Tiến Sĩ Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm phát triển một số tổ hợp dâu lai mới tại Lâm Đồng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    Chuyên ngành: Trồng trọt
    NĂM - 2012
    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt vii
    Danh mục các bảng viii
    Danh mục các hình x
    MỞ ĐẦU 1
    1 Đặt vấn đề 1
    2 Mục tiêu của đề tài 3
    3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
    4 Giới hạn của đề tài 4
    5 Tính mới của đề tài 4
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 6
    1.1 Sơ lược về lịch sử phát triển của ngành sản xuất dâu tằm tơ 6
    1.2 Phân bố và phân loại cây dâu 8
    1.3 Yêu cầu sinh thái của cây dâu 9
    1.3.1 Nhiệt độ 9
    1.3.2 Ánh sáng 11
    1.3.3 Đất đai 12
    1.3.4 Dinh dưỡng 13
    1.3.5 Nước và độ ẩm không khí 17
    1.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 19
    1.4.1 Nghiên cứu về giống và tính thích ứng của giống dâu 19
    1.4.2 Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trên cây dâu 27

    CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43

    2.1 Vật liệu nghiên cứu 43
    2.1.1 Giống dâu 43
    2.1.2 Giống tằm 43
    2.1.3 Vật liệu nghiên cứu khác 43
    2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 44
    2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 44
    2.2.2 Thời gian nghiên cứu 44
    2.2.3 Đặc điểm đất đai, khí hậu tại điểm nghiên cứu 44
    2.3 Nội dung nghiên cứu 45
    2.3.1 Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng canh tác cây dâu tại Lâm Đồng. 45
    2.3.2 Nghiên cứu khả năng thích ứng của tổ hợp dâu lai mới 45
    2.3.3 Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính bằng giâm hom 45
    2.3.4 Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thích hợp cho tổ hợp dâu lai 45
    2.4 Phương pháp nghiên cứu 46
    2.4.1 Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng canh tác cây dâu tại Lâm Đồng. 46
    2.4.2 Nghiên cứu khả năng thích ứng của tổ hợp dâu lai mới 46
    2.4.3 Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính bằng giâm hom 47
    2.4.4 Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thích hợp cho tổ hợp dâu lai 50
    2.5 Phương pháp theo dõi thí nghiệm 53
    2.5.1 Theo dõi trên cây dâu 53
    2.5.2 Chỉ tiêu theo dõi trên tằm 54
    2.6 Phương pháp tính toán và phân tích thông kê thí nghiệm 55

    CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56
    3.1 Kết quả điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng canh tác cây dâu tại Lâm Đồng 56
    3.1.1 Điều kiện tự nhiên 56
    3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 67
    3.1.3 Tình hình sản xuất dâu tằm 69
    3.1.4 Thực trạng canh tác cây dâu tại Lâm Đồng 70
    3.2 Kết quả nghiên cứu khả năng thích ứng của tổ hợp dâu lai mới 75
    3.2.1 Đặc tính nảy mầm 76
    3.2.2 Chỉ tiêu sinh trưởng phát triển 77
    3.2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và năng suất lá 82
    3.2.4 Chất lượng lá của các giống dâu thí nghiệm 86
    3.2.5 Khả năng chống chịu sâu bệnh của hai tổ hợp dâu lai thí nghiệm 89
    3.3 Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính bằng giâm hom 91
    3.3.1 Kết quả nghiên cứu xác định thời vụ giâm hom thích hợp 91
    3.3.2 Kết quả nghiên cứu xác định số mầm/hom thích hợp 93
    3.3.3 Kết quả nghiên cứu xác định tuổi hom giâm thích hợp 94
    3.3.4 Kết quả nghiên cứu xác định mật độ giâm hom thích hợp 95
    3.3.5 Kết quả nghiên cứu liều lượng phân vô cơ thích hợp cho giâm hom 96
    3.3.6 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ 98
    3.4 Kết quả nghiên cứu xác định chế độ phân bón thích hợp 103
    3.4.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến sinh trưởng phát triển 103
    3.4.2 Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến năng suất lá 105
    3.4.3 Ảnh hưởng của phân vô cơ đến chất lượng lá dâu 108
    3.4.4 Ảnh hưởng của phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại 110
    3.4.5 Xác định hiệu quả kinh tế của các mức phân bón 112
    3.5 Kết quả nghiên cứu xác định mật độ trồng thích hợp 113
    3.5.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số yếu tố cấu thành năng suất 114
    3.5.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất lá 116
    3.5.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chất lượng lá 117
    3.5.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm sâu bệnh 119
    3.6 Kết quả nghiên cứu xác định thời vụ đốn thích hợp 120
    3.6.1 Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến đặc tính nảy mầm 120
    3.6.2 Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến một số yếu tố cấu thành năng suất lá 122
    3.6.3 Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến năng suất lá 126
    3.6.4 Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại 128
    KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ 131
    1 Kết luận 131
    2 Đề nghị 132
    Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 133
    Tài liệu tham khảo 134

