Tiến Sĩ Nghiên cứu bón phân cho ngô lai trung ngày trên đất xám bạc màu miền Bắc Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2 Mục đích của đề tài 2
    1.3 Những đóng góp mới của đề tài 2
    1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
    PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    2.1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam 4
    2.1.1 Đặc điểm của cây ngô 4
    2.1.2 Tình sản xuất ngô trên thế giới 7
    2.1.3 Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 9
    2.1.4 Những tồn tại trong sản xuất ngô ở Việt Nam 10
    2.2 Nghiên cứu bón phân cho ngô trên thế giới và ở Việt Nam 11
    2.2.1 Vai trò của dinh dưỡng khoáng và bón phân cân đối, hợp lý trong trồng trọt 11
    2.2.2 Nghiên cứu bón phân cho ngô ở trong và ngoài nước 18
    2.3 Mối quan hệ giữa mật độ và khoảng cách trồng với sử dụng phân bón
    trong trồng ngô 22
    2.3.1 Nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng ngô trong và ngoài nước 22
    2.3.2 Mối quan hệ giữa giống, mật độ và sử dụng phân bón trong trồng ngô 27
    2.4 Đất xám bạc màu và các đặc điểm liên quan tới sử dụng phân bón 29
    2.4.1 Đặc điểm chung về đất xám bạc màu 29
    2.4.2 Đặc điểm độ phì nhiêu đất xám bạc màu 31
    PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
    3.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 33
    3.2 Nội dung nghiên cứu 33
    3.2.1 Nghiên cứu khả năng tăng mật độ trồng ngô lai trung ngày hợp lý bằng
    giảm khoảng cách hàng 33
    3.2.2 Nghiên cứu xác định lượng N, P, K thích hợp cho ngô lai trung ngày,
    trồng dày hợp lý trên đất xám bạc màu 34
    3.3 Phương pháp nghiên cứu 34
    3.3.1 Thí nghiệm 1: Xác định khả năng tăng mật độ trồng ngô lai trung ngày
    hợp lý trên đất xám bạc màu bằng giảm khoảng cách hàng 34
    3.3.2 Thí nghiệm 2: Xác định lượng N, P, K thích hợp trong thâm canh ngô lai
    trung ngày trên đất xám bạc màu ở mật độ dày hợp lý 36
    3.4 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 38
    3.5 Phương pháp phân tích 40
    3.6 Phương pháp xử lý số liệu 42
    PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
    4.1 Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng tới nghiên cứu 43
    4.1.1 Tính chất đất vùng nghiên cứu 43
    4.1.2 Điều kiện khí hậu thời tiết vùng nghiên cứu 43
    4.2 Xác định mật độ dày hợp lý khi giảm khoảng cách hàng trong trồng ngô
    lai trung ngày trên đất xám bạc màu 46
    4.2.1 Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách hàng trồng đến sinh trưởng, phát
    triển của cây ngô 46
    4.2.2 Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách hàng đến tình trạng sâu, bệnh hại ngô 49
    4.2.3 Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách hàng trồng đến các yếu tố cấu thành
    năng suất và năng suất ngô. 50
    4.2.4 Ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách hàng trồng đến việc hấp thu các
    chất dinh dưỡng chính của cây ngô 53
    4.2.5 Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách hàng đến hiệu quả kinh tế 57
    4.3 Xác định lượng n, p, k bón thích hợp cho thâm canh ngô lai trung ngày ở
    mật độ và khoảng cách trồng dày hợp lý trên đất xám bạc màu 59
    4.3.1 Xác định lượng N, P, K bón thích hợp cho thâm canh ngô lai trung ngày
    bằng tăng N,P, K bón theo cùng tỷ lệ 59
    4.3.2 Xác định lượng N, P, K bón hợp lý trong thâm canh ngô lai trung ngày ở
    mật độ dày hợp lý trên đất xám bạc màu bằng tăng từng lượng N, P, K bón 75
    PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 95
    5.1 Kết luận 95
    5.2 Đề nghị 95
    Danh mục công trình đã công bố 97
    Tài liệu tham khảo 98
    Phụ lục 105
    PHẦN 1. MỞ ĐẦU
    1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Ngô là một loại ngũ cốc quan trọng trên thế giới, đứng thứ ba sau lúa mỳ
    và lúa gạo. Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực có vị trí thứ 2 (sau lúa), là cây
    trồng hàng hóa quan trọng ở các vùng sinh thái. Do cây ngô có khả năng chịu
    hạn, không kén đất, có thể trồng được nhiều vụ trong năm. Ngoài tác dụng làm
    lương thực, nhất là tại vùng cao, ngô được dùng chủ yếu làm nguyên liệu cho chế
    biến thức ăn chăn nuôi và nhiên liệu sinh học. Việt Nam có điều kiện phù hợp
    cho phát triển ngô qui mô lớn tại hầu hết các vùng sinh thái, nhất là tại miền núi
    phía Bắc, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Nhu cầu ngô hạt cho chế biến thức ăn
    chăn nuôi để thay thế nhập khẩu ngày càng lớn, năm 2013 nước ta phải nhập
    khẩu 1,9 triệu tấn ngô hạt trong tổng số trên 9,0 triệu tấn nguyên liệu cho sản
    xuất thức ăn chăn nuôi có trị giá trên 4 tỉ USD (Lê Nghĩa và Hữu Vinh, 2014).
