Tiến Sĩ Nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý tưới trong điều kiện miễn giảm thủy lợi phí vùng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/8/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    iii

    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1
    1.1 Tổng quan vùng nghiên cứu 1
    1.2 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 3
    1.2.1 Tổng quan về chính sách thủy lợi phí . 3
    1.2.2 Tổng quan về chất lượng dịch vụ tưới và ý thức hộ dùng nước trong quản
    lý khai thác công trình thủy lợi . 5
    1.3 Kết luận chương 1 9
    CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH ÁP DỤNG 11
    2.1 Khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn 11
    2.1.1 Chính sách miễn giảm TLP . 11
    2.1.2 Quản lý tưới, hiệu quả tưới, nội dung và phương pháp đánh giá 13
    2.1.3 Hiệu quả tưới và đánh giá hiệu quả tưới ở Việt Nam . 19
    2.1.4 Chất lượng dịch vụ 21
    2.1.5 Sự hài lòng của nhà quản lý thủy lợi . 28
    2.2 Nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách TLP . 30
    2.2.1 Đánh giá tác động của chính sách TLP đến các bên liên quan . 30
    2.2.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng nước . 31
    2.2.3 Đánh giá tác động đến kinh phí nhà nước cấp bù cho TLP 33
    2.2.4 Đánh giá tác động đến năng suất cây trồng 34
    2.3 Mô hình nghiên cứu . 35
    2.3.1 Mô hình phân tích định lượng CLDV tưới và SHL 35
    2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu . 39
    2.3.3 Quy trình nghiên cứu phân tích định lượng 40
    2.3.4 Xác định tỷ lệ chọn mẫu và kích thước mẫu khảo sát 46
    2.3.5 Xây dựng bảng hỏi 49
    2.3.6 Phương pháp điều tra bảng hỏi . 50
    2.3.7 Lựa chọn công cụ phân tích số liệu . 50
    2.4 Kết luận chương 2 51
    CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 53
    3.1 Kết quả nghiên cứu tác động của chính sách TLP . 53
    3.1.1 Tác động đến các bên liên quan 53
    3.1.2 Tác động đến hiệu quả sử dụng nước . 59
    3.1.3 Tác động đến kinh phí nhà nước . 62
    3.1.4 Tác động đến năng suất cây trồng . 64
    3.2 Kết quả và thảo luận phân tích định lượng 66
    3.2.1 Mô hình phân tích đánh giá CLDV tưới của các công ty thủy nông 66 iv

    3.2.2 Mô hình phân tích định lượng đánh giá ý thức sử dụng nước tiết kiệm,
    tham gia quản lý và bảo vệ CTTL 85
    3.3 Kết luận chương 3 100
    CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
    TƯỚI . 102
    4.1 Đề xuất các biện pháp hạn chế các tác động tiêu cực của chính sách miễn
    giảm TLP 102
    4.1.1 Các biện pháp giảm lãng phí nước tưới 102
    4.1.2 Các biện pháp đảm bảo tăng năng suất nhờ tưới 105
    4.1.3 Các biện pháp quản lý tốt nguồn kinh phí cấp bù cho TLP 106
    4.1.4 Các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực đến các đối tượng liên quan . 106
    4.2 Đề xuất biện pháp nâng cao CLDV tưới nông nghiệp . 108
    4.2.1 Nhân tố Sự đồng cảm (SDC) 108
    4.2.2 Nhân tố ảnh hưởng (DDU) 109
    4.2.3 Nhân tố sự bảo đảm (SBD) . 110
    4.2.4 Nhân tố hữu hình (THH) . 111
    4.2.5 Nhân tố sự tin cậy (STC) . 111
    4.3 Đề xuất biện pháp nâng cao ý thức của người dân về sử dụng nước tiết kiệm,
    tham gia quản lý khai thác và bảo vệ CTTL 112
    4.3.1 Nhân tố sự tham gia (STG) . 112
    4.3.2 Nhân tố tính chủ động tham gia (CĐTG) . 113
    4.3.3 Nhân tố tính hiệu quả (THQ) 113
    4.4 Giải pháp phát triển ứng dụng hệ thống thông tin nhằm nâng cao hiệu quả
    quản lý tưới 114
    4.5 Kiến nghị các bên liên quan nhằm nâng cao hiệu quả tưới . 129
    4.6 Kết luận chương 4 130
    KẾT LUẬN . 132

