Luận Văn Nghiên cứu các giải pháp cải cách quản lý tài chính công nhằm thúc đẩy cải cách hành chính nhà nước

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài
    Từ năm 1986, nước ta bước vào thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới toàn
    diện chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang
    nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước yêu cầu bức thiết
    của công cuộc đổi mới, cải cách hành chính nhà nước được đặt ra như một
    đòi hỏi khách quan của thực tiễn, của quy luật phù hợp giữa kiến trúc
    thượng tầng và cơ sở hạ tầng. Cải cách hành chính nhà nước đã trở thành
    một bộ phận quan trọng trong đường lối đổi mới toàn diện của Đảng Cộng
    sản Việt Nam, một trong những ưu tiên hàng đầu của Chiến lược phát triển
    kinh tế - xã hội, là trọng tâm, là khâu đột phá của việc xây dựng và hoàn
    thiện Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mặc dù cải cách
    hành chính nhà nước còn diễn ra rất chậm, chưa đồng bộ và gặp không ít
    những trở lực, nhưng đã góp phần tích cực đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh
    tế, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường khả năng hội nhập quốc tế của
    đất nước và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân.
    Từ những năm 1980, mặc dù thuật ngữ cải cách quản lý tài chính công
    chưa được đề cập đến, nhưng trên thực tế đã có nhiều cải cách về kinh tế
    mà xét về nội dung chính là cải cách quản lý tài chính công. Năm 1985, cải
    cách quản lý tài chính công được bắt đầu đề cập ở Hội nghị trung ương lần
    thứ 8, khóa VII như một nội dung của cải cách thể chế hành chính nhà nước
    với tinh thần hoàn chỉnh thể chế quản lý tài chính công và tài sản công. Từ
    năm 2001, cải cách quản lý tài chính công được xác định là một trong
    những nội dung quan trọng của chương trình tổng thể cải cách hành chính
    nhà nước giai đoạn 2001-2010.
    Cải cách quản lý tài chính công là khâu đột phá có tính chất tiền đề cho
    việc cải cách toàn diện nền hành chính nhà nước, thông qua sự tác động mạnh
    mẽ của cải cách quản lý tài chính công đến việc xây dựng bộ máy hành chính
    nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; nâng cao hiệu quả quản lý và
    sử dụng ngân sách nhà nước trong bộ máy hành chính nhà nước.
    Nhiều nhà nghiên cứu và nhà quản lý đã cho rằng việc chậm triển khai
    cải cách quản lý tài chính công là một trong những nguyên nhân dẫn đến
    tình trạng cải cách hành chính nhà nước chưa đồng bộ, vẫn còn nhiều chắp
    vá, bị động, hiệu quả thấp. “Cải cách hành chính nhà nước có tiến bộ về đổi
    mới thể chế, nhưng chậm cải cách tài chính công” (Báo cáo của Chính phủ
    trước Quốc hội khóa X, năm 2001), “Đổi mới về quản lý tài chính công vẫn
    2
    chưa theo kịp với cải cách thể chế và tổ chức bộ máy” (Hội nghị trung ương
    lần thứ 9 khóa IX, năm 2004).
