Nghiên cứu biên soạn sách "Môi trường với cuộc sống của chúng ta" dành cho học sinh lớp 4

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
     Mã số: B2008-37-36MT

    THÔNG TIN CHUNG

    Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Tuyết Nga
    Đơn vị công tác: Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Phổ thông, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
    Thư điện tử: Điện thoại: 04 39427747
    Thư ký đề tài: ThS. Phan Thanh Hà; Thành viên: PGS.TS. Nguyễn Thị Hạnh; PGS.TS. Nguyễn Thị Thấn; ThS. Bạch Ngọc Diệp.
    Thời gian thực hiện: Từ 08/2008 đến 08/2009.

    Mục tiêu nghiên cứu

    Hỗ trợ học sinh lớp 4 đạt mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường tiểu học.

    Nội dung nghiên cứu

    - Xây dựng các nguyên tắc biên soạn tài liệu;
    - Rà soát chương trình giáo dục, sách giáo khoa, chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) của một số môn ở tiểu học để lựa chọn nội dung, mức độ tích hợp GDBVMT của lớp 4;
    - Xây dựng cấu trúc tài liệu;
    - Triển khai biên soạn tài liệu gồm 5 chương.

    Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu lí luận và thực tiễn; Phương pháp hồi cứu tư liệu; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp điều tra khảo sát.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    1/ Về lí luận

    Một số khái niệm cơ bản:

    Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật;

    Khoa học môi trường ra đời có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề môi trường nảy sinh trong quá tình phát triển kinh tế xã hội của con người. Trong đó, chủ yếu là tìm ra các giải pháp để giải quyết và điều hòa tốt nhất các mâu thuẫn nảy sinh giữa môi trường và sự phát triển kinh tế xã hôi. Khoa học môi trường (KHMT) là một khoa học mang tính liên ngành và đa ngành;

    Bảo vệ môi trường là khái niệm rộng hơn khái niệm bảo vệ thiên nhiên bởi vì trong khái niệm môi trường có cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Do đó, bảo vệ môi trường ngày nay mang nội dung mới, mở rộng hơn, phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn thế giới (như: Sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên, cải tạo phục hồi các nguồn tài nguyên đã bị cạn kiệt, chống ô nhiễm và suy thoái môi trường, bảo vệ tính đa dang sinh học và vốn gen di truyền quý hiếm, nghiên cứu cách phòng chống và dự báo các sự cố môi trường);

    Giáo dục môi trường là một quá trình hình thành những nhận thức, hiểu biết về mối quan hệ qua lại giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội bao quanh con người. Hơn nữa, GDMT cũng đòi hỏi hình thành ở người học khả năng quyết định và những hành động có liên quan tới chất lượng môi trường.

    Hiện trạng môi trường Việt Nam được đề cập đến với những nội dung cụ thể về: 1/ Môi trường đất; 2/ Môi trường rừng; 3/ Môi trường nước; 4/ Môi trường không khí; 5/ Suy giảm đa dạng sinh học; 6/ Ô nhiễm môi trường do việc xử lí chất thải chưa đảm bảo.

    Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường tiểu học và nhu cầu tài liệu tham khảo về GDBVMT của học sinh tiểu học: Tìm hiểu thực tế qua cuộc khảo sát, đánh giá kết quả đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và đặc biệt là các đợt tập huấn về GDBVMT, cho thấy giáo viên và học sinh có nhu cầu rất lớn đối với loại tài liệu tham khảo về GDBVMT, nhất là đối với học sinh.

    Đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh tiểu học có thể chi phối đến quá trình học tập, đọc sách về GDBVMT bao gồm: 1/ Tri giác; 2/ Khả năng chú ý; 3/ Trí nhớ; 4/ Tưởng tượng; 5/ Tư duy của học sinh tiểu học.

    Nguyên tắc xây dựng tài liệu tham khảo: 1/ Đảm bảo góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục (có một số kiến thức cơ bản, thiết thực về môi trường; Từng bước phát triển những tình cảm và thái độ; Bước đầu hình thành và rèn luyện các kĩ năng, hành vi); 2/ Gắn nội dung GDBVMT với nội dung chương trình giáo dục các môn học/các hoạt động giáo dục; 3/ Đảm bảo phương pháp trình bày phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí và sự phát triển của đối tượng học sinh lớp 4; 4/ Chú trọng các vấn đề thực hành; 5/ Chú trọng những tình huống GDBVMT tác động đến đạo đức môi trường của học sinh.

