Nghiên cứu biên soạn sách "Môi trường với cuộc sống của chúng ta" dành cho học sinh lớp 11

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THÔNG TIN CHUNG

    Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Phương
    Đơn vị công tác: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
    Điện thoại: 04 39423208
    Thư ký đề tài: ThS. Nguyễn Trọng Đức; Thành viên: CN. Mai Thị Kim Oanh; TS. Cao Thị Thặng; PGS. TS. Vũ Nho; CN. Phan Thị Lạc.
    Thời gian thực hiện: Từ 8/2009 đến 7/2010

    Mục tiêu nghiên cứu

    Mục tiêu chung: Hỗ trợ học sinh (HS) đạt mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) trong nhà trường trung học phổ thông (THPT).

    Mục tiêu cụ thể:

    - Hỗ trợ HS về mặt nội dung và phương pháp (PP) học tập trong quá trình thực hiện tích hợp GDBVMT qua các môn học và hoạt động giáo dục (GD);
    - Giúp HS thấy rõ hơn sự cần thiết của việc hiểu biết về môi trường (MT), bảo vệ môi trường (BVMT), tạo cho HS niềm vui trong học tập;
    - Tạo cho HS tâm thế sẵn sàng tham gia vào các hoạt động BVMT và rèn một số kỹ năng BVMT.

    Nội dung nghiên cứu

    - Xây dựng các nguyên tắc biên soạn sách tham khảo:

    + Đảm bảo tính mục đích của sách, hỗ trợ HS trong thực hiện nhiệm vụ tích hợp GDBVMT qua một số môn học;
    + Đảm bảo hấp dẫn HS, tránh gây nặng nề, quá tải;
    + Hướng dẫn, gợi ý cho HS phát triển khả năng tự học;
    + Góp phần nâng cao tính thực tiễn trong GD ở nhà trường phổ thông.

    - Rà soát chương trình GD, sách giáo khoa (SGK), chương trình tích hợp GDBVMT của một số môn học để lựa chọn nội dung, mức độ tích hợp GDBVMT của lớp 11 THPT;

    - Xây dựng cấu trúc chi tiết của sách;

    - Triển khai biên soạn sách theo 4 chủ đề về GDBVMT trong nhà trường THPT:

    Chủ đề 1: MT sống của chúng ta;
    Chủ đề 2: Quan hệ giữa con người và MT;
    Chủ đề 3: Sự ô nhiễm và suy thoái MT;
    Chủ đề 4: Các biện pháp BVMT và phát triển bền vững;

    Nội dung của các chủ đề đan xen ngay trong mỗi bài viết của sách.

    Phương pháp nghiên cứu

    - Hồi cứu tư liệu liên quan đến việc hướng dẫn thực hiện GDBVMT, đến dạy học các môn học trong nhà trường THPT và các tài liệu liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ.

    - Nghiên cứu lý luận và thực tiễn để lựa chọn nội dung và cách trình bày bài nhằm thực hiện mục tiêu nhiệm vụ.

    - Xử lí tư liệu và biên soạn các bài tham khảo

    - Phương pháp chuyên gia, hội thảo nhằm xin ý kiến góp ý để hoàn chỉnh sách

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    1/ Tìm hiểu nhu cầu sách tham khảo về GDBVMT của HS THPT

