Thạc Sĩ Nghiên cứu biện pháp kỹ thuât nhân giống hoa đồng tiền bằng phương pháp nuôi cấy mô tại tỉnh Thái Ng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 22/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
    NĂM 2010


    Chương I - MỞ ĐẦU . 1
    1.1- Đặt vấn đề 1
    1.2- Mục đích và Yêu cầu của đề tài .2
    1.2.1- Mục đích 2
    1.2.2 - Yêu cầu .2
    1.3 - Ý nghĩa của đề tài 3

    Chương II - TỔNG QUAN TÀI LIỆU . .4
    2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và ở Việt Nam . .4
    2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cắt trên thế giới 4
    2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tại Việt Nam 8
    2.2. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm thực vật học của cây hoa đồng tiền .14
    2.2.1. Nguồn gốc, vị trí, phân loại .14
    2.2.2. Đặc tính sinh vật học của cây hoa đồng tiền 15
    2.3. Nhân giống hoa đồng tiền .16
    2.4. Khái quát về nuôi cấy mô tế bào thực vật 19
    2.4.1. Khái niệm nuôi cấy mô tế bào thực vật .19
    2.4.2. Sơ lược lịch sử nuôi cấy mô tế bào thực vật .20
    2.4.3. Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật 22
    2.4.4. Điều kiện và môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật .25
    2.4.5. Các công đoạn của nuôi cây mô tế bào .33
    2.4.6. Nhân giống vô tính in vitro – ưu nhược điểm của phương pháp .35
    2.5. Ứng dụng nuôi cấy mô trong nhân giống cây hoa 37

    Chương III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
    3.1. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 39
    3.2. Nội dung nghiên cứu 40
    3.3. Phương pháp nghiên cứu 40
    3.4. Xử lý số liệu . .50

    Chương IV- KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 51
    4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất khử trùng tới tỷ lệ sống của mẫu
    cấy 51
    4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến tỷ lệ .tạo callus từ mẫu cấy . 58
    4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến tái sinh chồi hoa đồng tiền từ callus .64
    4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến sự nhân nhanh chồi hoa đồng tiền .77
    4.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của NAA đến sự ra rễ của chồi hoa đồng tiền nuôi cấy mô 87
    4.6. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng giá thể đến sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa đồng tiền sau in vitro . .90

    Chương V- KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 94
    5.1.Kết luận .94
    5.2. Đề nghị .94

    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 95


    1.1. Đặt vấn đề

    I MỞ ĐẦU

    Hoa đồng tiền có tên khoa học là Gerbera Jamesonii Bolus (còn gọi là hoa mặt trời hay hoa Phu Lăng), có nguồn gốc từ Nam Phi. Đến nay, hoa đồng tiền được trồng ở nhiều nước trên thế giới điển hình là: Hà Lan, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc [3]
    Hoa đồng tiền rất phong phú đa dạng với nhiều màu sắc khác nhau như: đỏ, cam, vàng, trắng, phấn hồng, tím, . Trên một bông hoa có thể có một màu đơn hoặc nhiều màu xen kẽ. Hoa đồng tiền có cuống hoa to, là hoa lý tưởng để làm bó hoa, lẵng hoa và cắm nghệ thuật rất được ưa chuộng. Ngoài ra đồng tiền có thể được trồng vào chậu để chơi cả chậu hoa trong suốt một thời gian dài, đặt trong phòng làm việc, phòng khách rất phù hợp.
    Trong sản xuất, cây hoa đồng tiền là loài hoa có giá trị kinh tế cao: Hoa đồng tiền có thể trồng một lần và cho thu hoạch quanh năm, mỗi cây cho khoảng từ 50 - 60 bông/năm [3], một ha hoa đồng tiền có thể trồng khoảng
    60.000 cây [3]; giá hoa đồng tiền ở Thái nguyên tại ruộng vào ngày thường là 200-300 đồng/bông, vào ngày lễ tết giá từ 500 -1000 đồng/bông (tết 2007). Vì vậy giá trị trên đầu bông hoa đồng tiền không cao như hoa phăng, hoa lily, hoa layơn, tuy nhiên hiệu quả kinh tế thu được trên một đơn vị diện tích lại khá cao.
    Hoa đồng tiền ở nước ta được nhập nội từ những năm 1940 và đến nay đã phát triển ra nhiều tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên diện tích trồng hoa đồng tiền trong cả nước còn thấp, chất lượng hoa của một số vùng còn yếu, chủ yếu được trồng ở một số địa phương có điều kiện như: Đà Lạt, Hà Nội, Hải Phòng, Thành Phố Hồ Chí Minh Nguyên nhân của hạn chế về diện tích và chất lượng hoa đồng tiền là [13]:
    + Thiếu giống tốt và thường xuyên phải nhập nội chủ yếu từ Hà Lan và Trung Quốc với giá thành cao (5.000 đồng/cây con) và không rõ nguồn gốc, thiếu chủ động. Do vậy chi phí sản xuất của người trong hoa bị nâng cao, từ đó giá thành sản xuất cũng lên cao.
    + Hoa đồng tiền thường nhiễm bệnh nhất là nấm phytophthora trong điều kiện trồng trọt ở vùng nhiệt đới nước ta. Với nguồn nước ô nhiễm, vệ sinh đồng ruộng kém, cành hoa bị cắt sát đất dễ mẫn cảm với bệnh nên các giống đồng tiền bị thoái hoá rất nhanh.
    Thái Nguyên là một Thành phố phát triển, nhu cầu hoa của người dân khá cao. Tuy nhiên hoa đồng tiền giống và thương phẩm vẫn phải nhập lại từ một số tỉnh lân cận hoặc Trung Quốc, Hà Lan cho nên giá thành thường cao. Đứng trước yêu cầu của thực tế sản xuất, việc “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuât nhân giống hoa đồng tiền bằng phương pháp nuôi cấy mô tại tỉnh Thái Nguyên” là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ tạo tiền đề cho triển khai sản xuất giống hoa đồng tiền nuôi cây mô tại tỉnh Thái Nguyên.
    1.2. Mục đích và Yêu cầu của đề tài

    1.2.1. Mục đích

    Nghiên cứu thành công kỹ thuật nhân giống thành công hoa đồng tiền bằng phương pháp nuôi cấy mô. Góp phần phục vụ công tác duy trì và sản xuất giống hoa đồng tiền chất lượng cao bằng phương pháp nuôi cấy mô trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
    1.2.1. Yêu cầu của đề tài

    - Nghiên cứu ảnh hưởng của chất khử trùng tới hiệu quả khử trùng đế hoa đồng tiền non.
    - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng tới khả năng tạo callus từ vật liệu khởi đầu là đế hoa đồng tiền non sạch bệnh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...