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    3.1 Đặc điểm phân bố nhiệt độ theo độ cao 58
    3.2 Nhiệt độ không khí ở Lâm Đồng giai đoạn 2005 – 2010 58
    3.3 Đặc trưng mưa tại Lâm Đồng 60
    3.4 Các loại đất của tỉnh Lâm Đồng 65
    3.5 Diện tích, năng suất dâu và sản lượng kén tại Lâm Đồng 69
    3.6 Hiện trạng trồng dâu tại Lâm Đồng 70
    3.7 Chế độ bón phân cho cây dâu tại Lâm Đồng 72
    3.8 Kỹ thuật chăm sóc cho cây dâu tại Lâm Đồng 73
    3.9 Đặc tính nảy mầm của các tổ hợp lai thí nghiệm 76
    3.10 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai thí nghiệm 78
    3.11 Diễn biến tốc độ ra lá của các tổ hợp thí nghiệm 80
    3.12 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lá của các tổ hợp dâu thí nghiệm 82
    3.13 Năng suất lá của các tổ hợp lai thí nghiệm 85
    3.14 Ảnh hưởng của chất lượng lá dâu đến kết quả nuôi tằm 87
    3.15 Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống dâu thí nghiệm 89
    3.16 Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến chất lượng cây giống 92
    3.17 Ảnh hưởng của số mầm/hom đến chất lượng cây giống 93
    3.18 Ảnh hưởng của tuổi hom đến chất lượng cây giống 94
    3.19 Ảnh hưởng của mật độ giâm đến chất lượng cây giống 95
    3.20 Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng cây giống 97
    3.21 Ảnh hưởng nồng độ α- NAA đến chất lượng cây giống 99
    3.22 Ảnh hưởng nồng độ IAA đến chất lượng cây giống 101
    3.23 Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến tổng chiều dài thân cành 104
    3.24 Ảnh hưởng liều lượng phân vô cơ đến năng suất lá 105
    3.25a Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng lá của tổ hợp TBL-03 108
    3.25b Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng lá của tổ hợp TBL-05 109
    3.26 Ảnh hưởng của liều lượng phân vô cơ đến mức độ nhiễm sâu bệnh 110
    3.27 Ảnh hưởng của lượng phân bón vô cơ đến giá thành lá dâu 112
    3.28 Ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển thân cành của cây dâu 114
    3.29 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến kích thước và khối lượng lá 115
    3.30 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất lá 116
    3.31 Ảnh hưởng của chất lượng lá ở các mật độ trồng đến một số chỉ tiêu kén và tơ 118
    3.32 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm sâu bệnh 119
    3.33 Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến đặc tính nảy mầm tại các vùng sinh thái 121
    3.34 Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến tổng chiều dài thân cành 123
    3.35 Ảnh hưởng của thời vụ đốn đến khối lượng lá 124
    3.36 Năng suất lá ở các thời vụ đốn khác nhau 126
    3.37 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại ở các thời vụ đốn khác nhau 128