    2/ Về thực tiễn

    Dựa trên cơ sở những nội dung GDBVMT được tích hợp vào các chương , bài trong chương trình và SGK lớp 4 để xây dựng nội dung của tài liệu tham khảo:







    STT<o:p></o:p>


    Môn học<o:p></o:p>


    Chủ đề/Chương<o:p></o:p>


    Bài<o:p></o:p>




    1<o:p></o:p>


    Khoa học<o:p></o:p>


    Con người và sức khỏe<o:p></o:p>


    Bài 1. Con người cần gì để sống?<o:p></o:p>
    Bài 2. Trao đổi chất ở người<o:p></o:p>
    Bải 3. Trao đổi chất ở người (tiếp theo)<o:p></o:p>




    Vật chất và năng lượng<o:p></o:p>


    Bài 24. Vật chất và năng lượng<o:p></o:p>
    Bài 25. Nước bị ô nhiễm<o:p></o:p>
    Bài 26. Nguyên nhân làm nước bị ô nhiểm<o:p></o:p>
    Bài 27. Một số cách làm sạch nước<o:p></o:p>
    Bài 28. Bảo vệ nguồn nước<o:p></o:p>
    Bài 29. Tiết kiệm nước<o:p></o:p>
    Bài 32. Không khí gồm những thành phần nào?<o:p></o:p>
    Bài 39. Không khí bị ô nhiễm<o:p></o:p>
    Bài 40. Bảo vệ bầu không khí trong sạch<o:p></o:p>
    Bài 44. Âm thanh trong cuộc sống<o:p></o:p>




     


     


    Thực vật và động vật<o:p></o:p>


    Bài 57. Thực vật cần gì để sống<o:p></o:p>
    Bài 61. Trao đổi chất ở thực vật<o:p></o:p>
    Bài 63. Động vật cần gì để sống<o:p></o:p>
    Bài 64. Trao đổi chất ở động vật<o:p></o:p>
    Bài 66. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên<o:p></o:p>
    Bài 67. Thực hành<o:p></o:p>




    2<o:p></o:p>


    Lịch sử và Địa lí<o:p></o:p>


    Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền núi và trung du<o:p></o:p>


    Bài 2, 3, 4, 7, 8, 9<o:p></o:p>




    Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng: Đồng bằng Bắc bộ và <st1:place w:st='on'><st1:country-region w:st='on'></st1:country-region></st1:place><st1:place w:st='on'><st1:country-region w:st='on'>Nam</st1:country-region></st1:place> bộ<o:p></o:p>


    Bài 11, 12, 13, 15, 17, 18, 19, 20, 21<o:p></o:p>




    Đồng bằng duyên hải miền Trung<o:p></o:p>


    Bài 24, 25, 26<o:p></o:p>




    Biển Đông, các đảo, quần đảo<o:p></o:p>


    Bài 29, 30<o:p></o:p>




    3<o:p></o:p>


    Tiếng Việt<o:p></o:p>


     


    Bài. Nhớ Việt Bắc<o:p></o:p>
    Bài. Âm thanh thành phố<o:p></o:p>
    Bài. Ở vương quốc tương lai<o:p></o:p>
    Bài. Con chuồn chuồn nước<o:p></o:p>
    Bài. Con chim chiền chiện<o:p></o:p>




    4<o:p></o:p>


    Đạo đức<o:p></o:p>


     


    Bài. Bảo vệ môi trường<o:p></o:p>




    5<o:p></o:p>


    Kĩ thuật<o:p></o:p>


    Chương II. Kĩ thuật trồng cây, rau, hoa<o:p></o:p>


    Bài 9. Lợi ích của việc trồng cây, rau, hoa<o:p></o:p>
    Bài 13. Chăm sóc cây<o:p></o:p>




    6<o:p></o:p>


    Âm nhạc<o:p></o:p>


     


    Bài. Chim sáo<o:p></o:p>
    Bài. Cò lá<o:p></o:p>
    Bài. Chú voi con ở bản Đôn<o:p></o:p>




