Luận Văn Nghiên cứu các biện pháp triển khai công tác giáo dục thể chất của học viện phật giáo việt nam tại h

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CỦA HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI


    Luận văn dài 51 trang:
    Giáo dục thể chất trong trường Đại học là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: ”Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước”, cũng như để mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” [11] để đáp ứng nhu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

    Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao trong trường học các cấp và trong các văn kiện nghị quyết của Đảng đã xác định tư tưởng chỉ đạo phát triển: ”Thực hiện các nhiệm vụ xây dựng con người và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có trình độ làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo và có sức khoẻ ”. [17] Cần coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học”.
    Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 quy định :”Việc dạy và học thể dục là bắt buộc trong nhà trường”. [18]
    Với Chỉ thị 36 CT của Ban bí thư Trung ương Đảng về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới đã nêu: ” Thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện thể dục thể thao trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh,sinh viên”.[9]
    Trong sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, lực lượng tri thức và cán bộ khoa học kỹ thuật có vai trò là động lực thúc đẩy, để đảm đương được vai trò to lớn đó, đòi hỏi người cán bộ kỹ thuật không những có trình độ giác ngộ chính trị cao, trình độ chuyên môn vững vàng, mà phải có thể chất phát triển. Giáo dục thể chất trong trường học là thực hiện mục tiêu phát triển thể chất cho học sinh, sinh viên góp phần vào việc đào tạo con người phát triển toàn diện.
    Song, thực trạng giáo dục thể chất trong trường học còn bộc lộ nhiều khó khăn và tồn tại, như Vụ giáo dục thể chất – Bộ giáo dục đào tạo đánh giá: ” Nhận thức về vị trí, vai trò của giáo dục thể chất còn nhiều hạn chế trong các cấp giáo dục và cơ sở trường. Đặc biệt là việc đánh giá chất lượng về sức khoẻ và thể chất sinh viên trong mục tiêu chung còn chưa tương xứng”.[8]
    MỤC LỤC

    Trang
    ĐẶT VẤN ĐỀ.
    05
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
    07
    1.1 Những quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục thể chất.
    07
    1.2 Những vấn đề có tính lý luận về các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất.
    11
    1.3 Những kết quả và tồn tại của công tác giáo dục thể chất trong các trường đại học.
    15
    1.4 Những cơ sở lý luận của khoa học tổ chức quản lý công tác giáo dục thể chất.
    19
    CHƯƠNG 2: MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ- PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.
    21
    2.1 Mục đích nghiên cứu.
    21
    2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
    21
    2.3 Phương pháp nghiên cứu.
    21
    2.3.1 Phương pháp đọc và tham khảo tài liệu.
    21
    2.3.2 Phương pháp quan sát sư phạm.
    21
    2.3.3 Phương pháp phỏng vấn toạ đàm.
    21
    2.3.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
    22
    2.3.5 Phương pháp toán thống kê.
    22
    2.4. Đối tượng và tổ chức nghiên cứu.
    23
    2.4.1. Thời gian nghiên cứu.
    23
    2.4.2. Đối tượng nghiên cứu.
    23
    2.4.3. Địa điểm nghiên cứu.
    24
    CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CỦA CÁC TĂNG NI SINH HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM.
    25
    3.1. Sự phát triển chung của nhà trường.
    25
    3.2. Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên TDTT về yêu cầu nhiệm vụ và thực trạng công tác GDTC của nhà trường.
    25
    3.3. Nội dung, phương pháp tổ chức quá trình giảng dạy thể dục thể thao.
    27
    3.4. Công tác cán bộ, tổ chức quản lý công tác giáo dục thể chất của trường.
    28
    3.5. Các điều kiện đảm bảo.
    31
    3.6. Khảo sát trình độ thể lực của các tăng ni sinh.
    32
    3.7. Khảo sát nhu cầu tập luyện TDTT của các tăng ni sinh.
    35
    CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP VÀ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC GDTC CHO CÁC TĂNG NI SINH HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM.

    38
    4.1. Cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp.
    38
    4.2. Xây dựng các biện pháp nhằm phát triển công tácGDTC cho các tăng ni sinh.
    38
    4.3. Ứng dụng và đánh giá các giải pháp đã lựa chọn vào thực tế giảng dạy.
    45
    KẾT LUẬN.
    50
    KIẾN NGHỊ.
    51
    TÀI LIỆU THAM KHẢO.
    52
    PHỤ LỤC.
    54
     
Đang tải...