Thạc Sĩ Nghiên cứu biến động lượng mưa giữa các năm ở Việt Nam.

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 3/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    DANH MỤC HÌNH 1
    DANH MỤC BẢNG . 3
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . 4
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 5

    Chương I: TỔNG QUAN 7
    1.1 Những nghiên cứu ngoài nước . 7
    1.2 Những nghiên cứu trong nước . 13
    1.3 Đặc điểm mùa mưa ở Việt Nam . 15

    Chương II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU . 18
    2.1 Phương pháp 18
    2.1.1 Nội dung nghiên cứu . 18
    2.1.2 Đối tượng nghiên cứu . 18
    2.1.3 Các yếu tố sử dụng trong nghiên cứu 18
    2.1.4 Phương pháp nghiên cứu . 19
    2.2 Nguồn số liệu . 19
    2.2.1 Bộ số liệu mưa tái phân tích APHORODITE 19
    2.2.2 Các chỉ số ENSO . 21

    Chương III: KẾT QUẢ . 27
    3.1 Các đặc điểm về mùa mưa ở Việt Nam dựa trên bộ số liệu APHRODITE . 27
    3.1.1 Phân bố lượng mưa trung bình qua các giai đoạn khác nhau 28
    3.1.2 Sự chuyển dịch mùa mưa qua từng giai đoạn 32
    3.1.3 Biến đổi lượng mưa năm cho trên từng khu vực ở Việt Nam 38
    3.2 Biến động lượng mưa giữa các năm cho 7 khu vực ở Việt Nam . 43
    3.2.1 Biến động lượng mưa khu vực Tây bắc (BI) . 43
    3.2.2 Biến động lượng mưa khu vực Đông Bắc Bộ (BII) . 44
    3.2.3 Biến động lượng mưa khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ (BIII) 45
    3.2.4 Biến động lượng mưa khu vực Bắc Trung Bộ (BIV) 46
    3.2.5 Biến động lượng mưa khu vực Nam Trung Bộ (NI) . 47
    3.3.6 Biến động lượng mưa khu vực Tây Nguyên (NII) 48
    3.3.7 Biến động lượng mưa khu vực Nam Bộ (NIII) . 49
    3.3 Ảnh hưởng của ENSO đến sự biến động lượng mưa nói chung 50
    3.3.1 Đặc điểm mùa mưa theo kinh độ trong giai đoạn ENSO 53
    3.3.2 Sự chuyển dịch mùa mưa theo vĩ độ trong giai đoạn ENSO . 55
    3.3.3 Biến đổi lượng mưa trên từng khu vực trong giai đoạn ENSO . 56
    KẾT LUẬN . 59
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 61
    Phụ lục 1 Các Chỉ số ENSO 63

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, hàng năm phải gánh chịu những thiệt hại to lớn do thiên nhiên gây ra, trong đó phải kể đến những thiên tai do mưa như: bão lũ, lũ quét . Đây là những dạng thiên tai có thể xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, nhưng chúng có mối liên hệ rõ nét hơn với những đặc trưng nhiệt đới gió mùa là mưa nhiều và mưa theo mùa. Trong những năm gần đây, sự biến đổi của lượng mưa cũng như mùa mưa có chiều hướng diễn biến phức tạp hơn làm tăng sự biến động của mùa mưa, hiện tượng mưa mạnh lên hoặc yếu đi thay đổi và không theo quy luật, gây ra lũ lụt hoặc hạn hán trên nhiều khu vực ở Việt Nam. Hiện tượng mưa lớn là một trong những hiện tượng thời tiết nguy hiểm có ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động kinh tế xã hội và đời sống của con người. Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự biến đổi của lượng mưa cũng như hiện tượng mưa lớn. Ở Việt Nam, nghiên cứu về đặc điểm và xu thế biến đổi của lượng mưa nói riêng, các yếu tố cũng như các hiện tượng khí hậu cực trị nói chung, còn rất ít và chưa đầy đủ, nhất là nếu xét trên phương diện liên tục của không gian và thời gian. Do đó việc phân tích đặc điểm mùa mưa (bao gồm thời gian bắt đầu, kết thúc, cường độ), cũng như tác động của ENSO đến biến động của mùa mưa trên các khu vực Việt Nam là có ý nghĩa thực tiễn. Chính vì vậy tôi đề xuất đề tài “Nghiên cứu biến động lượng mưa giữa các năm cho các khu vực ở Việt Nam” để góp phần giải quyết vấn đề nêu trên. Bố cục luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục gồm có 3 chương với các nội dung như sau: Chương 1 Tổng quan Trong chương này, tác giả trình bày những nghiên cứu trong và ngoài nước trong những năm gần đây về giải thích biến động lượng mưa có liên quan đến các yếu tố hoàn lưu quy mô lớn như gió mùa, bão, áp thấp nhiệt đới, ENSO. Chương 2 Phương pháp nghiên cứu và số liệu Tác giả đi vào chi tiết phương pháp nghiên cứu được lựa chọn cũng như nguồn số liệu sử dụng trong nghiên cứu.
    Chương 3 Kết quả Trình bày tóm tắt các kết quả chủ yếu của luận văn, những điểm mới đã đạt được và kiến nghị về hướng nghiên cứu trong tương lai
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...