Đồ Án Nghiên cứu bộ biến đổi công suất Simovert Masterdrives của Siemens

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/7/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong những năm gần đây khoa học kĩ thuật và công nghệ phát triển rất
    mạnh mẽ, lĩnh vực Điện - Điện tử cũng không nằm ngoài trào lưu đó. Chính
    khả năng phát triển mạnh mẽ như vậy đã làm nên quá trình chuyển biến sâu
    sắc cả về lý thuyết lẫn thực tiễn trong đời sống khoa học kĩ thuật và công
    nghệ.
    Điều này trước hết phải kể đến sự ra đời ngày càng hoàn thiện của các
    bộ biến đổi công suất. Với kích thước nhỏ gọn, tác động nhanh, cao, dễ dàng
    ghép nối với các mạch dùng vi điện tử, vi xử lý hoặc máy tính. Các hệ truyền
    động điện tự động ngày nay thường sử dụng theo nguyên tắc điều khiển mạch
    vòng nối cấp, các mạch điều khiển thích nghi hay nguyên tắc điều khiển vectơ
    cho động cơ xoay chiều. Phần lớn các mạch điều khiển này dùng các bộ biến
    tầnvới chương trình phần mềm linh hoạt, dễ dàng thay đổi cấu trúc tham số
    hoặc luật điều khiển. Vì vậy nó làm tăng độ tác động nhanh và độ chính xác
    cao cho hệ truyền động. Chính vì lý do này mà việc chế tạo chuẩn hóa các hệ
    thống truyền động hiện đại có nhiều đặc tính làm việc khác nhau, dễ dàng đáp
    ứng theo yêu cầu của nhà sản xuất.
    Để giải quyết các vấn đề trên và hiểu rõ hơn về các bộ biến tần em đã
    hoàn thành cuốn đồ án với đề tài: “Nghiên cứu bộ biến đổi công suất
    Simovert Masterdrives của Siemens
    ” với sự hướng dẫn của thầy giáo - Thạc
    sĩ Đặng Hồng Hải
    Nội dung của đồ án gồm 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về các bộ biến đổi công suất
    Chương 2: Nghiên cứu bộ biến đổi công suất Simovert MasterDrives
    Chương 3: Điều khiển động cơ không đồng bộ
    1


    Chương 1
    TỔNG QUAN VỀ CÁC BỘ BIẾN ĐỔI CÔNG SUẤT
    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Điện tử công suất là công nghệ biến đổi điện năng từ dạng này sang
    dạng khác trong đó các phần tử bán dẫn công suất đóng vai trò trung tâm.
    Bộ biến đổi điện tử công suất còn được gọi là bộ biến đổi tĩnh (static
    converter) để phân biệt với các máy điện truyền thống (electric machine) biến
    đổi điện dựa trên nguyên tắc biến đổi điện từ trường.
    Theo nghĩa rộng, nhiệm vụ của điện tử công suất là xử lý và điều khiển
    dòng năng lượng điện bằng cách cung cấp điện áp và dòng điện ở dạng thích
    hợp cho các tải. Tải sẽ quyết định các thông số về điện áp, dòng điện, tần số,
    và số pha tại ngõ ra của bộ biến đổi. Thông thường, một bộ điều khiển có hồi
    tiếp sẽ theo dõi ngõ ra của bộ biến đổi và cực tiểu hóa sai lệch giữa giá trị
    thực của ngõ ra và giá trị mong muốn (hay giá trị đặt).
    Trong các bộ biến đổi các phần tử bán dẫn công suất được sử dụng như
    những khóa bán dẫn, còn gọi là van bán dẫn, khi mở dẫn dòng thì nối tải vào
    nguồn, khi khóa thì không cho dòng điện chạy qua. Khác với các phần tử có
    tiếp điểm, các van bán dẫn thực hiện đóng cắt dòng điện mà không gây nên
    tia lửa điện,không bị mài mòn theo thời gian.Tuy có thể đóng ngắt các dòng
    điện lớn nhưng các phần tử bán dẫn công suất lại được điều khiển bởi các tín
    hiệu điện công suất nhỏ, tạo bởi các mạch điện tử công suất nhỏ. Quy luật nối
    tải vào nguồn phụ thuộc vào các sơ đồ của bộ biến đổi và phụ thuộc vào cách
    thức điều khiển các van trong bộ biến đổi. Như vậy quá trình biến đổi năng
    lượng được thực hiện với hiệu suất cao vì tổn thất trong bộ biến đổi chỉ là tổn
    thất trên các khóa điện tử, không đáng kể so với công suất điện cần biến
    đổi.Không những đạt được hiệu suất cao mà các bộ biến đổi còn có khả năng
    cung cấp cho phụ tải nguồn năng lượng với các đặc tính theo yêu cầu, đáp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...