    v

    DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
    Hình 1.1. Bản đồ vùng ĐBSH . 1
    Hình 2.1. Chu trình đánh giá hiệu quả tưới 16
    Hình 2.2. Cách tiếp cận theo định hướng dịch vụ 25
    Hình 2.3. Sơ đồ tổng quát đánh giá CLDV . 35
    Hình 2.4. Các biến khảo sát đo lường CLDV tưới nông nghiệp . 36
    Hình 2.5. Sơ đồ tổng quát đánh giá SHL nhà quản lý thủy lợi . 37
    Hình 2.6. Các biến khảo sát đo lường SHL nhà quản lý thủy lợi 38
    Hình 2.7. Quy trình nghiên cứu phân tích định lượng CLDV và SHL . 41
    Hình 3.1. Đánh giá ý thức tham gia quản lý và bảo vệ CTTL của hộ dùng nước . 56
    Hình 3.2. Đánh giá ý thức sử dụng nước tiết kiệm của hộ dùng nước 56
    Hình 3.3. Đánh giá về việc giải quyết khiếu nại của hộ dùng nước thay đổi cấp độ 58
    Hình 3.4.a. Năng suất lúa bình quân vùng ĐBSH 2004 - 2008 65
    Hình 3.4.b. Năng suất lúa bình quân vùng ĐBSH 2009 - 2014 65
    Hình 3.5. Biểu đồ CLDV’ của từng hộ dùng nước và bình quân vùng ĐBSH . 83
    Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện tần số n và thứ hạng CLDV 84
    Hình 3.7. Biểu đồ SHL’của từng nhà quản lý thủy lợi và bình quân vùng ĐBSH . 98
    Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống quản lý tưới bằng hệ thống đường ống và thẻ IC . 104
    Hình 4.2. Sơ đồ tổng thể của phần mềm . 116
    Hình 4.3. Mô hình kiến trúc hệ thống Quản lý CTTL trên ảnh vệ tinh 117
    Hình 4.4. Mô hình kiến trúc hệ thống Quản lý TLP và CLDV . 118
    Hình 4.5. Sơ đồ nghiệp vụ Phân hệ quản lý TLP 120
    Hình 4.6. Sơ đồ nghiệp vụ của Phân hệ khảo sát đánh giá CLDV tưới 121
    Hình 4.7. Chức năng nhập dữ liệu của HTX . 122
    Hình 4.8. Kết quả báo cáo theo mẫu HTX từ phần mềm 122
    Hình 4.9. Kết quả báo cáo xem trực tiếp theo huyện từ phần mềm 123
    Hình 4.10. Kết quả báo cáo theo xí nghiệp từ phần mềm . 123
    Hình 4.11. Kết quả báo cáo theo công ty từ phần mềm 124
    Hình 4.12. Tổng hợp, kiểm soát quản lý nhà nước về thủy lợi . 124
    Hình 4.13. Chức năng tạo câu hỏi, bảng hỏi . 125
    Hình 4.14. Chọn địa bàn hành chính để đánh giá 125
    Hình 4.15. Kết quả đánh giá theo đơn vị hành chính 126
    Hình 4.16. Kết quả đánh giá theo từng câu hỏi . 126
    Hình 4.17. Giao diện chức năng quản lý cơ sở dữ liệu trên ảnh vệ tinh . 127
    Hình 4.18. Chức năng kiểm tra diện tích tưới, tiêu trên ảnh vệ tinh . 128 vi

