Luận Văn Nghiên cứu buồng trứng và khả năng sinh sản của các dòng tôm sú gia hóa

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN NUÔI TRỒNG TS
    MỤC LỤC
    Lời cảm ơn 4
    Mở đầu 5
    PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1. Đăc điểm sinh học và sinh thái của tôm su 7
    1.1. Phân loại 7
    1.2. Đặc điểm phân bố 7
    1.3. Đặc điểm hình thái cấu tạo 8
    1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 9
    1.5. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển 11
    1.6. Đặc điểm sinh sản 16
    1.7. Đặc điểm lột xác 21
    1.8. Khả năng thích nghi với các điều kiện thủy lý, thủy hóa 22
    2. Bệnh và cách phòng trị 24
    2.1. Bệnh virus đốm trắng ở tôm he (White spot Baculovirus- WSBV) 24
    2.2. Bệnh Monodon Type baculovirus (MBV) ở tôm he 28
    2.3. Bệnh nấm ấu trùng ở giáp xác 34
    3. Sơ lược về lịch sử sản xuất giống tôm sú 37
    3.1. Trên thế giới 37
    3.2. Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam 38
    3.3. Tình hình dịch bệnh và những nghiên cứu tạo ra nguồn tôm giống sạch bệnh. 39
    4. Tình hình nghiên cứu về tôm sú gia hóa 41
    4.1. Tình hình nghiên cứu về tôm sú gia hóa trên thế giới 41
    4.2. Tình hình nghiên cứu về tôm sú gia hóa ở Việt Nam 44
    PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 49
    2. Điều kiện tự nhiên và khí hậu Vũng Tàu 49
    3. Đối tượng nghiên cứu 49
    4. Nội dung nghiên cứu 50
    5. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 51
    6. Phương pháp nghiên cứu 51
    7. Phương pháp thu thập số liệu 52
    7.1. Xác định các yếu tố môi trường 52
    7.2. Xác định các yếu tố sinh học 52
    8. Dụng cụ sử dụng trong nghiên cúu 53
    9. Phương pháp sử lý số liệu 54
    PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
    1. Biến động các yếu tố môi trường trong các bể thí nghiệm 55
    1.1. Nhiệt độ 55
    1.2. PH 56
    2. Buồng trứng 57
    3. Khả năng sinh sản của các dòng tôm sú gia hóa 61
    3.1. Sức sinh sản (sức sinh sản tuyệt đối) 61
    3.2. Sức sinh sản tương đối 66
    3.3. Sức sinh sản thực tế 67
    3.4. Tỷ lệ thụ tinh 69
    3.5. Tỷ lệ nở 71
    PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
    1. Kết luận 74
    2. Đề xuất ý kiến 74
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
    Phụ lục hình ảnh 78
    Phụ lục kết quả đo môi trường 83
    MỞ ĐẦU
    Tôm sú là mặt hàng phổ biến ở tất cả các chợ, là món ăn ưa thích của nhiều người và có mặt trong nhiều bữa cơm gia đình. Trong các nhà hàng, trung tâm tiệc cưới, resort, khu du lịch, quán nhậu, quán ăn, tôm sú là món ăn sang trọng và doanh số tiêu thụ lớn.
    Kể như trên thì tôm sú là sản phẩm bán chạy, chiếm thị phần lớn trên thị trường. tuy nhiên vấn đề ở đây là làm thế nào để có đủ lượng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Để có thể nuôi tôm thương phẩm thành công thì phải kể đến nguồn giống. Vì nếu không có giống thì không thể nuôi thành tôm thương phẩm để bán. Nguồn tôm giống có 2 xuất sứ chính là nguồn tôm giống tự nhiên và nhân tạo.
    Nguồn tôm giống tự nhiên luôn là một dấu hỏi lớn về số lượng, chất lượng, bệnh và nhiều thứ liên quan. Bởi vì không ai dám chắc nguồn gốc do khó phân biệt giống loài khi tôm còn nhỏ, kích cỡ không đồng đều, mầm bệnh không được kiểm soát, số lượng không ổn định và tất nhiên với những điều kể trên thì tôm giống tự nhiên khó đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật để áp dụng nuôi công nghiệp quy mô lớn, có chăng cũng chỉ có thể nuôi với quy mô nhỏ hộ gia đình.
    Với quy trình sinh sản nhân tạo thì lượng tôm giống có thể được đáp ứng hàng ngày với số lượng ổn định, nguồn gốc rõ ràng và sự đồng đều về kích thước cũng như được kiểm soát tối đa về dịch bệnh. Cho nên nguồn giống nhân tạo là lựa chọn hàng đầu cho các quy mô nuôi công nghiệp. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là làm thế nào để xác định được nguồn gốc tôm mẹ nào tốt nhất để cho tham gia sinh sản mang lại hiệu quả cao nhất và cho ra đời đàn tôm giống chất lượng cao nhất. Với ý nghĩa thực tiễn đó được sự đồng ý của nhà trường, khoa Thủy Sản và sự tạo điều kiện của cơ sở thực tập tôi đã chọn đề tài “ Nghiên cứu buồng trứng và khả năng sinh sản của các dòng tôm sú gia hóa ” làm đề tài thực tập cuối khóa.
    Mục tiêu:
    + Tìm hiểu quy trình sinh sản nhân tạo tôm sú
    + Bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học
    + Đánh giá sức sinh sản để chọn lọc dòng tôm bố mẹ có nguồn gốc tốt nhất cho tham gia sinh sản tạo đàn giống chất lượng cao và hiệu quả kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...