Tiến Sĩ Nghiên cứu biến đổi nồng độ peptid lợi tiểu natri týp B ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2015
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Suy thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ và các biến chứng tim mạch 3
    1.1.1. Suy thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ 3
    1.1.2. Các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân suy thận mạn tính . 9
    1.2. Peptid lợi tiểu natri type B ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ 18
    1.2.1. Các peptid lợi tiểu natri . 18
    1.2.2. Tác động sinh học của BNP 21
    1.2.3. Cơ chế hoạt động của BNP . 22
    1.2.4. Vai trò của định lượng BNP trong chẩn đoán suy tim 24
    1.2.5. Sinh bệnh học của tăng nồng độ BNP ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ 26
    1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới 28
    1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới . 28
    1.3.2.Tình hình nghiên cứu trong nước 33
    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 36
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 36
    2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu 36
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 37
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 37
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 37
    2.2.2. Kỹ thuật chọn mẫu . 37
    2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 37
    2.2.4. Các thông số thu thập trong nghiên cứu 37
    2.2.5. Các tiêu chuẩn trong nghiên cứu . 48
    2.2.5. Xử lý số liệu và đạo đức y học trong nghiên cứu 51
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54
    3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu . 54
    3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu . 53
    3.1.2. Đặc điểm riêng của các nhóm nghiên cứu 57
    3.2. Nồng độ BNP huyết tương ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ . 60
    3.2.1. Nồng độ của BNP huyết tương ở 3 nhóm . 60
    3.2.2. Biến đổi BNP trước và sau kỳ lọc máu và mối liên quan của BNP với một số thông số ở nhóm lọc máu chu kỳ 64
    3.3. Mối liên quan giữa nồng độ BNP với một số thông số siêu âm hình thái, chức năng tâm thu thất trái và giá trị của BNP trong dự đoán suy tim, tiên lượng tử vong ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ 68
    3.3.1. Mối liên quan giữa BNP huyết tương với hình thái thất tráitrên siêu âm tim 68
    3.3.2. Liên quan của BNP với suy tim và chức năng tâm thu trên siêu âm tim 74
    3.3.3. Giá trị của BNP trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ 80
    Chương 4. BÀN LUẬN . 86
    4.1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu 86
    4.1.1.Tuổi và giới 86
    4.1.2. Đặc điểm nhóm chứng suy tim . 88
    4.2.Biến đổi nồng độ BNP ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ . 89
    4.2.1. Nồng độ BNP huyết tương ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ 89
    4.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ BNP huyết tương ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ 92
    4.2.3. Biến đổi nồng độ BNP trong lọc máu chu kỳ . 93



    4.3. Mối liên quan giữa nồng độ BNP với một số thông số siêu âm hình thái, chức năng tâm thu thất trái và giá trị của BNP trong dự đoán suy tim, tiên lượng tử vong ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ 99
    4.3.1. Nồng độ BNP huyết tương và phì đại thất trái ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ 100
    4.3.2. Nồng độ BNP huyết tương ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ suy tim và suy c năng thất trái 104
    4.3.3. Giá trị BNP huyết tương trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ . 110
    KẾT LUẬN 116
    KIẾN NGHỊ . 118
    ANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN
    ỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Bệnh thận mạn tính là một gánh nặng y tế trên toàn thế giới. Tại Hoa Kỳ, sự phổ biến của suy thận mạn giai đoạn cuối ngày càng tăng. Số lượng bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối tham gia trong chương trình Medicare đã tăng từ khoảng 86.354 vào năm 1983 tăng lên 547.982 năm 2008 và đạt 594. 734 vào năm 2010. Tỷ lệ bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối 1763/ 1 triệu dân với tần suất mới mắc là 348/ 1 triệu dân [113].