    7<o:p></o:p>


    Mĩ thuật<o:p></o:p>


    Chương. Động vật <o:p></o:p>
    Vẽ, nặn các con vật, người<o:p></o:p>


    Bài 8, 15, 23<o:p></o:p>




    Chương. Cảnh quan<o:p></o:p>
    Vẽ, xem tranh<o:p></o:p>


    Bài 3, 5, 8, 9, 12, 18, 19, 25, 26, 29, 33, 35<o:p></o:p>




    8<o:p></o:p>


    Các hoạt động giáo dục<o:p></o:p>


    Em yêu quê hương<o:p></o:p>


     




    Ô nhiêm môi trường<o:p></o:p>


     




    Em yêu thiên nhiên<o:p></o:p>


     




    Tiết kiệm trong tiêu dùng<o:p></o:p>


     






    Nội dung của cuốn sách được chia làm 5 chương và bao gồm 16 bài và một số tranh ảnh, bài viết của học sinh tiểu học về môi trường:

    Chương 1: Nước (Bài 1. Nước có ở đâu?; Bài 2. Vai trò của nước; Bài 3. Nguy cơ đối với nguồn nước; Bài 4. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?);

    Chương 2: Không khí (Bài 1. Không khí có ở đâu? Không khí gồm những thành phần nào?; Bài 2. Không khí có vai trò gì?; Bài 3. Vì sao không khí ô nhiễm; Bài 4. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch?);

    Chương 3: Đất (Bài 1. Đất và sự phân bố đất; Bài 2. Đất với cuộc sống của chúng ta; Bài 3. Nguy cơ đối với đất; Bài 4. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ và cải tạo đất);

    Chương 4: Rừng (Bài 1. Rừng và sự phân bố rừng; Bài 2. Cây gì, con gì sống trong rừng Việt Nam; Bài 3. Rừng cần cho con người như thế nào?; Bài 4. Ngay bây giờ cần làm gì với rừng?);

    Chương 5: Môi trường qua con mắt trẻ thơ (Giới thiệu một số tranh vẽ và bài viết của học sinh về môi trường).

    Sau khi hoàn thiện bản thảo sách tranh, đề tài đã tổ chức lấy ý kiến của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý tại 3 trường tiểu học thuộc địa bàn 3 tỉnh: Hà Nội, Hà Tĩnh, và thành phố Hồ Chí Minh. Các ý kiến đóng góp cụ thể như sau: 1/ Cuốn sách đã được hầu hết các em học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý đón nhận một cách nhiệt tình; 2/ Cuốn sách đã được đánh giá cao về chất lượng nội dung cũng như cách trình bày; 3/ Một số ý kiến đóng góp về kênh hình được giải quyết nếu in màu; 4/ Ý kiến về tách cuốn sách làm các phần là một gợi ý tốt; 5/ Cuốn sách đang được mong đợi sớm được đưa vào lưu hành rộng rãi trong nhà trường.

    3/ Một số khuyến nghị

    Đối với Viện Khoa học giáo dục Việt Nam: Song song với việc tổ chức biên soạn bộ sách tham khảo “Môi trường với cuộc sống của chúng ta”, nên đề xuất với Bộ để tiếp tục xây dựng tư liệu tham khảo về môi trường dưới dạng “động”, ví dụ như: phim khoa học, băng hình, .

    Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Cho in, phát hành bộ sách tham khảo “Môi trường với cuộc sống của chúng ta” phục vụ cho việc triển khai nhiệm vụ đưa GDBVMT vào trường phổ thông, đây là tài liệu phong phú gắn với chương trình, sách giáo khoa từng lớp học, cấp học, giúp học sinh hiểu biết thêm về môi trường, tác động của môi trường đối với cuộc sống của con người, đồng thời cũng thấy được sự hủy hoại môi trường do chính những hành động thiếu ý thức của con người gây ra, từ đó có nhận thức đúng đắn về MT, BVMT, có hành vi ứng xử thân thiện với MT, có tâm thế sẵn sàng tham gia bảo vệ môi trường, góp phần phát triển đất nước một cách bền vững.

    Đối với các trường tiểu học: Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm, khuyến khích, tạo điều kiện (về thời gian, đồ dùng, tài liệu) để giáo viên, học sinh luôn có ý thức và thường quyên dạy và học nội dung GDBVMT được tích hợp vào những môn những bài phù hợp sao cho có hiệu quả.

    TỪ KHÓA: 1/ Bảo vệ môi trường; 2/ Giáo dục bảo vệ môi trường; 3/ Tài liệu tham khảo lớp 4

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...