý luận về các vấn đề liên quan đến trình tự, thủ tục để hoàn thành một da đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. 1. Các loại công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. 4 2. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. 4 3. Khái niệm về trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. 5 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. 6 5. Các chỉ tiêu đánh giá, nhận xét trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Chương II: Phân tích đánh giá tình hình thực hiện trình tự, thủ tục hoàn thành một da đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. 2.1. Hiện trạng về trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. 9 2.1.1. Tổng quan về trình tự thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. 2.1.2. Trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước. 11 2.2. Phân tích đánh giá tình hình thực hiện trình tự, thủ tục hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hiện hành. 101 2.2.1. Bước 1: Xin chủ trương đầu tư, lập hồ sơ xin kế hoạch vốn cho dự án – Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 104 2.2.2. Bước 2. Chuẩn bị dự án – Giai đoạn chuẩn bị đầu tư. 105 2.2.3. Bước 3, 4. Tổ chức việc lập dự án đầu tư (hoặc báo cáo KTKT), báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm tra, thẩm định phê duyệt dự án – Giai đoạn chuẩn bị đầu tư. 108 2.2.4. Bước 6. Thiết kế, thẩm định phê duyệt thiết kế, xin cấp phép xây dựng – Giai đoạn thực hiện đầu tư. 110 2.2.5. Bước 7: Cắm mốc tạm thời, Tổ chức lập và thực hiện phương án GPMB, Cắm mốc giới chính thức – Giai đoạn thực hiện đầu tư 2.2.6. Bước 8. Xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bàn giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – Giai đoạn thực hiện đầu tư 2.2.7. Bước 8,9,10: Cắm mốc tạm thời, Lập phương án GPMB và thực hiện, Cắm mốc giới chính thức. 111 2.2.7. Bước 9, 10, 11. Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng, TVGS , Tổ chức triển khai thi công xây dựng công trình; Nghiệm thu thanh toán, bàn giao công trình – Giai đoạn thực hiện đầu tư và Bước 12 Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình – Giai đoạn kết thúc xây dựng. 2.3. Đánh giá về mặt thời gian thực hiện theo trình tự, thủ tục hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo các quy định hiện 122 2.4. Đánh giá những nguyên nhân yếu kém trong các bước thực hiện trong trình tự quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 123 2.4.1. Nguyên nhân về hệ thống pháp luật 123 2.4.2. Nguyên nhân về năng lực, trình độ chuyên môn 123 2.4.3. Kỹ thuật và công cụ quản lý lạc hậu 124 2.4.4. Không thực hiện đúng trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình. Chương 3 một số giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện trình tự, thủ tục hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. 3.1 Mục đích của các giải pháp đưa ra 127 3.2 Một số giải pháp về cơ chế quản lý Nhà nước. 127 3.2.1. Cải tiến hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. 127 3.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 129 3.2.3. Hoàn thiện các quy định về nội dung trình tự thủ tục hoàn thành một DAĐTXDCT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước 131 3.2.4. Các biện pháp đảm bảo thúc đẩy và dăn đe việc tôn trọng pháp luật của các chủ thể trong xã hội. 3.4. Một giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dự án. 137 3.5. Một số giải pháp về con người, các tổ chức tham gia vào hoạt động xây dựng. 137 3.6. Các giải pháp về kỹ thuật và công cụ quản lý 141 Kết luận 144 Tài liệu tham khảo 148