Tiến Sĩ Nghiên cứu biện pháp nâng cao ổn định khí động flutter trong kết cấu cầu hệ treo

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/9/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
    2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 2
    3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 3
    4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 3
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
    6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN . 4
    7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN . 4
    Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU DAO ĐỘNG FLUTTER TRONG . 6
    1.1 DAO ĐỘNG FLUTTER TRONG CẦU HỆ TREO . 6
    1.1.1 Các hiện tượng khí động đàn hồi 6
    1.1.2 Dao động flutter . 7
    1.1.3 Kiểm soát mất ổn định flutter . 9
    1.2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ỔN ĐỊNH FLUTTER TRONG CẦU HỆ . 12
    1.2.1 Các nghiên cứu về phân tích bài toán flutter . 12
    1.2.2 Các nghiên cứu về biện pháp nâng cao ổn định flutter 19
    1.2.3 Các nghiên cứu ổn định flutter bằng phương pháp “hầm gió số” 29
    1.2.4 Thiết kế kháng gió cho một số cầu hệ treo ở Việt Nam 32
    1.2.5 Các nghiên cứu về khí động ở Việt Nam 35
    1.3 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 38
    1.3.1 Những kết quả chính đã được các nhà khoa học công bố 38
    1.3.2 Những nội dung nghiên cứu của luận án 39
    Kết luận Chương 1 39
    Chương 2: MÔ PHỎNG SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA KẾT CẤU VÀ DÒNG . 40
    2.1 VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ HẦM GIÓ . 40
    2.1.1 Lớp biên của hầm gió . 40
    2.1.2 Mô hình trong hầm gió . 41
    2.2 PHƯƠNG PHÁP “HẦM GIÓ SỐ” 43
    2.2.1 Phương trình RANS . 43
    2.2.2 Phương pháp tính . 44
    2.2.3 Xác định các tham số khí động . 45
    2.2.4 Thuật toán mô phỏng . 48
    2.3 KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP “HẦM GIÓ SỐ” CHO MỘT SỐ KẾT CẤU 49
    2.3.1 Tiết diện tròn . 50
    2.3.2 Tiết diện ngang cầu Great Belt . 53
    2.3.3 Tiết diện tấm mỏng phẳng 55
    2.3.4 Kết cấu nhịp cầu treo Thuận Phước 59
    Kết luận Chương 2: . 64
    Chương 3: NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ PHÁT SINH MẤT ỔN ĐỊNH FLUTTER 65
    3.1 DAO ĐỘNG FLUTTER 65
    3.1.1 Dao động flutter xoắn (1DOF) . 65
    3.1.2 Dao động flutter uốn-xoắn (2DOF) 66
    3.1.3 Phân tích ảnh hưởng của các vi phân khí động đến dao động flutter . 69
    3.2 PHÂN TÍCH CƠ CHẾ ỔN ĐỊNH FLUTTER ĐỐI VỚI KẾT CẤU NHỊP 75
    3.2.1 Phân tích cơ chế phát sinh và ngăn chặn mất ổn định flutter . 75
    3.2.2 Phân tích ảnh hưởng của các “tham số cản” đến ổn định flutter 78
    3.3 PHÂN TÍCH MỘT BIỆN PHÁP CẢI TIẾN FAIRING CONG LÕM 81
    Kết luận Chương 3: . 84
    Chương 4: PHÂN TÍCH VÀ XÁC ĐỊNH MIỀN THAM SỐ HIỆU QUẢ CỦA 86
    4.1 PHÂN TÍCH MIỀN HIỆU QUẢ CỦA GÓC FAIRING VÀ VỊ TRÍ MÉP . 86
    4.1.1 Khảo sát miền hiệu quả của góc fairing 86
    4.1.2 Khảo sát đồng thời các tham số góc fairing và vị trí mép đón gió . 88
    4.2 PHÂN TÍCH MIỀN HIỆU QUẢ CỦA CHIỀU DÀI TẤM SPOILER . 91
    4.3 PHÂN TÍCH MIỀN HIỆU QUẢ CỦA BỀ RỘNG KHE SLOT . 92
    4.4 PHÂN TÍCH MIỀN HIỆU QUẢ CỦA GÓC FAIRING LÕM . 95
    4.4.1 Phân tích miền hiệu quả của góc fairing tam giác lõm 95
    4.4.2 Phân tích miền hiệu quả của góc fairing cong lõm 101
    Kết luận Chương 4: . 106
    KẾT LUẬN . 107

