Thạc Sĩ Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế sản xuất khoai lang tại

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 16/11/13
    Last edited by a moderator: 16/11/13
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế sản xuất khoai lang tại tỉnh Bắc Giang




    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu đề tài 3
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
    4. Những đóng góp mới của đề tài 5
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
    Chương 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
    1.1. Sản xuất khoai lang trên thế giới và ở Việt Nam. 7
    1.2. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây khoai lang. 12
    1.3. Nhu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cây khoai lang. 14
    1.4. Sự hình thành củ khoai lang và các nhân tố ảnh hưởng. 18
    1.5 Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống khoai lang. 20
    1.5.1 Kết quả chọn tạo giống khoai lang trên thế giới. 20
    1.5.2 Kết quả chọn tạo giống khoai lang ở Việt Nam. 23
    1.6. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật canh tác khoai lang. 29
    1.6.1 Kết quả nghiên cứu kỹ thuật canh tác khoai lang trên thế
    giới.
    29
    1.6.2 Kết quả nghiên cứu kỹ thuật canh tác khoai lang ở Việt
    Nam.
    35
    1.7. Một số kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu. 42
    Chương 2
    VẬT LIỆU, NỘI DUNG
    VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
    2.1 Vật liệu nghiên cứu 45
    2.2 Nội dung nghiên cứu 47
    v
    2.3 Phương pháp nghiên cứu 49
    2.4 Phương pháp xử lý số liệu 58
    Chương 3
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
    3.1 Kết quả nghiên cứu xác định các nguyên nhân chủ yếu hạn
    chế sự phát triển sản xuất khoai lang tại tỉnh Bắc Giang
    59
    3.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình đất đai của tỉnh Bắc
    Giang
    59
    3.1.2 Tình hình sản xuất khoai lang tại tỉnh Bắc Giang 63
    3.1.3 Xác định các nguyên nhân chủ yếu hạn chế sự phát triển
    sản xuất khoai lang tại tỉnh Bắc Giang
    73
    3.2. Kết quả nghiên cứu tuyển chọn giống khoai lang mới 74
    3.2.1 Sơ bộ tuyển chọn giống khoai lang ở vụ đông 2009 và vụ
    xuân 2010
    75
    3.2.2 Đánh giá tuyển chọn các giống khoai lang triển vọng tốt có
    tính thích ứng với điều kiện tỉnh Bắc Giang.
    90
    3.2.3 Kết quả tuyển chọn 2 giống khoai lang mới KLC3 và 97-1-1
    cho tỉnh Bắc Giang.
    95
    3.3. Kết quả nghiên cứu xây dựng biện pháp kỹ thuật canh tác
    tiên tiến
    97
    3.3.1 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất và chất lượng
    khoai lang.
    97
    3.3.2 Ảnh hưởng của các mật độ trồng đến năng suất và chất
    lượng củ
    101
    3.3.3 Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến năng suất và chất
    lượng khoai lang
    105
    3.3.4 Ảnh hưởng của số lần và thời điểm tưới rãnh đến năng suất
    và chất lượng khoai lang
    117
    3.3.5 Ảnh hưởng của biện pháp xen canh đến năng suất và HQKT
    trồng khoai lang
    125
    3.3.6 Tác dụng của bẫy pheromone giới tính trong việc phòng
    trừ bọ hà
    127
    vi
    3.3.7 Ảnh hưởng của nguồn gốc chất lượng dây giống đến năng
    suất và chất lượng khoai lang
    130
    3.4 Kết quả hoàn thiện xây dựng qui trình kỹ thuật canh tác tiên
    tiến
    131
    3.4.1 So sánh qui trình kỹ thuật (QTKT) canh tác của địa phương
    với QTKT canh tác tiên tiến đã được xây dựng
    131
    3.4.2 Nội dung chi tiết của QTKT canh tác tiên tiến 133
    3.5 Kết quả sản xuất thử nghiệm mô hình áp dụng giống mới
    và biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến.
    133
    3.5.1 Tình hình sinh trưởng và nhiễm sâu bệnh hại trên mô hình
    sản xuất
    133
    3.5.2. Năng suất khoai lang tại mô hình sản xuất thử nghiệm 134
    3.5.3 Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất thử nghiệm giống
    mới và áp dụng BPKT tiên tiến
    135
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
    1. Kết luận 137
    2. Đề nghị 138
    Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án. 139
    Tài liệu tham khảo 140
    Các Phụ lục
    Phụ lục 1. Số liệu phân tích đất tại huyện Hiệp Hoà, Việt Yên
    và Lục Nam của tỉnh Bắc Giang năm 2009.
    151
    Phụ lục 2. Số liệu khí tượng tỉnh Bắc Giang 4 năm 2008 -2011.
    152
    Phụ lục 3. Quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến cho sản xuất
    khoai lang tại tỉnh Bắc Giang.
    154
    Phụ lục 4. Ý kiến nhận xét của một số cơ quan, địa phương ở
    Bắc Giang về kết quả thực hiện đề tài.
    158
    Phụ lục 5. Số liệu phân tích thống kê các thí nghiệm
    tuyển chọn giống và nghiên cứu biện pháp kỹ
    thuật canh tác tiên tiến.
    166-204





