Luận Văn Nghiên cứu các điều kiện công nghệ tối ưu cho quá trình thu hồi Beta - cyclodextrin

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU: Tiến tới thế kỉ 21, thế kỷ của ngành công nghệ sinh học phát triển thì những sản phẩm của ngành công nghệ sinh học cũng được lên ngôi, một ví dụ điển hình của sản phẩm sinh học là Cyclodextrin. Cyclodextrin là những oligosaccharit mạch vòng được tạo nên bởi các glucopyranoza nối với nhau bằng liên kết - 1,4 glucozit. Cyclodextrin được sản xuất từ tinh bột bằng phản ứng vòng hoá các chuỗi glucopyranoza mạch thẳng nhờ enzim
    cyclodextrin glucozyltransferaza. Sản phẩm thu được thường là hỗn hợp của ba loại cyclodextrin chủ yếu là α - , β- và γ-cyclodextrin với tỷ lệ phụ thuộc vào nguồn gốc enzim và thời gian phản ứng. Hiệu suất chuyển hoá thường trong khoảng 20- 30% [3]. Cấu trúc vòng của cyclodextrin cho phép nó tạo phức bao dạng khách thể - chủ thể với nhiều hợp chất hữu cơ. Sự tạo phức bao này dẫn đến làm thay đổi tính chất lý hoá của phân tử chất khách thể. Nhờ đó, cyclodextrin được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Trong công nghiệp thực phẩm, cyclodextrin được dùng làm chất mang hữu hiệu cho các hương liệu vốn dễ bị mất trong quá trình chế biến và bảo quản hoặc dùng để loại cholesterol hoặc các mùi vị khó chịu khỏi sản phẩm. Trong công nghệ dược phẩm, cyclodextrin được dùng để ổn định các hoạt chất, làm tăng khả năng hoà tan và khả năng hấp thụ thuốc đồng thời làm giảm tác dụng phụ của thuốc. Trong công nghiệp hoá học, cyclodextrin được dùng để xúc tác một số phản ứng. Trong công nghiệp mỹ phẩm, cyclodextrin góp phần làm ổn định màu và mùi thơm của sản phẩm. Cyclodextrin cũng được ứng dụng trong nông nghiệp để sản xuất các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu
    Mặc dù cyclodextrin có rất nhiều ứng dụng nhưng tại Việt Nam vẫn chưa có một đơn vị nào nghiên cứu sản xuất cyclodextrin. Cyclodextrin sử dụng tại Việt Nam hoàn toàn nhập ngoại từ các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Mĩ với giá thành cao. Trong khi nguồn nguyên liệu chính để sản xuất cyclodextrin là tinh bột sắn thì tại Việt Nam lại có sản lượng rất lớn (năm 2005 sản lượng sắn xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Thái Lan), ngoài ra nguồn nguyên liệu thứ hai để sản xuất cyclodextrin là enzim thì trong thời kì kinh tế thị trường mở thì rất dễ nhập mà giá thành lại hạ, hơn nữa nguồn nhân công tại Việt Nam rất rồi rào. Chính vì vậy việc nghiên cứu sản xuất Cyclodextrin là một việc làm cần thiết để: Giảm nhập ngoại, chủ động trong sản xuất, tiết kiện được ngoại tệ, tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, giải quyết việc làm cho một số lao động Hiện nay tại viện Công Nghiệp Thực Phẩm đã tiến hành sản xuất được cyclodextrin hỗn hợp. Để nâng cao giá trị của sản phẩm, cho nên đề tài này đã kế thừa những thành quả trên thế giới và trong nước để tiếp tục tiến hành nghiên cứu một công đoạn trong quá trình sản xuất cyclodextrin đó là “Nghiên cứu các điều kiện công nghệ tối ưu cho quá trình thu hồi Beta - cyclodextrin”.
     
Đang tải...