Nghiên cứu biên soạn sách "Môi trường với cuộc sống của chúng ta" dành cho học sinh lớp 12

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung về đề tài

    Mã số: B2009-37-61MT (Nhiệm vụ nghiên cứu Cấp Bộ)
    Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Quang Tiến
    Các thành viên tham gia: ThS. Trương Xuân Cảnh
    TS. Nguyễn Thị Hồi
    ThS. Đoàn Thị Thúy Hạnh
    ThS. Phạm Mạnh Hòa
    CN. Trần Thị Thúy Liên
    CN. Lâm Thị Ngọc Thư
    CN. Hồ Thị Hương
    Thời gian bắt đầu / kết thúc: tháng 10 năm 2009 / tháng 11 năm 2010

    2. Tính cấp thiết của đề tài

    Xuất phát từ thực trạng môi trường đất nước; Xuất phát từ các quy định của Đảng và Nhà nước về giáo dục môi trường; Xuất phát từ tình hình triển khai giáo dục môi trường (GDMT) trong nhà trường của Việt Nam còn nhiều bất cập, các tài liệu dành cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục khá phong phú, nhưng các tài liệu đọc thêm dành cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục khá phong phú, nhưng các tài liệu đọc thêm về giáo dục môi trường dành cho học sinh còn rất ít, nhất là học sinh lớp 12.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Nhiệm vụ được triển khai nhằm tiến hành nghiên cứu, biên soạn sách về giáo dục bảo vệ môi trường dành cho học sinh lớp 12.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Tình hình giáo dục bảo vệ môi trường ở Việt Nam và trên thế giới.

    - Một số đặc trưng cơ bản của lứa tuổi HS lớp 12, đưa ra thực trạng, nhu cầu về sách giáo dục bảo vệ môi trường cho HS lớp 12.

    - Xây dựng các nguyên tắc biên soạn tài liệu.

    - Rà soát chương trình giáo dục, SGK, chương trình tích hợp GDBVMT của một số môn học để chọn ra 11 nội dung có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường của lớp 12 THPT.

    - Xây dựng cấu trúc chi tiết của tài liệu.

    - Triển khai biên soạn tài liệu.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Vùng Tứ giác Long Xuyên, trên địa bàn 3 tỉnh Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ và Tây Ninh; Các địa bàn đại diện cho 3 miền Bắc-Trung Nam, thành thị, nông thôn, trung du miền núi-đồng bằng-duyên hải. Các tỉnh: Lâm Đồng, Đà Nẵng, Duyên hải Nam Trung Bộ, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nội, Bến Tre.

    6. Kết cấu của đề tài

    Kết cấu đề tài: gồm 4 phần

    Chương I. Cơ sở khoa học của việc biên soạn sách
    1.1. Các quan điểm của Đảng
    1.2. Cở sở pháp lý
    1.3. Cở sở giáo dục học
    1.4. Cơ sở tâm lý học

    Chương II. Cở sở thực tiễn cần biên soạn tài liệu môi trường cho học sinh lớp 12
    2.1. Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THPT và nhu cầu tài liệu tham khảo về giáo dục bảo vệ môi trường của học sinh trung học nói chung và lớp 12 nói riêng
    2.2. Dự báo ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu và thiên tai đến môi trường và giáo dục ở Việt Nam
    2.3. Thực trạng môi trường Việt Nam

    Chương III. Cấu trúc nội dung sách và hướng dẫn sử dụng
    3.1. Tên sách: Môi trường với cuộc sống của chúng ta dành cho học sinh lớp 12
    3.2. Cấu trúc hình thức
    3.3. Cấu trúc nội dung: Gồm 11 bài
    3.4. Hướng dẫn sử dụng sách
    3.5. Địa chỉ khai thác, lồng ghép, tích hợp của các chủ đề giáo dục bảo vệ môi trường của cuốn sách: “Môi trường với cuộc sống của chúng ta” dành cho học sinh lớp 12
    3.6. Thiết kế mẫu bài đọc trong sách: “Môi trường với cuộc sống của chúng ta” dành cho học sinh lớp 12

    Chương IV. Tổ chức lấy ý kiến cán bộ cấp quản lý, giáo viên, học sinh
    4.1. Mục đích
    4.2. Thời gian khảo sát, địa bàn và đối tượng khảo sát môi trường và xin ý kiến
    4.3. Nội dung phiếu hỏi
    4.4. Tổng hợp ý kiến góp ý cho cuốn sách