    DANH MỤC CÁC HÌNH

    3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng 56
    3.4 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm 61
    3.3 Độ ẩm trung bình các tháng trong năm 62
    3.5 Số giờ chiếu sáng trung bình các tháng trong năm 63
    3.6 Các loại đất chính của tỉnh Lâm Đồng 66
    3.7 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai thí nghiệm 78
    3.8 Diễn biến tốc độ ra lá của thí nghiệm 81
    3.9 Năng suất lá dâu của thí nghiệm 86
    3.10 Ảnh hưởng nồng độ α-NAA đến tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn 100
    3.11 Ảnh hưởng nồng độ IAA đến tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn 102
    3.12 Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất lá tổ hợp TBL-03 106
    3.13 Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất lá tổ hợp TBL-05 107
    3.14 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất lá dâu 117
    3.15 Năng suất lá của tổ hợp TBL-03 ở các thời vụ đốn 127
    3.16 Năng suất lá của tổ hợp TBL-05 ở các thời vụ đốn 128

    MỞ ĐẦU
    1 Đặt vấn đề
    Trong suốt chặng đường phát triển, con người luôn phải đối diện với cái ăn và cái mặc. Do vậy nghề "nông, tang" đã xuất hiện, trong đó có nghề trồng dâu nuôi tằm ươm tơ dệt lụa. Nhiều tài liệu cho rằng, nghề trồng dâu nuôi tằm xuất hiện cách đây trên 5000 năm tại Trung Quốc và lan truyền ra nhiều nơi trên thế giới bằng đường bộ hoặc đường biển “được gọi là con đường tơ lụa'' (Hoang Ling – Zong, 1987) [56], (Rangaswami et al., 1976) [85], (Soo-Ho Lim, 1990) [91]. Ở nước ta, ngay từ thời dựng nước, nhân dân ta đã biết trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa và cho đến nay đã trở thành nghề truyền thống (Nguyễn Văn Long, 1995) [12], (Lê Hồng Vân, 2008) [32], (Katsumata, 1972) [69].
    Trải qua bao thăng trầm của thời gian, đến thế kỷ 20 ngành dâu tằm tơ phát triển mạnh tại Nhật Bản, Pháp và đặc biệt tại những nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ (www.Vi.Wikipedia.org) [37], (Huo, Yong kang, 2000) [59]. Hiện nay trên thế giới có khoảng 50 quốc gia có các hoạt động sản xuất trong lĩnh vực dâu tằm và năm 2007 sản xuất được 785.084 tấn kén các loại, chế biến được 112.155 tấn tơ (FAO, 1976) [51]. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế như ISA, FAO, ESCAP, nhu cầu tơ tằm của thế giới ngày càng cao, đặc biệt thị trường các nước phát triển như Mỹ, Nhật, châu Âu (Chou. Youche, 1996) [4], (Jong Sung Lim, 2008) [63]. Tại Việt Nam, những thập niên gần đây ngành Dâu tằm có những bước phát triển vượt bậc. Diện tích dâu từ 4.700 ha vào năm 1985, đến năm 1993 tăng lên 38.000 ha và do một số biến động, đến năm 2006 diện tích dâu còn 25.050 ha (Nguyễn Mậu Tuấn, 2008) [30], (Nguyễn Văn, 1992) [27], (Lê Hồng Vân, 2008) [31]. Hiện nay, hàng năm nước ta đang cung cấp cho thị trường khoảng 2.652 tấn tơ, chiếm 2,3% tổng sản lượng tơ thế giới, giá trị tơ tằm hàng năm ước đạt 150 triệu USD (Ronald Currie, 1995) [19], (Lê Hồng Vân, 2008) [32]. Theo quy hoạch của ngành đến năm 2020, diện tích dâu đạt 40.000 ha, giá trị thu nhập khoảng 3.000 - 4.000 USD/ha/năm (VISERI, 2010) [33].