    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    Bảng 2.1. Giả thuyết nghiên cứu mô hình 1 - CLDV 39
    Bảng 2.2. Giả thuyết nghiên cứu mô hình 2 - SHL . 39
    Bảng 2.3. Bảng phân bổ mẫu điều tra mô hình 1 48
    Bảng 2.4. Bảng phân bổ mẫu mô hình 2 . 49
    Bảng 3.1. Đánh giá về mức thu giữa NĐ 115 và NĐ 67 . 54
    Bảng 3.2. Ý kiến của hộ dùng nước về tình hình cung cấp nước đầy đủ, kịp thời . 55
    Bảng 3.3. Tổng lượng nước tưới thực tế qua các năm của những trạm bơm đầu mối 59
    Bảng 3.4. Nhu cầu tưới của cây trồng . 61
    Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả diện tích và kinh phí cấp bù TLP qua các năm của vùng
    ĐBSH . 63
    Bảng 3.6. Đánh giá TLP cấp bù qua các vùng miền trong 5 năm thực hiện chính sách
    miễn giảm TLP 64
    Bảng 3.7. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định chất lượng thang đo mô hình 1 . 66
    Bảng 3.8. Thống kê tổng các biến khảo sát mô hình 1 66
    Bảng 3.9. Thống kê mô tả (Descriptive Statistics) mô hình 1 . 67
    Bảng 3.10. Kiểm định tính phù hợp EFA của mô hình 1 69
    Bảng 3.11. Phân tích trị số giá trị riêng (Eigenvalues) của các biến quan sát trong bộ
    thang đo CLDV . 70
    Bảng 3.12. Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrixa) mô hình 1 71
    Bảng 3.13. Sắp xếp và định nghĩa lại các nhân tố sau khi phân tích EFA 73
    Bảng 3.14. Ma trận hệ số nhân tố (Component Score Coefficient Matrix) 74
    Bảng 3.15. Trọng số biến khảo sát của nhân tố Độ đáp ứng sau khi phân tích EFA 75
    Bảng 3.16. Trọng số biến khảo sát của nhân tố Sự bảo đảm sau khi phân tích EFA 75
    Bảng 3.17. Trọng số biến khảo sát của nhân tố Sự đồng cảm sau khi phân tích EFA 76
    Bảng 3.18. Trọng số biến khảo sát của nhân tố Tính hữu hình sau khi phân tích EFA 77
    Bảng 3.19. Trọng số biến khảo sát của nhân tố Sự tin cậy sau khi phân tích EFA . 77
    Bảng 3.20. Bảng hệ số hồi quy 78
    Bảng 3.21. Bảng giải thích mô hình hồi quy . 78
    Bảng 3.22. Bảng ANOVA . 79
    Bảng 3.22. Bảng giá trị tương đối của phương trình 3.1 và hệ số phương trình 3.2 . 80 vii

    Bảng 3.23. Kết quả kiểm định giả thuyết mô hình 1 . 81
    Bảng 3.24. Phân chia thứ hạng CLDV 83
    Bảng 3.25. Xếp hạng công ty dựa trên đánh giá CLDV 84
    Bảng 3.26. Xếp hạng hệ thống thủy nông dựa trên đánh giá CLDV 85
    Bảng 3.27. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định chất lượng thang đo mô hình 2 . 85
    Bảng 3.28. Thống kê tổng các biến khảo sát mô hình 2 85
    Bảng 3.29. Thống kê mô tả (Descriptive Statistics) mô hình 2 . 86
    Bảng 3.30. Kiểm định tính phù hợp EFA của mô hình 2 87
    Bảng 3.31. Phân tích trị số giá trị riêng (Eigenvalues) của các biến quan sát trong bộ
    thang đo SHL . 88
    Bảng 3.32. Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrixa) mô hình 2 89
    Bảng 3.33. Sắp xếp và định nghĩa lại các nhân tố sau khi phân tích EFA 90
    Bảng 3.34. Ma trận hệ số nhân tố (Component Score Coefficient Matrix) 91
    Bảng 3.35. Trọng số biến khảo sát của nhân tố Chủ động tham gia sau khi phân tích
    EFA 91
    Bảng 3.36. Trọng số biến khảo sát của nhân tố Sự tham gia sau khi phân tích EFA . 92
    Bảng 3.37. Trọng số biến khảo sát của nhân tố Tính hiệu quả sau khi phân tích EFA. 93
    Bảng 3.38. Bảng hệ số hồi quy 93
    Bảng 3.39. Bảng giải thích mô hình hồi quy . 94
    Bảng 3.40. Bảng ANOVA . 94
    Bảng 3.41. Bảng giá trị tương đối của phương trình 3.4 và hệ số phương trình 3.5 . 95
    Bảng 3.42. Kết quả kiểm định giả thuyết mô hình 2 . 96
    Bảng 3.43. Định lượng giá trị SHL’ theo hệ thống . 98
    Bảng 3.44. Định lượng giá trị SHL theo địa giới hành chính . 99
    Bảng 3.45. Định lượng giá trị SHL’trung bình của nhà quản lý theo đối tượng quản lý
    . 99 viii

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    CLDV Chất lượng dịch vụ
    CTTL Công trình thủy lợi
    DDU Độ đáp ứng
    ĐBSH Đồng bằng sông hồng
    ĐTPT Đầu tư phát triển
    EFA Phân tích nhân tố
    FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc
    GIS Hệ thống thông tin địa lý
    HTT Hệ thống tưới
    HTX Hợp tác xã
    IDMC Công ty thủy nông
    IMC Doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi
    KTCTTL Khai thác công trình thủy lợi
    NĐ – CP Nghị định – Chính phủ
    NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    PIM Quản lý tưới có sự tham gia của người dân
    QLKT Quản lý khai thác
    SBD Sự bảo đảm
    SDC Sự đồng cảm
    SHL Sự hài lòng
    STC Sự tin cậy
    TCĐ Tính chủ động
    THH Tính hữu hình
    THQ Tính hiệu quả
    TLP Thuỷ lợi phí
    TNHH Trách nhiệm hữu hạn
    TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
    TXĐ Tính xung đột
    UBND Ủy ban Nhân dân
    ix

