Thạc Sĩ Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống hoa đồng tiền bằng phương pháp nuôi cấy mô tại Thái Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2010

    MỤC LỤC
    Trang
    Chương 1: Mở đầu 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục đích nghiên cứu 3
    1.3. Ý nghĩa của đề tài 3
    Chương 2: Tổng quan tài liệu 4
    2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và Việt Nam 4
    2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới 4
    2.1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa đồng tiền trên thế giới 6
    2.1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa châu Á 6
    2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Việt Nam 8
    2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 13
    2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tại Thái Nguyên 13
    2.2.1.1. Tình hình sản xuất hoa, cây cảnh tại Thái Nguyên 13
    2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ hoa, cây cảnh tại Thái Nguyên 14
    2.2.1.3. Nhu cầu thị trường tiêu thụ hoa cây cảnh tại Thái Nguyên 15
    2.2.1.4. Hiện trạng sản xuất hoa cây cảnh tại Thái Nguyên 15
    2.2.2.Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển hoa, cây cảnh Thái Nguyên. 17
    2.2.2.1. Thuận lợi 17
    2.2.2.2. Khó khăn 17
    2.2.2.3. Định hướng phát triển hoa Thái Nguyên trong tương lai 18
    2.2.3. Những nghiên cứu chung về cây hoa đồng tiền 18
    2.2.3.1. Nguồn gốc 18
    2.2.3.2. Phân loại 19
    2.2.4. Giới thiệu các giống, đặc điểm thực vật học, giá trị sử dụng của
    cây hoa đồng tiền 19
    2.2.4.1. Đặc điểm thực vật học 20
    2.2.4.2. Giá trị sử dụng 20
    2.2.5. Yêu cầu sinh thái và nhu cầu dinh dưỡng của cây hoa đồng tiền 21
    2.2.5.1. Yêu cầu sinh thái 21
    2.2.5.2. Nhu cầu dinh dưỡng 22
    2.2.6. Các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa đồng tiền 23
    2.2.6.1. Kỹ thuật trồng đồng tiền trên nền đất 23
    2.2.6.2. Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ 27
    2.2.7. Các nghiên cứu về giống hoa 29
    2.2.8. Các nghiên cứu về dinh dưỡng qua lá 31
    2.2.8.1.Dinh dưỡng Mg qua lá của cây trồng 35
    2.2.8.2. Một số ứng dụng về dinh dưỡng qua lá 35
    2.2.9 Đặc điểm một số phân dinh dưỡng qua lá sử dụng trong sản xuất hoa 36
    Chương 3 : Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 38
    3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 38
    3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 38
    3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 38
    3.2. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 38
    3.2.1. Nội dung nghiên cứu 38
    3.2.2. Phương pháp nghiên cứu 39
    3.2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 41
    3.2.3.1. Theo dõi thời gian sinh trưởng của hoa thí nghiệm 41
    3.2.3.2. Theo dõi tình hình phát triển của hoa thí nghiệm 41
    3.2.3.3. Theo dõi các chỉ tiêu về nằng suất, chất lượng hoa 41
    3.2.3.4. Theo dõi thành phần, mức độ sâu bệnh hại 42
    3.2.4. Phương pháp sử lý số liệu 42
    Chương 4: Kết quả và thảo luận 43
    4.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu tỉnh Thái Nguyên 43
    4.2. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất, chất lượng của một số giống hoa đồng tiền Hà Lan 45
    4.2.1. Đặc điểm thực vật học của các giống hoa đồng tiền thí nghiệm 45
    4.2.2. Tỷ lệ sống và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của
    các giống hoa thí nghiệm 46
    4.2.3. Động thái ra lá và tốc độ ra lá của các giống hoa thí nghiệm 50
    4.2.4. Động thái đẻ nhánh của các giống đồng tiền thí nghiệm 54
    4.2.5. Một số chỉ tiêu về năng suất, chất lượng của các giống hoa
    đồng tiền thí nghiệm 56
    4.2.6. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống đồng tiền thí nghiệm 59
    4.3. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt
    đến sinh trưởng, phát triển của giống hoa Salan 62
    4.3.1. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt đến đến các giai đoạn
    sinh trưởng, phát triển chủ yếu của hoa Salan 62
    4.3.2. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt đến động thái ra lá của
    giống hoa Salan 64
    4.3.3. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt đến động thái đẻ nhánh
    của giống hoa Salan 67
    4.3.4. Ảnh hưởng của khoảng cách đến năng suất, chất lượng giống
    hoa Salan 69
    4.3.5. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng trọt đến sâu bệnh hại hoa
    Salan 72
    4.4. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón
    lá đến sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất, chất
    lượng hoa đồng tiền Salan 74
    4.4.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng, phát
    triển chủ yếu của giống hoa Salan 74
    4.4.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của giống hoa
    Salan 76
    4.4.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái đẻ nhánh của giống
    hoa Salan 80
    4.4.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất, chất lượng giống
    hoa Salan 82
    4.4.5. Ảnh hưởng của phân bón lá đến diễn biến sâu bệnh hại hoa
    Salan 85
    4.5. Sơ bộ hạch toán thu chi của các công thức thí nghiệm 87
    Chương 5: Kết luận đề nghị 89
    5.1. Kết luận 89
    5.2. Đề nghị 89
    Tài liệu tham khảo 90
    Phụ lục 93
    Đặt vấn đề