    Theo hệ thống dữ liệu bệnh thận Hoa Kỳ (USRDS) năm 2008 cho thấy tần suất và tỷ lệ bệnh nhân lọc máu ở các nước châu Á nói chung có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Đây là vấn đề đáng lo ngại nếu xem xét trên các khía cạnh dân số (châu Á chiếm trên 50% dân số toàn cầu), sự gia tăng tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường, dân trí thấp và sự khác biệt lớn giữa các vùng [112].
    Trong một nghiên cứu tại Đài Loan trên 462.293 người cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bệnh thận mạn người lớn chiếm 11,93% (ở tất cả các giai đoạn). Một chương trình kiểm tra sức khỏe 527.594 người lớn tại Nhật Bản ghi nhận xấp xỉ 20 % bệnh nhân có thể mắc bệnh thận mạn giai đoạn từ 3- 5 [34].
    Bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở những bệnh nhân suy thận mạn tính (STMT). Sự phát triển các phương pháp điều trị như thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc và ghép thận đã cải thiện đáng kể tiên lượng bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Tuy nhiên, tuổi thọ của bệnh nhân được điều trị thay thế thận vẫn thấp hơn so với dân số chung cùng tuổi và giới có chức năng thận bình thường. Nguy cơ tử vong ở nhóm bệnh nhân này do bệnh tim mạch và các nguyên nhân khác đều tăng ở mọi nhóm tuổi. Từ khi có thận nhân tạo ra đời giúp bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có khả năng sống sót đủ lâu để xuất hiện các triệu chứng lâm sàng bệnh tim mạch giúp cho các vấn đề trở nên rõ ràng hơn [42]. Các biểu hiện lâm sàng của suy tim thường dễ nhầm lẫn với triệu chứng của suy thận mạn do tình trạng thiếu máu, thừa dịch, tăng huyết áp (THA) kháng trị [27],[79]. Vì vậy, việc nghiên cứu các phương tiện giúp hỗ trợ chẩn đoán suy tim là điều cần thiết, đặc biệt là trong những trường hợp cấp cứu. Vai trò của các chất chỉ điểm sinh học trong gợi ý chẩn đoán bệnh tim mạch ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Trong những năm gần đây, peptid lợi tiểu natri trong đó peptide lợi tiểu natri týp B (BNP) nổi lên như là chỉ điểm sinh học đầy hứa hẹn về khía cạnh này. Có rất nhiều nghiên cứu về giá trị của BNP trên bệnh nhân suy tim cũng như đưa ra các giá trị chẩn đoán và loại trừ được nhiều sự đồng thuận [10],[21],[79],[81]. Xét nghiệm BNP đã trở thành một công cụ chẩn đoán có giá trị trong suy chức năng thất trái cấp hay mạn [79],[81]. Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy nồng độ BNP huyết tương ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ (LMCK) có thể tiên đoán chức năng thất trái và các biến cố tim mạch về sau [24],[31],[35],[56],[71],[76],[77],[82]. Tuy nhiên sự chính xác trong chẩn đoán suy tim và tiên lượng trên bệnh nhân LMCK từ kết quả những nghiên cứu này còn nhiều tranh cãi. Các mức BNP được đưa ra giúp chẩn đoán bệnh lý tim mạch có sự khác nhau [71],[76], [77],[91],[129]. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác cũng nhận định không thống nhất về sự thay đổi của nồng độ BNP khi lọc máu để đưa ra thời điểm tốt nhất để xét nghiệm BNP giúp ích cho chẩn đoán suy tim ở bệnh nhân LMCK [65],[94],[119]. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “ Nghiên cứu biến đổi nồng độ peptid lợi tiểu natri týp B ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ” với mục tiêu:
    1. Nghiên cứu đặc điểm và biến đổi nồng độ BNP huyết tương ở bệnh nhân suy thận mạn tính LMCK.
    2. Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ BNP huyết tươngvới một số thông số siêu âm hình thái, chức năng tâm thu thất trái và giá trị của BNP trong dự đoán suy tim, tiên lượng tử vong ở bệnh nhân suy thận mạn tính LMCK.
     
Đang tải...