    GDBVMT là nhiệm vụ quan trọng không chỉ riêng của ngành GD mà còn mang tích cấp thiết đối với toàn xã hội. Trong những năm gần đây nhiệm vụ này đã được Bộ GD và Đào tạo triển khai rộng rãi ở các cấp, bậc học. Tìm hiểu thực tế qua tọa đàm, trao đổi với GV, cán bộ quản lý trong các đợt tập huấn, khảo sát, đánh giá kết quả đổi mới chương trình GD phổ thông cho thấy GV và HS có nhu cầu rất lớn đối với các loại tài liệu về GDBVMT, nhất là đối với HS. Kết quả lấy ý kiến HS đối với tài liệu tham khảo về GDBVMT của lớp 10 cho thấy 96,4% (trong tổng số gần 500 HS của 4 trường THPT ở các vùng từ thành phố – Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh tới nông thôn miền đồng bằng, miền núi ở Quảng Bình, Tuyên Quang) bày tỏ mong muốn có tài liệu về MT, BVMT để tham khảo, tìm hiểu. Vì vậy việc biên soạn sách tham khảo, sách đọc thêm thực hiện GDBVMT trên nền tảng của chương trình, SGK mới sẽ tạo điều kiện cho HS nhận biết rõ hơn và có cơ hội tìm hiểu thêm về vai trò của MT đối với con người, tác động của con người đối với MT và khả năng BVMT của con người, nhiệm vụ của mỗi người công dân, trách nhiệm của HS trong hoạt động BVMT và giữ gìn MT cho sự phát triển bền vững.

    2/ Căn cứ xây dựng sách tham khảo

    - Những căn cứ pháp lí

    - Nội dung GD BVMT tích hợp trong chương trình, sách giáo khoa một số môn học của lớp 11

    - Mục tiêu GD bảo vệ MT

    - Sách tham khảo ”MT với cuộc sống của chúng ta” lớp 10

    3/ Nguyên tắc biên soạn sách tham khảo 'MT với cuộc sống của chúng ta”

    - Các căn cứ xây dựng nguyên tắc: mục đích biên soạn sách; nội dung sách; đối tượng sử dụng sách;

    - Một số nguyên tắc biên soạn sách: a/ Đảm bảo góp phần vào việc thực hiện mục tiêu GD của môn học/hoạt động GD nói chung, của mục tiêu GD BVMT nói riêng; b/ Đảm bảo PP trình bày phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí và sự phát triển của đối tượng HS lớp 11 cấp THPT.

    - Gắn nội dung GDBVMT với nội dung chương trình GD các môn học/các hoạt động GD.

    - Chú trọng các vấn đề thực hành, vận dụng kiến thức HS đã tiếp nhận qua các bài học chính khoá của các môn có thể tích hợp GDBVMT qua bộ môn vào các tình huống của thực tế.

    - Chú trọng những tình huống GDBVMT tác động đến đạo đức MT của HS.

    4/ Tổ chức biên soạn sách

    - Tập hợp chuyên gia chuyên môn

    - Quán triệt mục đích, nội dung và PP biên soạn sách

    - Chuẩn bị chất liệu để biên soạn

    - Biên soạn sách

    5/ Cấu trúc và nội dung sách tham khảo

    -Tên sách: MT với cuộc sống của chúng ta - (Tập 2: Dành cho HS lớp 11 THPT)

    - Cấu trúc sách:

    Mở đầu: Nêu mục đích, nội dung, PP của sách. Hướng dẫn sử dụng sách.

    Bài1: MT là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu
    Bài 2: Tài nguyên thiên nhiên đang trong tình trạng cạn kiệt
    Bài 3 : Những tác động của con người tới MT
    Bài 4: Con người phải gánh chịu thảm hoạ từ những hoạt động không cẩn trọng của mình
    Bài 5. En Ninô và La Nina, hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu
    Bài 6. Vấn đề nước trong sinh hoạt của chúng ta
    Bài 7. Rừng nhiệt đới - lá phổi của nhân loại
    Bài 8. Biển và đại dương - MT sống của chúng ta
    Bài 9. Vấn đề khai thác và sử dụng năng lượng trong sinh hoạt và sản xuất
    Bài 10. Khai thác vùng mỏ - những vấn đề MT cần giải quyết
    Bài 11. Vùng đất ngập mặn - MT cần bảo vệ

    Kết luận

    1/ Đề tài đã phân tích được nhu cầu, sự cần thiết phải biên soạn sách tham khảo về MT, BVMT cho HS lớp 11 THPT; đã phân tích các căn cứ xây dựng bản thảo; xây dựng được nguyên tắc biên soạn và xác định mục đích biên soạn sách tham khảo cho HS lớp 11 THPT.