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài đã xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của việc biên soạn sách Môi trường với cuộc sống của chúng ta dành cho học sinh lớp 12. Tổng quan được tình hình giáo dục môi trường trong nước, trên thế giới, trong ngành giáo dục. Biên soạn 11 bài đọc thêm có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường dành cho học sinh lớp 12. Đây là nguồn tư liệu phong phú, đi sâu bám sát các vấn đề môi trường bức xúc của đất nước nói chung, của mỗi địa phương nói riêng. Các thầy cô giáo và học sinh, dù ở miền xuôi hay miền núi, thành thị hay nông thôn đều có thể tìm thấy trong tài liệu những điều bổ ích cho công việc dạy và học của mình. Các sản phẩm của đề tài có thể ứng dụng rộng rãi trong các trường Trung học phổ thông của Việt Nam.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Kết luận

    Sau một năm nghiên cứu, nhiệm vụ, biên soạn sách Môi trường với cuộc sống của chúng ta dành cho học sinh lớp 12, đã hoàn thành theo đúng kế hoạch và nội dung đề ra. Đề tài đã hoàn thành mục tiêu đề ra trên cả 3 phương diện: kiến thức- thái độ& tình cảm- kỹ năng&hành vi. Các em đã có những hiểu biết về sự cần thiết phải tiến hành BVMT, nắm được một số khái niệm cơ bản về tài nguyên thiên nhiên, về phát triển bền vững, về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp phòng chống.

    Sau khi khái quát tình hình GD BVMT trong nước và quốc tế, đề tài đi sâu nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của GDBVMT cho HS lớp 12, xây dựng các nguyên tắc biên soạn tài liệu: 1/Đảm bảo tính mục đích của tài liệu, hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ tích hợp GDBVMT qua một số môn học lớp 12; 2/Đảm bảo hấp dẫn HS, tránh gây nặng nề, quá tải; 3/Hướng dẫn, gợi ý cho HS phát triển khả năng tự học; 4/Góp phần nâng cao tính thực tiễn trong GD ở nhà trường phổ thông. Từ đó chọn ra các chủ đề (bài học) cần thiết trên cơ sở phân tích nội dung chương trình, sách giáo khoa các môn học có thể lồng ghép GDMT.

    Mười một bài (chuyên đề) của tài liệu là một nguồn tư liệu phong phú, đi sâu bám sát các vấn đề môi trường bức xúc của đất nước nói chung, của từng địa phương nói riêng.
    Để hoàn thiện tài liệu và đưa vào sử dụng trong nhà trường phổ thông, nhóm tác giả đã tiến hành xin ý kiến nhận xét của các cán bộ quản lý, GV, HS trên các địa bàn khác nhau, có các vấn đề môi trường điển hình như: môi trường KCN-thành thị, môi trường nông thôn-làng nghề, miền núi, duyên hải, sông ngòi

    Khuyến nghị

    Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:

    Đưa các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bão lụt vào nhà trường thông qua các môn học là một việc cần làm ngay. Tuy nhiên, cho đến nay, ngay ở cấp Bộ Giáo dục-Đào tạo còn quá nhiều đầu mối chỉ đạo. Cần kiện toàn, tổ chức lại theo hướng thống nhất các đầu mối chỉ đạo, thông qua một văn phòng điều phối chung của Bộ GD&ĐT, do một thứ trưởng chịu trách nhiệm chính.

    Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai, bão lụt. Có chính sách khuyến khích các hoạt động khoa học công nghệ, thu hút đầu tư, hợp tác quốc tế, huy động mọi nguồn lực cho lĩnh vực BVMT.

    Tổ chức in và triển khai trong nhà trường phổ thông bộ sách: “Môi trường với cuộc sống của chúng ta” dành cho học sinh các khối từ tiểu học đến trung học phổ thông. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn sử dụng sách cho GV và HS.

    Đối với Viện Khoa học giáo dục Việt Nam:

    Chủ động đề xuất với Bộ các nhiệm vụ mới liên quan đến việc đưa các nội dung biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bão lụt vào nhà trường phổ thông, Đại học&Cao đẳng;
    Xây dựng chương trình, kế hoạch khai thác nội dung, lồng ghép, tích hợp các nội dung biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai vào chương trình các môn học sau năm 2015, trong giờ chính khóa và ngoại khóa. Nếu có thể xây dựng thành một môn học tự chọn cho HS các khối lớp.

    Từ khóa: 1/ Chương trình và sách giáo khoa; 2/ Giáo dục môi trường; 3/ Trường THPT.

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...