Nghiên cứu biên soạn sách "Môi trường với cuộc sống của chúng ta" dành cho học sinh lớp 8

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung về đề tài

    Mã số: B2009-37-60MT (Nhiệm vụ cấp Bộ về Môi trường)
    Chủ nhiệm đề tài: TS. Dương Quang Ngọc
    Các thành viên tham gia: TS. Cao Thị Thặng
    TS. Phạm Thu Phương
    ThS. Nguyễn Thị Hải
    Thời gian bắt đầu / kết thúc: tháng 04 năm 2008 / tháng 04 năm 2010

    2. Tính cấp thiết của đề tài

    Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI với sự bùng nổ của nền kinh tế tri thức, khoa học và công nghệ, đi kèm với nó là sự thay đổi trong nếp sống và phong cách tư duy.

    Ở Việt Nam, chất lượng MT cũng đang bị giảm sút nghiêm trọng. Trước tình hình đó, Chính phủ, Bộ Chính trị và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chỉ đạo: 1/ Quyết định 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Đưa các nội dung GDBVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân”; 2/ Quyết định 256/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ MT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; 3/ Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15/11/2004 về “Bảo vệ MT trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Với phương châm “lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với MT là chính”, Nghị quyết coi tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT là giải pháp số 1 trong 7 giải pháp BVMT ở nước ta và đã quyết định: “Đưa nội dung GDBVMT vào chương trình, SGK của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng và tiến tới hình thành môn học chính khóa đối với cấp học phổ thông”; 4/ Luật bảo vệ MT ban hành ngày 12/12/2005, Điều 107 qui định về GDBVMT và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ MT; 5/ Chỉ thị số 02/205/CT-BGD&ĐT, ngày 31/01/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ MT trong nhà trường”; 6/ Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.

    Trong những năm qua, GDBVMT đã được triển khai ở các bậc học từ mầm non đến đại học. Một số đề tài, dự án đã biên soạn tài liệu hướng dẫn giáo viên dạy GDBVMT trong chương trình giáo dục phổ thông. Đã có những tài liệu hướng dẫn giáo viên tích hợp GDBVMT vào một số môn học ở các cấp học phổ thông, có một số giáo trình, tài liệu tham khảo về MT dành cho các trường sư phạm như: Khoa học MT và giáo dục bảo vệ MT, . Nhiều khoá tập huấn và đào tạo giáo viên, giảng viên đã được thực hiện. Song tất cả các hoạt động, các tài liệu này mới chỉ dành riêng cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Học sinh, đối tượng chính của GDBVMT lại chưa chính thức nhận được tài liệu hỗ trợ. Do đó, việc biên soạn tài liệu tham khảo dành cho học sinh về GDBVMT gắn với nội dung giáo dục của nhà trường phổ thông là rất cần thiết.

    Với HS THCS, nhất là học sinh lớp 8 bắt đầu thời kì phát triển về thể chất cũng như tâm sinh lí, đồng thời cũng là nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Tuy nhiên, HS THCS hiện nay chưa có tài liệu về GDBVMT dành riêng cho các em. Do vậy, việc biên soạn một cuốn tài liệu về GDBVMT cho các em là một việc làm cần thiết và cấp bách.

    Cuốn tài liệu ra đời sẽ giúp các em hiểu sâu sắc hơn về MT, về những hiểm họa của ô nhiễm MT đối với cuộc sống, về trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ MT.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    - Hỗ trợ học sinh về mặt nội dung và phương pháp trong quá trình học tập GDBVMT qua các môn học, hoạt động giáo dục.

    - Giúp học sinh thấy được sự cần thiết của việc hiểu biết về MT, bảo vệ MT, tạo cho học sinh niềm vui trong học tập.

    - Tạo cho học sinh tâm thế sẵn sàng tham gia vào các hoạt động bảo vệ MT và rèn một số kỹ năng bảo vệ MT.

    4. Nội dung nghiên cứu

    Nhiệm vụ tiến hành nghiên cứu các nội dung về MT và giáo dục bảo vệ MT phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, chương trình học của học sinh lớp 8; đồng thời cũng phản ánh được những vấn đề MT nóng bỏng trong thực tế cần tìm hiểu và giải quyết. Do vậy, những nội dung nghiên cứu của nhiệm vụ được thể hiện trong cuốn sách với cấu trúc và các nội dung như sau:

    Bài 1. Tài nguyên biển Việt Nam
    Bài 2. Tài nguyên sinh vật Việt Nam
    Bài 3. Tài nguyên khoáng sản Việt Nam
    Bài 4. Năng lượng và sử dụng năng lượng
    Bài 5. Rừng ngập mặn
    Bài 6. Ô nhiễm môi trường với sức khỏe con người
    Bài 7. An toàn thực phẩm với sức khỏe con người
    Bài 8. Hướng tới một thế giới ít CO2
    Bài 9. Tác động của sự nóng lên toàn cầu
    Bài 10. Ô nhiễm môi trường làng nghề
    Bài 11. Đạo đức môi trường

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Nhiệm vụ nghiên cứu biên soạn tài liệu về giáo dục bảo vệ MT chủ yếu dành cho học sinh lớp 8 để tham khảo và bổ trợ trong quá trình học tập về bảo vệ MT.