    Là một cán bộ quan tâm nhiều đến lĩnh vực tài chính - ngân sách, tôi
    chọn đề tài “Nghiên cứu các giải pháp cải cách quản lý tài chính công
    nhằm thúc đẩy cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam” làm đề tài luận
    án Tiến sỹ Quản lý hành chính công với mong muốn góp phần nghiên cứu
    cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tác động của cải cách quản lý tài chính công
    đến cải cách hành chính nhà nước. Đây là vấn đề có ý nghĩa thiết thực, bức
    xúc cả về lý luận lẫn thực tiễn trước yêu cầu đẩy mạnh hơn nữa công cuộc
    cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Trong thời gian gần đây đã có những công trình khoa học nghiên cứu về
    cải cách quản lý tài chính công và cải cách quản lý tài chính công trong cải
    cách hành chính nhà nước như: TS. Nguyễn Ngọc Hiến - Quản lý tài chính
    công ở Việt Nam, đề tài khoa học - Mã số 2000-98-083 (năm 2003);
    PGS.TS. Lê Văn ái - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính
    công trong các cơ quan hành chính nhà nước, đề tài nhánh số 67 thuộc đề
    tài cấp nhà nước - Mã số ĐTDLNN/2003/09 (năm 2004). Những hội thảo
    khoa học về quản lý tài chính công được tổ chức như: Hội thảo khoa học
    “Quản lý tài chính công: lý luận và thực tiễn” của Học viện Hành chính
    Quốc gia (năm 2003); Hội thảo khoa học “Quản lý tài chính công: những
    vấn đề lý luận và thực tiễn” của Học viện Tài chính (năm 2003). Nhiều
    nghiên cứu cải cách quản lý tài chính công trong cải cách hành chính nhà
    nước trong các quyển sách như: TS. Lê Sĩ Dược - Cải cách bộ máy hành
    chính cấp trung ương trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta (năm
    2000); TS. Thang Văn Phúc (chủ biên) - Cải cách hành chính nhà nước:
    thực trạng, nguyên nhân, giải pháp (năm 2001); TS. Nguyễn Ngọc Hiến
    (chủ biên) - Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam (năm
    2001); Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý - Cải cách hành
    chính: vấn đề cấp thiết để đổi mới bộ máy nhà nước (năm 2004) . Một số
    nghiên cứu cải cách quản lý tài chính công có thể tìm thấy trong các tài liệu
    tham khảo nước ngoài như: Ngân hàng phát triển châu á - Phục vụ và duy
    trì: cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh (năm 2003);
    Các nhà tài trợ cho Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam - Báo
    cáo phát triển Việt Nam 2005: quản lý và điều hành (năm 2004); Chính phủ
    Việt Nam và Ngân hàng thế giới - Việt Nam quản lý chi tiêu công để tăng
    trưởng và giảm nghèo, tập 1 và tập 2 (năm 2005);
    3
    Nhìn chung, những nghiên cứu trên đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý
    luận, quan điểm cải cách quản lý tài chính công trong cải cách hành chính
    nhà nước. Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra yêu cầu đẩy mạnh cải cách quản
    lý tài chính công nhằm thúc đẩy cải cách hành chính nhà nước như: GS.TS.
    Bùi Thế Vĩnh: “Cải cách tài chính công phải trở thành điểm đột phá của cải
    cách hành chính”; PGS.TS. Lê Chi Mai: “Tăng cường quản lý tài chính
    công nhằm thúc đẩy cải cách hành chính”; PGS.TS. Lê Văn ái: “Cải cách
    tài chính công phải đi trước một bước. Cải cách tài chính công là chìa khóa
    cho sự thành công của việc nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực nhà
    nước”. Tuy nhiên, vẫn chưa có những cơ sở lý luận thuyết phục mạnh mẽ
    cải cách quản lý tài chính công là động lực quan trọng thúc đẩy cải cách
    hành chính nhà nước, chưa xác định rõ các nội dung cải cách quản lý tài
    chính công có tác động trực tiếp đến cải cách hành chính nhà nước, cũng
    như chưa đưa ra những giải pháp cải cách quản lý tài chính công đồng bộ
    và mạnh mẽ tác động thúc đẩy cải cách hành chính nhà nước.
    Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi
    trước, tác giả Luận án mong muốn góp phần vào lý luận các giải pháp thúc
    đẩy cải cách hành chính nhà nước.
    3. Mục đích nghiên cứu
    - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định cải cách quản lý tài chính
    công là một động lực quan trọng thúc đẩy cải cách hành chính nhà nước.
    - Làm rõ những nội dung cải cách quản lý tài chính công có tác động
    trực tiếp đến cải cách hành chính nhà nước.
    - Hoàn thiện một số nội dung cải cách quản lý tài chính công tác động
    trực tiếp đến cải cách hành chính nhà nước - như những giải pháp thúc đẩy
    cải cách hành chính nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...