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trước những biến động ngày càng bất lợi của thời tiết do biến đổi khí hậu toàn
    cầu gây ra như suy giảm tài nguyên nước cả về số lượng lẫn chất lượng ảnh hưởng đến
    việc quản lý, khai thác tài nguyên nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp,
    phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngành thủy lợi đã xác định nhiệm vụ và mục
    tiêu đến năm 2020 phải thực hiện được là: Bảo đảm nhu cầu nước tưới cho 7,6 triệu ha
    gieo trồng lúa, 1,2 triệu ha ngô, rau màu cây vụ đông; nhu cầu nước cho nuôi trồng
    thủy sản, chủ yếu là nuôi tôm 0,65 triệu ha; nước sinh hoạt cho 100% dân nông thôn
    theo tiêu chuẩn hợp vệ sinh; nâng cao mức an toàn phòng chống và thích ứng với biến
    đổi khí hậu để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao
    đời sống nhân dân, xây dựng nông thôn mới.
    Về cơ chế chính sách quản lý tưới trong thủy lợi, Chính phủ đã ban hành Nghị
    định 115/2008/NĐ-CP quy định mức thu TLP và miễn TLP đối với các công trình đầu
    tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước được quy định cho tưới trong nông nghiệp và
    biểu mức thu tiền nước với các tổ chức, cá nhân sử dụng nước làm dịch vụ từ công
    trình thuỷ lợi để phục vụ cho các mục đích không phải sản xuất nông nghiệp. Nghị
    định cũng quy định phạm vi miễn TLP và mức miễn TLP. Nghị định đã làm thay đổi
    lớn đối với cuộc sống của người nông dân, đồng thời cũng có nhiều hạn chế cần phải
    khắc phục như: (i) Mức thu TLP hiện còn nhiều bất hợp lý, cụ thể việc lấy mức quy
    định của Nghị định 143 làm cơ sở tính toán và trên cơ sở đó nhân với hệ số điều chỉnh
    trượt giá là 2.31 lần, do đó không phù hợp với thực tế vì quan điểm mức thu 143 và
    115 là khác nhau; (ii) Theo mức thu quy định của Nghị định 115, kinh phí cấp bù cho
    các tỉnh ĐBSCL là rất lớn, mặc dù chỉ tính theo mức thu tạo nguồn. Khi thực hiện việc
    cấp bù kinh phí miễn thủy lợi phí đối với các tỉnh không thể thực hiện theo quy định
    của Nghị định 115, vì nếu cấp đủ, các địa phương sẽ chuyển việc sử dụng nguồn kinh
    phí này theo hình thức xây dựng cơ bản Mặc dù mức thu đối với nuôi cá lồng bè
    theo quy định của Nghị định 115 không điều chỉnh. Tuy nhiên theo phản ánh của x

    người nuôi trồng thuỷ sản, mức thu 8-10% giá trị sản lượng là quá cao, không tạo điều
    kiện phát triển thủy sản cũng như không khuyến khích khai thác tổng hợp các công
    trình thủy lợi; (iii) Trong thực tế việc tạo nguồn tưới rất đa dạng, có công trình tạo
    nguồn đến kênh cấp 2, cấp 3 của tổ chức hợp tác dùng nước, có công trình chỉ tạo
    nguồn đến bể hút trạm bơm tưới của tổ chức hợp tác dùng nước, do vậy dễ nảy sinh
    tranh chấp. Các quy định hiện hành chưa đề cập đến khu vực phải bơm tưới nhiều bậc,
    chỉ một diện tích nhưng phải tưới nhiều bậc cũng chỉ được hưởng mức thủy lợi phí
    như các vùng bơm một cấp. Từ đó dẫn tới mức miễn không đủ bù đắp cho các chi phí
    bơm tưới tiêu đối với các vùng diện tích được tưới từ 2 bậc trở lên.
    Từ những bất cập trên của Nghị định 115/2008/NĐ-CP, Chính phủ đã ban hành
    nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị
    định 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ và thay thế Nghị định
    115/2008/NĐ-CP. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị định 67/2012/NĐ-CP vẫn
    còn tồn tại một số vấn đề cả về nội dung chính sách miễn giảm TLP và tác động tiêu
    cực của chính sách này đối với hiệu quả khai thác CTTL.
    Về tác động của chính sách miễn giảm TLP, bên cạnh những mặt tích cực còn
    nổi lên nhiều vấn đề quan trọng đó là ảnh hưởng đến ý thức sử dụng nước tiết kiệm
    của hộ dùng nước, hiệu quả quản lý của các công ty thủy nông, ảnh hưởng đến nguồn
    ngân sách cấp bù của nhà nước, mối liên hệ giữa công ty thủy nông với hộ dùng
    nước . Khi thực thi chính sách miễn giảm TLP, hiểu theo nghĩa giản đơn đó là công ty
    thủy nông không phải thu TLP của hộ dùng nước mà được chính phủ trả thay thông
    qua việc ngân sách cấp bù. Theo đánh giá của các nhà khoa học, nhà quản lý nhà nước
    về thủy lợi cũng như trong quá trình điều tra của NCS thì có nhiều quan điểm đánh giá
    rằng CLDV tưới chưa được đảm bảo. Theo chiều ngược lại các chuyên gia và các công
    ty thủy nông thì lại cho rằng hộ dùng nước sử dụng dịch vụ tưới không phải trả phí ảnh
    hưởng không tốt đến ý thức sử dụng nước tiết kiệm, ý thức tham gia quản lý và bảo vệ
    CTTL. xi