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    MỞ ĐẦU
    Kết cầu cầu hệ treo hiện đại là kết cấu có nhiều đặc tính ưu việt mà ở đó thể
    hiện khả năng vượt nhịp lớn, có hình dáng kiến trúc độc đáo và là giải pháp kết cấu
    được ưu tiên lựa chọn. Trong thời gian gần đây, nhiều cầu có kết cấu dạng hệ treo
    nổi tiếng đã xây dựng như cầu Tatara (Nhật Bản, 1998), Akashi Kaiyo (Nhật Bản,
    1998), Sutong (Trung Quốc, 2008), Russky (Nga, 2012) ; ngoài ra một số dự án
    cầu nhịp rất lớn đang và sẽ được xây dựng như cầu Messina (Ý, nhịp chính 3300m),
    Gibraltar (Tây Ban Nha và Ma Rốc, 5000m), . Ở Việt Nam, nhiều cầu hệ treo đã
    được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác như cầu Mỹ Thuận (Vĩnh Long, 2000),
    Bãi Cháy (Quảng Ninh, 2006), Cần Thơ (Cần Thơ, 2010), Thuận Phước (Đà Nẵng,
    2009), Trần Thị Lý (Đà Nẵng, 2013), cầu Nhật Tân (Hà Nội, 2015), và một số
    dự án cầu đang và sẽ triển khai như Vàm Cống, Cao Lãnh (Đồng Tháp),
    Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, ngành sản xuất vật
    liệu đã tạo ra những sản phẩm có tính năng cao, tạo điều kiện phát triển mới cho các
    cầu dây văng và cầu treo hiện đại. Các kết cấu ngày càng trở nên thanh mảnh hơn,
    có trọng lượng nhỏ hơn và có thể vượt những khẩu độ lớn hơn. Tuy nhiên, những
    kết cấu này lại nhạy cảm với các nguyên nhân gây dao động. Do vậy, nghiên cứu
    các tác động và cơ chế gây ra dao động, trong đó có tác động của gió, luôn có ý
    nghĩa quan trọng trong thiết kế các loại hình kết cấu này.
    Trong các hiệu ứng động do tác động của gió lên công trình cầu, vấn đề mất



    ổn định khí động luôn được quan tâm đặc biệt vì nó thường diễn ra nhanh, đột ngột,
    khó lường và gây hư hại nghiêm trọng hoặc/và sụp đổ công trình. Khó khăn của bài
    toán phân tích ổn định khí động là các tác động do gió lên công trình có thể gây ra
    nhiều hiện tượng; đồng thời công trình cũng phản ứng rất phức tạp đối với tác động
    của gió. Các nghiên cứu phải tiến hành đồng thời cả lý thuyết và thực nghiệm; tuy
    nhiên hiện nay chưa có một phương pháp số hay giải tích nào mô tả được đầy đủ
    các tác động của gió và phản ứng của công trình dưới tác động của gió. Bài toán ổn định khí động hiện vẫn tiếp tục được nghiên cứu và phát triển; trong đó vấn đề nổi
    bật là cần mô tả rõ nét cơ chế gây ra mất ổn định flutter đối với kết cấu nhịp cầu hệ
    treo. Từ đó, các biện pháp kiểm soát được phân tích và miền tham số hình học hiệu
    quả của tiết diện ngang cầu được xác định nhằm nâng cao ổn định flutter.
    Ở Việt Nam hiện nay, một số công trình cầu hệ treo quy mô lớn đã hoàn
    thành, một số khác đang trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng. Việc thiết kế chống
    gió đối với kết cấu cầu này còn hạn chế và vấn đề này chủ yếu đều do các tổ chức tư
    vấn nước ngoài thực hiện. Do vậy, nhu cầu xây dựng các công trình cầu hệ treo
    trong thời gian tới đã đặt ra sự cần thiết nghiên cứu chuyên sâu vấn đề kiểm soát ổn
    định khí động flutter đối với ngành xây dựng cầu Việt Nam.
    Vì vậy, đề tài Nghiên cứu biện pháp nâng cao ổn định khí động flutter
    trong kết cấu cầu hệ treo có tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
    2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
    1. Tập hợp các vấn đề đã được nghiên cứu liên quan đến bài toán phân tích
    và các biện pháp nâng cao ổn định khí động flutter đối với kết cấu nhịp cầu hệ treo;
    và từ đó cho thấy một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu và phát triển.
    2. Vận dụng tốt phương pháp CWE-“hầm gió số”, trong đó nắm vững thuật
    toán CFD để mô phỏng sự tương tác giữa dòng gió và kết cấu theo mô hình tiết diện
    và kiểm định kết quả. Với độ chính xác phù hợp, phương pháp CWE-“hầm gió số”
    đóng vai trò công cụ trong phân tích ổn định khí động flutter.
    3. Phân tích hai bài toán mất ổn định flutter xoắn và flutter uốn-xoắn, đánh
    giá mức độ và vai trò ảnh hưởng của các vi phân khí động đến tổng cản hệ kết cấudòng
    gió và vận tốc gió flutter tới hạn. Mô tả và phân tích rõ hơn các cơ chế gây
    mất ổn định flutter đối với các tiết diện ngang cầu với một số giải pháp khí động
    khác nhau; từ đó kiến nghị một giải pháp cải tiến fairing cong lõm nhằm nâng cao
    ổn định flutter, cho phép tăng vận tốc gió flutter tới hạn.
    4. Xác định miền tham số hình học hiệu quả của tiết diện hộp, ứng với một
    số giải pháp khí động, để nâng cao ổn định flutter đối với kết cấu nhịp cầu hệ treo.
     
Đang tải...