Thạc Sĩ Nghiên cứu bệnh tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức, hành vi của các bà mẹ tại xã Ba Trinh, huy

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN Y HỌC CHUYÊN KHOA CẤP I

    MỤC LỤC

    Trang
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1. Tiêu chảy trẻ em . 3
    1.2. Phòng bệnh tiêu chảy 13
    1.3. Đặc điểm chung của xã Ba Trinh 13

    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 15
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 15
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 15
    2.3. Biến số nghiên cứu . 18

    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 22
    3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 22
    3.2. Kiến thức và hành vi của bà mẹ tiêu chảy 26
    3.3. Một số yếu tố liên quan bệnh tiêu chảy của trẻ 31

    Chương 4. BÀN LUẬN . 35
    4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 35
    4.2. Kiến thức và hành vi của bà mẹ tiêu chảy 36
    4.3. Một số yếu tố liên quan bệnh tiêu chảy của trẻ 41
    KẾT LUẬN 44
    KIẾN NGHỊ 46
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Bệnh tiêu chảy ở trẻ em là một vấn đề sức khoẻ đang được quan tâm rộng rãi trên Thế giới, bệnh đã lôi cuốn nhiều đến sự chú ý của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, nhà y học, bởi đó là nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều công trình nghiên cứu điều tra ở Châu Á, Châu Phi và châu Mỹ La Tinh cho thấy, ở các nước đang phát triển hàng năm có trên 750 triệu trường hợp tiêu chảy, trong đó 500 triệu là trẻ em dưới 5 tuổi. Tử vong do tiêu chảy hang năm từ 3-6 triệu trẻ em, có 80% trong số này là trẻ em dưới 2 tuổi [35], [36].
    Trong những năm gần đây ở Việt Nam tình hình bệnh tiêu chảy có chiều hướng gia tăng. Đáng chú ý là các tỉnh phía Bắc, dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm được phát hiện ngày 23/10/2007, bắt đầu ở Hà Nội và chính thức được công bố thành dịch từ ngày 31/10/2007. Hiện dịch đã lây lan đến 7 tỉnh thành như Hà Tây, Hải phòng, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên và Thái Bình. Theo Thứ Trưởng Trịnh Quân Huấn có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy cấp, đa số là do nhiễm khuẩn, nhiễm độc từ thức ăn như nhiễm khuẩn lỵ, Escherie coli, vi khuẩn tả với 1 đến 1,2 triệu ca mỗi năm trên cả nước.
    Theo thống kê của Bộ Y tế năm 1996, mười bệnh gây chết nhiều nhất tại các bệnh viện chủ yếu là bệnh nhiễm trùng, trong đó tiêu chảy đứng hàng thứ hai với tỷ lệ chết 3,92/100.000 dân [35], [36]. Theo thông báo dịch năm 2003 [24], năm 2004 [25], năm 2005 [26], [27], năm 2006 [28], tiêu chảy vẫn là một tronh các bệnh truyền nhiễm số người mắc cao nhất.
    Ở tỉnh Sóc Trăng có 24.255 ca mắc, Riêng huyện Kế Sách theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng huyện năm 2008 có 2.513 không có trường hợp tử vong do tiêu chảy. Tuy nhiên, trong thực tế số liệu này phản ảnh chưa đầy đủ tỷ lệ mắc trong cộng đồng. Do các bà mẹ lựa chọn dịch vụ y tế nên còn nhiều trường hợp trẻ tiêu chảy không được báo cáo. Ngoài vấn đề tỷ lệ mắc và tử vong cao bệnh tiêu chảy còn là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển về tinh thần, thể chất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các bệnh nhiễm trùng khác.
    Các phương pháp điều trị tiêu chảy đơn giản và hiệu quả có thể làm giảm rõ rệt số lượng tử vong do tiêu chảy đồng thời làm giảm sự nhập viện không cần thiết của hầu hết các trường hợp [46], [47]. Các phương pháp này ngày càng được phổ biến rộng hơn tại cộng đồng đã đóng góp thành công đáng kể vào việc khống chế các bệnh tiêu chảy, làm giảm tỉ lệ mắc, giảm tỷ lệ tử vong do tiêu chảy gây ra.
    Hành vi sức khỏe có giá trị rất lớn đến việc giảm tỷ lệ mắc và chết của một bệnh. Việc điều trị một bệnh chỉ được giải quyết một cách triệt để khi gia đình, đặc biệt là các bà mẹ nhận ra những gì cần phải làm để thay đổi hành vi sức khỏe có hại do chính mình gây ra [23]. Muốn thực hiện có hiệu quả công tác phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em tại một cộng đồng thì phải tìm hiểu các kiến thức và hành vi của các bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi liên quan đến tỉ lệ mắc tiêu chảy của cộng đồng đó.
    Tại Sóc Trăng, mặc dù chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy Quốc gia (CDD) đã được triển khai trong nhiều năm nay, nhưng thời gian qua tình hình mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi còn khá phổ biến trong cộng đồng do việc thực hiện biện pháp phòng bệnh chưa thật kỹ lưỡng, do tập quán thói quen, sự hiểu biết, môi trường sống, các yếu tố khách quan Vì vậy, sự hiểu biết của cộng đồng về các biện pháp phòng bệnh tiêu chảy là rất quan trọng. Vấn đề đặt ra là tìm xem yếu tố nào ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu chảy, mức độ tác động ra sau, yếu tố nào là đặc thù riêng của địa phương nghiên cứu.
    Vì vậy,chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu bệnh tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức, hành vi của các bà mẹ tại xã Ba Trinh, huyện Kế Sách, Sóc Trăng ”. Với các mục tiêu sau:
    1. Xác định tỷ lệ bệnh tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã Ba Trinh, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
    2. Tìm hiểu kiến thức, thái độ, hành vi của các bà mẹ về bệnh tiêu chảy.
     
Đang tải...