    Ngoài ra, giáo viên cũng có thể sử dụng tài liệu này để hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ MT trong nhà trường và trong bộ môn mình phụ trách.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: 1/ Phương pháp hồi cứu tư liệu; 2/ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn; 3/ Phương pháp chuyên gia; 4/ Phương pháp mô hình hóa; 5/ Phương pháp thử nghiệm; 6/ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 phần

    Phần 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc biên soạn sách
    1.1. Hiện trạng môi trường
    1.2. Một số đặc trưng cơ bản của lứa tuổi học sinh lớp 8 (14 tuổi)
    1.3. Thực trạng và nhu cầu về sách giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 8
    1.4. Nguyên tắc lựa chọn và xây dựng nội dung sách

    Phần 2. Tổ chức biên soạn sách
    2.1. Đội ngũ biên soạn
    2.2. Quán triệt mục đích, nội dung và phương pháp biên soạn sách
    2.3. Qui trình biên soạn
    2.4. Hình thức và nội dung của sách

    Phần 3. Tổ chức lấy ý kiến góp ý cho sách
    3.1. Số trường, số học sinh và giáo viên được hỏi ý kiến
    3.2. Qui trình lấy ý kiến
    3.3. Kết quả lấy ý kiến góp ý tài liệu
    3.4. Những nhận xét rút ra từ việc lấy ý kiến

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Bộ sách “Môi trường với cuộc sống của chúng ta” dành cho học sinh các trường phổ thông, trong đó cuốn dành cho học sinh lớp 8 có thể được sử dụng rộng rãi làm tài liệu tham khảo, sách đọc thêm bổ ích và lý thú đối với học sinh. Giáo viên, sinh viên các trường sư phạm trong cả nước có thể sử dụng sách như nguồn tư liệu hỗ trợ cho việc chuẩn bị bài lên lớp, làm phong phú thêm bài giảng.

    Củng cố, mở rộng nhận thức, hiểu biết và khả năng BVMT cho học sinh đóng góp phần quyết định cho việc tăng cường ý thức và kĩ năng bảo vệ MT cuả học sinh THCS, tạo cho các em những giá trị cơ bản, giá trị bền vững trong công cuộc bảo vệ MT, phát triển kinh tế, phát triển bền vững đất nước.

    GDBVMT tạo sự chuyển biến về thái độ và hành vi ứng xử thân thiện của học sinh đối với MT.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Kết luận

    Nhiệm vụ đã phân tích được nhu cầu, sự cần thiết phải biên soạn tài liệu tham khảo về BVMT cho học sinh lớp 8; đã xây dựng nguyên tắc biên soạn tài liệu và xác định mục đích biên soạn tài liệu tham khảo cho học sinh lớp 8.

    Cuốn tài liệu “Môi trường với cuộc sống của chúng ta” dành cho HS lớp 8 được thiết kế theo hướng tạo điều kiện tích cực hóa hoạt động của HS, với phương châm tạo điều kiện để người học hoạt động chủ động, tích cực và gắn với thực tiễn cuộc sống thông qua các câu hỏi, hoạt động khám phá và liên hệ với thực tiễn cuộc sống.
    Cuốn tài liệu “Môi trường với cuộc sống của chúng ta” dành cho học sinh lớp 8 đáp ứng được các yêu cầu về mặt khoa học, bố cục và thẩm mỹ; góp phần cung cấp nguồn tư liệu để HS cũng như GV có điều kiện tham khảo và hỗ trợ trong quá trình dạy và học về BVMT.

    Cuốn tài liệu “Môi trường với cuộc sống của chúng ta” dành cho học sinh lớp 8 đáp ứng được nhu cầu hiểu biết của HS trong học tập và của GV trong dạy học làm tài liệu tham khảo khi dạy đến những nội dung có liên quan.

    Khuyến nghị

    Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có văn bản hướng dẫn, Nhà xuất bản tạo điều kiện để sau khi nghiệm thu cấp Bộ tài liệu sẽ được in thành sách tham khảo phục vụ cho HS và GV dạy và học về MT và BVMT.

    Từ khóa: 1/ Giáo dục môi trường; 2/ Giáo dục THCS, 3/ Biên soạn chương trình và sách giáo khoa.

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...