    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Cây khoai lang {Ipomoea Batatas (L.) Lam} là loại cây có củ được
    trồng rộng rãi ở các tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc. Khi nước ta còn thiếu
    ăn, cây khoai lang có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết lương thực
    và là cây cứu đói của nhiều vùng sản xuất. Sản xuất khoai lang thời kỳ đó tập
    trung chủ yếu trong vụ xuân với quĩ thời gian canh tác kéo dài 5 - 6 tháng, sử
    dụng các giống địa phương có chất lượng củ ngon như giống Lim ở Bắc
    Giang. Ngày nay, do quĩ đất canh tác vụ xuân được ưu tiên cao cho sản xuất
    lúa và các cây trồng có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn, ví d ụ như lạc xuân, ngô
    xuân, đậu tương xuân nên diện tích khoai lang đã được chuyển sang trồng
    trong vụ đông là chủ yếu, với quĩ thời gian canh tác chỉ còn 3 đến 4 tháng.
    Tuy nhiên, trong điều kiện nhiệt độ và cường độ bức xạ mặt trời thấp, thiếu
    nước của vụ đông, nông dân hiện còn gặp nhiều khó khăn trong việc tăng
    năng suất và tăng hiệu quả kinh tế (HQKT) sản xuất khoai lang - một cây
    trồng có nguồn gốc nhiệt đới, ưa ấm.
    Trong giai đoạn 2006-2011, mỗi năm vùng Trung du Miền núi phía
    Bắc trồng từ 37.700 ha đến 44.700 ha khoai lang; riêng tỉnh Bắc Giang trồng
    khoảng 10.000 ha, nhưng năng suất chỉ đạt 8 - 9 tấn/ha. Trong khi diện tích
    khoai lang ở các vùng khác sụt giảm nhanh, thì vùng Trung du Miền núi phía
    Bắc lại là vùng có tốc độ suy giảm diện tích thấp nhất. Thực tế này phản ánh
    cây khoai lang vẫn có vị trí quan trọng nhất định trong cơ cấu cây trồng của
    vùng, vì nó là một cây trồng đa dụng, có thể sử dụng củ để ăn tươi, chế biến
    và sử dụng cả thân lá làm thức ăn gia súc (TAGS). Khoai lang còn là cây
    trồng phù hợp với nông dân nghèo có điều kiện đầu tư thấp, nhưng vẫn cho
    thu nhập khá. Tuy nhiên, sản xuất khoai lang của Bắc Giang nói riêng và của
    các tỉnh trung du phía Bắc nói chung hiện còn thiếu bộ giống phù hợp với
    2
    điều kiện sinh thái của địa phương, cho năng suất và chất lượng cao. Hiện tại,
    canh tác khoai lang ở vùng trung du phía Bắc đang thiếu hệ thống các biện
    pháp kỹ thuật (BPKT) tiên tiến để giúp nông dân khai thác tốt hơn tiềm năng
    đất đai, điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực, để tăng hiệu quả sản xuất. Khác
    với vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và vùng Bắc Trung Bộ (BTB), vùng
    trung du phía bắc từ trước đến nay chưa có được một công trình nghiên cứu
    nào có tính hệ thống về việc cải tiến BPKT canh tác, nhằm nâng cao hiệu quả
    và thúc đẩy sản xuất khoai lang.
    Để sản xuất khoai lang ở Bắc Giang được cải thiện và phát triển ổn
    định, cần có các giải pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến nhằm bổ sung cải tiến
    qui trình kỹ thuật (QTKT) trồng cũ cho phù hợp với điều kiện sinh thái, khí
    hậu, đất đai và tập quán canh tác của nông dân, theo hướng nâng cao được
    năng suất, chất lượng và HQKT. Việc làm này còn góp phần đa dạng hóa việc
    sử dụng sản phẩm khoai lang hiện tại để làm thức ăn cho người và phục vụ
    chăn nuôi, trong tương lai còn được dùng để làm nguyên liệu chế biến thành
    thực phẩm công nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu
    sản phẩm khoai lang của tỉnh Bắc Giang.
    Nhằm đáp ứng các đòi hỏi trên đây, chúng tôi đã tiến hành đề tài
    “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh
    tế sản xuất khoai lang tại tỉnh Bắc Giang”, gồm : tuyển chọn giống khoai
    lang phù hợp với điều kiện địa phương, nhất là trong điều kiện khí hậu vụ
    đông, để đạt năng suất khá, chất lượng củ cao theo hướng sử dụng làm sản
    phẩm ăn tươi; đồng thời cải tiến BPKT canh tác nhằm nâng cao HQKT sản
    xuất khoai lang ở Bắc Giang và áp dụng mở rộng tại các tỉnh trung du phía
    Bắc có điều kiện tương tự.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...