    Theo dự đoán nhu cầu ngô thế giới sẽ là 852 triệu tấn vào năm 2020
    (International Food Policy Research Institute - IFPRI, 2003), tăng 45% so với
    năm 1997, riêng với khu vực Đông Nam Á nhu cầu tăng 70% so với năm 1997
    (International Maize and Wheat Improvement Center - CIMMYT, 2008). Nhu
    cầu ngô của toàn thế giới tập trung trên 80% ở các nước đang phát triển và chỉ
    khoảng 10% từ các nước công nghiệp. Các nước đang phát triển sẽ phải tự đáp
    ứng nhu cầu của mình trên diện tích ngô hầu như không tăng (James, 2010).
    Chính vì vậy, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trương tăng cường
    sản xuất ngô tại vùng đồng bằng, thay thế một phần diện tích lúa kém hiệu quả



    tại đồng bằng sông Cửu Long và tăng vụ đông tại đồng bằng sông Hồng. Đồng
    thời phát triển giống mới, cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất tại các vùng sản
    xuất ngô truyền thống.
    Ngành sản xuất ngô đã có từ lâu ở nước ta và thực sự có những bước tiến
    nhảy vọt từ đầu những năm 1990, gắn liền với việc mở rộng diện tích trồng giống
    lai và các nghiên cứu hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác. Trong đó có
    việc xác định mức bón NPK cân đối trên cơ sở mật độ 5,0 - 5,5 vạn cây/ha với
    khoảng cách hàng rộng (70 cm) cho các giống ngô lai. Năng suất ngô trung bình
    của Việt Nam tuy đã tăng liên tục trong 20 năm gần đây, nhưng cho đến năm
    2013 mới đạt 4,45 tấn/ha, bằng 86,9% năng suất trung bình của thế giới, thấp hơn
    rất nhiều so với các nước phát triển (8 - 10 tấn/ha) (Tổng cục Thống kê, 2013; Bộ
    Nông nghiệp và PTNT, 2013b). Chính vì năng suất thấp nên giá thành ngô hạt ở
    Việt Nam còn cao chưa cạnh tranh được với giá ngô thế giới.
    Để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngô hạt trong nước ngày càng tăng cho phát
    triển chăn nuôi, nhiên liệu sinh học, ngoài việc quan tâm bổ sung các giống ngô
    lai có tiềm năng năng suất cao, đặc biệt nhóm ngô lai trung ngày có thời gian
    sinh trưởng hợp lý cho việc thâm canh tăng vụ ở các vùng sinh thái. Rất cần
    nghiên cứu áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, trong đó
    áp dụng mật độ và khoảng cách trồng dày hợp lý và tăng lượng phân bón cân đối
    là rất cần thiết.
    Hiện tại, diện tích trồng các giống ngô lai trung ngày chiếm trên 70% diện
    tích sản xuất ngô của Việt Nam, trong đó các giống chủ lực (tiêu thụ 700 - 1.600
    tấn/năm) như: DK 9901, DK 9955, NK 7328, NK 4300, C.P. A88, C.P.333 .
    Đất xám bạc màu là đất có độ phì nhiêu tự nhiên thấp nhưng có diện tích
    và có tiềm năng trồng ngô lớn ở miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, sản xuất ngô ở
    đây cũng còn nhiều tồn tại về mật độ, phân bón để phát huy tiềm năng của giống.
    Vì vậy, để đảm bảo phát triển sản xuất ngô bền vững trên đất xám bạc màu từ
    thực tiễn sản xuất ngô nêu trên rất cần thiết nghiên cứu bón phân cho ngô lai
    trung ngày trên đất xám bạc màu miền Bắc Việt Nam.
    1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
    - Xác định mật độ dày thích hợp, khi giảm khoảng cách hàng trồng, tạo
    khả năng tăng sử dụng phân bón trong thâm canh ngô lai trung ngày trên đất xám
    bạc màu.
    - Xác định lượng phân N, P, K thích hợp cho thâm canh ngô lai trung ngày
    ở mật độ và khoảng cách hàng dày hợp lý trên đất xám bạc màu.
     
Đang tải...