    Chương 1
    MỞ ĐẦU

    Nói đến vẻ đẹp thiên nhiên, không thể không nhắc đến hoa. Hoa là sự chắt lọc kỳ diệu nhất những tinh túy mà thế giới cỏ cây ban tặng cho con người. Mỗi loài hoa ẩn chứa một vẻ đẹp, một sức quyến rũ riêng mà qua đó con người có thể gửi gắm tâm hồn mình [18].
    Hoa không chỉ đem lại cho con người sự thư thái thoải mái khi thưởng thức mà nó còn đem lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất hoa. So với các lĩnh vực nông nghiệp khác, hoa cây cảnh là một ngành kinh tế còn non trẻ nhưng những năm qua đã phát triển với tốc độ mạnh mẽ nhờ giá trị mà nó đem lại, giá trị sản lượng hoa cây cảnh toàn thế giới năm 1995 đạt 45 tỷ USD nhưng đến năm 2006 đã tăng lên 66 tỷ USD [4]. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất nhằm đảm bảo an ninh lương thực, góp phần thúc đảy kinh tế phát triển là yêu cầu cấp thiết trong chiến lược phát triển nông nghiệp nước ta hiện nay.
    Hoa đồng tiền là một loại hoa đẹp, hình dáng, mầu sắc phong phú đa dạng với đủ các loại mầu sắc khác nhau từ đỏ, cam, vàng, trắng, phấn hồng, tím Hoa có kích thước to, cánh hoa cứng nên là hoa lý tưởng để làm bó hoa, lẵng hoa và cắm hoa nghệ thuật được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Hơn nữa hoa có độ bền lâu và đặc biệt là khả năng ra hoa quanh năm, tỷ lệ hoa thương phẩm cao, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc đơn giản, ít tốn công, đầu tư một lần có thể cho thu liên tục trong 4 đến 5 năm, hình dáng hoa cân đối, hài hòa, giá trị thẩm mỹ rất cao nên hiện nay đang là một trong 10 loại hoa tiêu thụ mạnh nhất thế giới. Vì thế diện tích trồng hoa đồng tiền ngày càng được mở rộng, lượng tiêu thụ và giá cả ngày một tăng [5].
    Nhờ đặc điểm ưu việt đó, mặc dù mới du nhập vào nước ta song hoa đồng tiền đã được thị hiếu của người tiêu dùng rất ưa chuộng và hiện đang là loại hoa có giá trị kinh tế cao. Nắm bắt được thực trạng đó rất nhiều người làm vườn đã chuyển sang trồng hoa đồng tiền và đã mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên hoa đồng tiền Hà Lan là giống hoa nhập nội , mới chỉ xuất hiện trên địa bàn Thái Nguyên trong một thời gian ngắn, việc thí nghiệm bố trí các giống hoa khác nhau để tìm ra những giống phù hợp với điều kiện trồng trọt riêng của Thái Nguyên và áp dụng các kỹ thuật trong sản xuất đặc biệt là việc bố trí mật độ thích hợp cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý cho hoa đồng tiền Hà Lan, để cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất hoa cao hiện đang là vấn đề mà rất nhiều bà con quan tâm trăn trở và là việc làm cấp bách hiện nay.
    Mặt khác, Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế, văn hóa lớn, nơi tập trung nhiều cơ quan, xí nghiệp, trường học của cả Trung ương và địa phương, đây là thị trường tiêu thụ hoa lớn cả về số lượng và chủng loại. Tuy nhiên, thực tế sản xuất hoa ở Thái Nguyên hiện nay còn mang tính chất mang mún nhỏ lẻ, trình độ canh tác lạc hậu, sản lượng hoa thấp, chủng loại hoa đơn điệu chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Với những lợi thế của mình Thái Nguyên không chỉ thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, phát triển du lịch, thương mại mà nơi đây còn ẩn chứa một tiềm năng phát triển các loại hoa có giá trị kinh tế cao.
    Để giải quyết những khó khăn trên nhằm làm phong phú thêm các giống hoa trong tập đoàn hoa tại Thái Nguyên và tìm ra mật độ tối ưu cũng như loại phân bón lá thích hợp góp phần làm tăng năng suất, chất lượng hoa đồng tiền chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
    " Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống hoa đồng tiền bằng phương pháp nuôi cấy mô tại Thái Nguyên.

    1.2. Mục đích nghiên cứu
    - Xác định được giống hoa đồng tiền có năng suất cao, chất lượng tốt,phù hợp với điều kiện trồng trọt tại Thái Nguyên.
    - Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa đồng tiền Hà Lan tại Thái Nguyên.
    1.3. Ý nghĩa của đề tài.
    - Ý nghĩa trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học: bổ xung những kinh nghiệm và kiến thức thực tế, góp phần củng cố lý thuyết đã học.
    - Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: xác định được giống hoa có năng suất cao, chất lượng tốt, và một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất hoa đồng tiền Hà Lan tại Thái Nguyên.
    Góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng mô hình trồng trọt có thu nhập cao trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
     
Đang tải...