    2/ Việc phân tích các nội dung GDBVMT cấp THPT do một số đề tài đã thực hiện, việc tích hợp nội dung GD BVMT trong SGK lớp 11 là những điều kiện thuận lợi cho công tác lựa chọn nội dung biên soạn bản thảo và cách thức trình bày sách tham khảo cho HS lớp 11 cấp THPT. Đề tài lựa chọn một số nội dung thuộc 4 chủ đề GDBVMT đã được thống nhất trong các tài liệu tích hợp GDBVMT vào nhà trường phổ thông, đồng thời chọn hình thức trình bày dưới dạng các bài đọc thêm với nhiều tranh, ảnh, sơ đồ kèm các câu hỏi gợi ý nhằm kích thích trí tò mò, thích tìm hiểu thực tiễn của HS.

    3/ Bản thảo đã thực hiện được mục tiêu đề ra. Đó là: hỗ trợ HS lớp 11 về mặt nội dung và PP trong quá trình thực hiện tích hợp GDBVMT qua các môn học, hoạt động GD; giúp HS thấy được sự cần thiết của việc hiểu biết về MT, BVMT, tạo cho HS niềm vui trong học tập; tạo cho HS tâm thế sẵn sàng tham gia vào các hoạt động BVMT và rèn một số kỹ năng BVMT.

    4/ Sách được thiết kế theo hướng tạo điều kiện tích cực hoá họat động của HS, với phương châm tạo điều kiện để người học hoạt động chủ động, tích cực và gắn với thực tiễn cuộc sống thông qua các câu hỏi, gợi ý khai thác nội dung bài đọc và liên hệ thực tiễn địa phương, qua các bài đọc thêm kích thích tính ham hiểu biết của HS.

    5/ Bản thảo đã được GV, HS một số trường THPT thuộc các tỉnh, thành phố từ Bắc vào Nam và một số chuyên gia về GD phổ thông nhận xét có chất lượng như đảm bảo mục tiêu, đảm bảo tính sư phạm và tính khả thi, thiết thực phục vụ cho việc triển khai thực hiện GDBVMT và là sách tham khảo hữu ích cho HS, GV và những người quan tâm tới GDBVMT trong nhà trường THPT.

    6/ Đề tài đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, có sản phẩm cụ thể. Qua lấy ý kiến từ thực tiễn nhà trường, bản thảo biên soạn được đánh giá tốt.

    Khuyến nghị

    - Đối với Viện Khoa học GD Việt Nam:

    Tổ chức biên tập sản phẩm của các đề tài về MT, GD MT và GDBVMT do Viện chủ trì thành một bộ chuyên khảo về lĩnh vực này.

    - Đối với Bộ GD và Đào tạo:

    + Cho in, phát hành bộ sách “MT với cuộc sống của chúng ta” phục vụ cho việc triển khai nhiệm vụ đưa GDBVMT vào trường phổ thông, đây là loại sách tham khảo phong phú gắn với chương trình, SGK từng lớp học, cấp học, giúp HS hiểu biết thêm về MT, tác động của MT đối với cuộc sống của con người, đồng thời cũng thấy được sự huỷ hoại MT do chính những hành động thiếu ý thức của con người gây ra, từ đó có nhận thức đúng đắn về MT, BVMT, có hành vi ứng xử thân thiện với MT, có tâm thế sẵn sàng tham gia BVMT, góp phần phát triển đất nước một cách bền vững.

    + Xây dựng một số băng hình, phim khoa học hoặc sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại tuyên truyền về công tác GDBVMT, tạo điều kiện đa dạng hoá các hình thức GDBVMT, nâng cao hiệu quả của công tác này, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

    TỪ KHÓA: 1/Giáo dục bảo vệ môi trường; 2/ Sách giáo khoa; 3/ Giáo dục THPT.

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...