Thạc Sĩ Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trê

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây
    thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, là cây có diện tích và sản lượng
    lớn. Ở Việt Nam, cũng như thế giới từ năm 1995 đến nay, diện tích
    gieo trồng lạc tăng chậm. Diện tích gieo trồng lạc của nước ta ổn định
    xung quanh 250.000 ha/năm và sản lượng tăng dần từ 334.500 tấn vào
    năm 1995 lên 485.800 tấn vào năm 2010. Tương tự như nhiều quốc
    gia trên thế giới, năng suất lạc ở nước ta tăng trong những năm gần
    đây là nhờ đầu tư nghiên cứu chọn tạo giống mới như MD7, MD9,
    L08, L12, L14, L18, LVT, L23, L26 . Các loại giống mới này có khả
    năng chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh và đem lại năng
    suất cao, chất lượng tốt. Bên cạnh đó, nhiều biện pháp kỹ thuật (mật
    độ, phân bón, che phủ đất ) cũng được nghiên cứu ứng dụng phù
    hợp cho mỗi loại giống và mùa vụ trên từng vùng sinh thái cụ thể.
    Ở tỉnh Quảng Bình, lạc là loại cây trồng ngắn ngày có vai trò quan
    trọng trong cơ cấu cây trồng, diện tích khoảng 5.500 ha. Lạc được trồng
    chủ yếu trên các loại đất phù sa, đất xám và đất cát biển. Trong đó hiện
    nay, quỹ đất cát biển còn khá lớn, ước tính còn khoảng 6.000 ha chưa
    được khai thác. Tuy nhiên, năng suất đạt trung bình 1,57 tấn/ha, thấp
    hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước (1,99 tấn/ha). Mặc dù
    trong những năm qua tỉnh luôn có chính sách trợ giá giống lạc nên tỉ lệ
    sử dụng các giống tiến bộ kỹ thuật mới như: MD7, L14, L18, L23,
    trong sản xuất khá cao. Quy trình kỹ thuật khuyến cáo trong sản xuất
    lạc hiện nay được áp dụng từ quy trình chung của Bộ Nông nghiệp và
    PTNT mà chưa có quy trình kỹ thuật riêng cho tỉnh Quảng Bình.
    Từ những phân tích trên, việc thực hiện đề tài : “NGHIÊN CỨU
    BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ
    SẢN XUẤT LẠC TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH”, là rất
    cần thiết. 2
    2. Mục tiêu của đề tài
    - Xác định một số hạn chế năng suất lạc qua đánh giá thực trạng
    sản xuất nông nghiệp và sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình.
    - Xác định một số biện pháp kỹ thuật phù hợp để xây dựng quy
    trình sản xuất lạc bảo đảm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trên đất
    cát biển tỉnh Quảng Bình.
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    3.1. Ý nghĩa khoa học
    - Kết quả đề tài góp phần làm luận cứ khoa học cho việc quản lý,
    khai thác và sử dụng hợp lý vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình.
    - Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các nhà quản lý xây
    dựng chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất lạc trên đất cát biển.
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu hữu ích cho cán
    bộ kỹ thuật tham khảo để làm tài liệu tập huấn kỹ thuật cho nông dân.
    - Kết quả của đề tài áp dụng vào sản xuất sẽ tăng năng suất, hiệu
    quả kinh tế trong sản xuất lạc trên vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình.
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần từng bước cải tạo đất,
    hướng đến sản xuất bền vững và nâng cao thu nhập cho người dân.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    4.1. Địa điểm nghiên cứu
    - Điều tra tại các huyện và thành phố ven biển có diện tích lạc lớn
    của tỉnh Quảng Bình.
    - Các thí nghiệm và mô hình được triển khai tại xã Cam Thủy, huyện
    Lệ Thủy và xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
    4.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 06/2009 đến 06/2013.
    4.3. Phạm vi giới hạn của đề tài
    - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật trồng trọt
    để làm cơ sở xây dựng quy trình sản xuất lạc mới, bảo đảm tăng năng
    suất, hiệu quả kinh tế và bền vững trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình. 3
    - Sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình không chủ động
    nước tưới nên chủ yếu chỉ sản xuất vụ đông xuân. Do vậy, đề tài chỉ
    nghiên cứu trong vụ đông xuân với điều kiện dựa vào nước trời.
    5. Những đóng góp mới của luận án
    - Kết quả điều tra của luận án đã đánh giá được những thuận lợi,
    khó khăn ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất lạc trên đất
    cát biển tỉnh Quảng Bình.
    - Xác định được tổ hợp phân bón cân đối hợp lý giữa vô cơ và hữu
    cơ cho lạc trồng trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình vừa tăng năng suất
    và hiệu quả kinh tế vừa cải thiện được hóa tính đất.
    - Xác định được khung thời vụ gieo trồng lạc thích hợp nhất cho
    vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình trong vụ đông xuân là từ ngày
    04/01 đến ngày 03/02.
    - Xác định được việc áp dụng biện pháp phủ đất trong sản xuất lạc
    vừa cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao vừa cải thiện nhiều tính chất
    lý, hóa của đất. So sánh hai loại vật liệu thì phủ đất bằng rơm phù hợp
    với điều kiện sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình nhất.
    - Mô hình thực nghiệm bằng việc áp dụng đồng thời các biện pháp
    kỹ thuật của đề tài xác định được trong điều kiện quy mô diện tích lớn
    đã cho kết quả vượt trội về năng suất và hiệu quả kinh tế so với
    phương thức sản xuất hiện tại.
    6. Cấu trúc luận án
    Luận án trình bày trong 153 trang, được chia làm 7 phần gồm: phần
    mở đầu 4 trang, chương 1 về tổng quan tài liệu nghiên cứu 36 trang,
    chương 2 về vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 13 trang,
    chương 3 về kết quả nghiên cứu và thảo luận 84 trang, phần kết luận và
    đề nghị 2 trang, phần về các công trình khoa học đã công bố có liên quan
    1 trang và phần tài liệu tham khảo 13 trang. Luận án có 48 bảng số liệu,
    14 hình và sử dụng 150 tài liệu tham khảo, trong đó có 98 tài liệu tiếng
    Việt và 52 tài liệu tiếng Anh. Ngoài ra còn có các phụ lục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...