    Những yếu tố về CLDV và Ý thức của hộ dùng nước đã và đang ảnh hưởng đến
    hiệu quả tưới của CTTL. Đã có nhiều nghiên cứu liên quan về vấn đề hiệu quả tưới
    đến các yếu tố trên nhưng mới chỉ dừng lại ở mức đánh giá định tính trong điều kiện
    miễn giảm TLP. Vì vậy cần thiết phải có những nghiên cứu đánh giá đầy đủ (định tính,
    định lượng và đa chiều) về CLDV tưới của các công ty thủy nông và ý thức của hộ
    dùng nước khi thực thi chính sách miễn giảm TLP. Đó là cơ sở để đề xuất các biện
    pháp nâng cao hiệu quả tưới trong điều kiện miễn giảm TLP theo hướng tiếp cận mới
    về CLDV và ý thức của hộ dùng nước. Nghiên cứu này phù hợp với cách tiếp cận theo
    quản lý định hướng dịch vụ mà ngành thủy lợi Việt Nam đang hướng tới đã đề cập
    trong mục tiêu tổng quát của Đề án nâng cao hiệu quả khai thác CTTL hiện có ban
    hành theo QĐ 784/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/04/2014 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.
    Do đó, đề tài: “Nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý tưới trong
    điều kiện miễn giảm thủy lợi phí vùng Đồng bằng sông Hồng” là hết sức cần thiết,
    mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    (i) Nghiên cứu tác động của chính sách TLP đến các đối tượng hưởng lợi, hiệu
    quả sử dụng nước, năng suất cây trồng, kinh phí nhà nước;
    (ii) Đánh giá CLDV tưới nông nghiệp;
    (iii) Đánh giá SHL của nhà quản lý thuỷ lợi về ý thức sử dụng nước và bảo vệ
    CTTL của hộ dùng nước khi không phải trả phí;
    (iv) Đề xuất, kiến nghị các biện pháp nâng cao hiệu quả tưới phục vụ sản xuất
    nông nghiệp một cách phù hợp trong điều kiện thực tế quản lý khai thác CTTL của
    vùng ĐBSH.
    3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    + Chính sách thuỷ lợi phí của Việt Nam (với các đối tượng, phạm vi miễn TLP
    theo Nghị định 67/2012/ NĐ-CP cho sản xuất nông nghiệp); + Sản phẩm dịch vụ tưới nông nghiệp của các đơn vị cung cấp dịch vụ tưới;
    + Các bên liên quan đến hoạt động quản lý khai thác và bảo vệ CTTL.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Các nghiên cứu khảo sát tiến hành tại vùng ĐBSH cụ thể như sau:
    + CLDV tưới và SHL của nhà quản lý thuỷ lợi thực hiện tại 11 tỉnh, thành phố
    vùng ĐBSH: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Bắc
    Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh;
    + Nghiên cứu hiệu quả sử dụng nước trước và sau khi miễn giảm TLP trong
    thời gian 5 năm được thực hiện tại các tỉnh Bắc Ninh, Nam Định và thành phố Hà Nội;
    + Các số liệu phân tích, so sánh về năng suất, tài chính tại vùng ĐBSH trong 10
    năm gần đây;
    + Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý TLP và đánh giá CLDV tưới
    trực tuyến áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Sơ đồ tiếp cận nghiên cứu được thể hiện ở hình 1.
     
Đang tải...