    Nghề trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng giải quyết công ăn việc làm, góp phần xóa đói làm giàu cho nông dân. Sản phẩm tơ tằm là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, do có những đặc tính quý báu mà không loại sợi tổng hợp nào so sánh và thay thế được, vì thế người ta ví tơ tằm là "nữ hoàng các loại sợi" (Lê Quang Chút, Nguyễn Văn Lạp, 1996) [5], (Nguyễn Văn Long, 1995) [12]. Bên cạnh đó ngành dâu tằm tơ còn có tiềm năng to lớn từ sản phẩm phụ, là một trong những hướng phát triển sau này (Xuân Bình, 1993) [2]. Ngành sản xuất dâu tằm tơ có đặc thù riêng là sản phẩm cuối cùng phải trải qua nhiều công đoạn như trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa và may mặc. Để nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất dâu tằm cần phải ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật ở các công đoạn sản xuất, trong đó sản xuất ra lá dâu có vị trí rất quan trọng vì nó chiếm khảng 60% tổng chi phí giá thành sản xuất ra nguyên liệu kén (Lê Thọ, 1991) [22].
    Mặc dù nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển ngành sản xuất dâu tằm tơ nhưng trong nhiều năm qua ngành này phát triển rất chậm, không ổn định. Nguyên nhân chủ yếu là do hiệu quả kinh tế chưa cao, giá trị ngày công lao động thấp. Bình quân thu nhập của hộ nông dân trong một năm từ sản xuất dâu tằm ở vùng đồng bằng sông Hồng đạt khoảng 8,9 triệu đồng, vùng Tây Nguyên là 15,1 triệu đồng. Giá trị ngày công lao động trồng dâu nuôi tằm bình quân cả nước chỉ có 11.720 đồng (Lê Hồng Vân, 2008) [32].
    Lâm Đồng là tỉnh thuộc vùng sinh thái Tây Nguyên, có diện tích dâu trên 8.000 ha, chiếm khoảng 40% tổng diện tích cả nước (Lê Quang Tú và cs, 2010) [29]. Điều kiện khí hậu mát mẻ nên rất thuận lợi cho nuôi quanh năm các giống tằm lưỡng hệ có năng suất chất lượng kén tơ cao. Nhưng năng suất lá dâu còn rất thấp, bình quân mới chỉ đạt trên 10 tấn/ha. Trong những năm qua tại Lâm Đồng đã đưa vào sản xuất một số giống dâu như VA-186, VA-201, S7-CB (Lê Quang Tú và cs, 2007, 2009) [27, 28] và thời gian gần đây là tổ hợp lai TBL-03, TBL-05. Để phát huy đầy đủ ưu thế của hai tổ hợp dâu lai mới này ở vùng đất Lâm Đồng đạt được năng suất chất lượng lá cao, cần phải nghiên cứu xác định tính thích ứng và biện pháp kỹ thuật thích hợp, do vậy chúng tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm phát triển một số tổ hợp dâu lai mới tại Lâm Đồng”.
    2 Mục tiêu của đề tài
    2.1 Mục tiêu chung
    Nghiên cứu xác định tính thích ứng của 2 tổ hợp dâu lai mới chọn lọc TBL-03, TBL-05 và biện pháp kỹ thuật thích hợp làm cơ sở xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh tăng năng suất chất lượng lá nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất dâu tằm ở Lâm Đồng.
    2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Xác định ảnh hưởng của tiểu vùng sinh thái đến sinh trưởng phát triển, năng suất chất lượng và khả năng chống chịu của 2 tổ hợp dâu lai.
    - Xác định biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính thích hợp để phát triển nhanh chóng tổ hợp lai ra sản xuất.
    - Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật để thâm canh tăng năng suất chất lượng lá dâu.
    3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
    - Đưa ra được các tư liệu cần thiết làm cơ sở xác định vùng sinh thái thích hợp cho 2 tổ hợp dâu lai.
    - Xây dựng cơ sở dữ liệu góp phần lựa chọn kỹ thuật nhân giống vô tính để đạt hệ số nhân giống cao.
    - Xây dựng cơ sở dữ liệu cho các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng tổ hợp ở các vùng sinh thái.
    3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    Xác định tính thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật thích hợp cho hai tổ hợp dâu lai mới TBL-03, TBL-05 tại Lâm Đồng là cơ sở góp phần nâng cao năng suất chất lượng lá dâu và số lượng cây giống đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Từ đó làm tăng hiệu quả kinh tế cho nghề trồng dâu nuôi tằm và tăng thu nhập cho nông dân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...