Thạc Sĩ Nghiên cứu bệnh tiên mao trùng do Trypanosoma evansi gây ra trên đàn trâu tại tỉnh Tuyên Quang và bi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    ii
    LỜI CẢM ƠN

    Để hoàn thành Luận văn này, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
    biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan – trường Đại học Nông Lâm Thái
    Nguyên; TS. Phạm Thị Tâm – Viện đại học Mở Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ
    bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn
    Thạc sỹ này.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại
    học, Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã
    tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn Chi cục Thú y, các trạm Thú y tỉnh Tuyên Quang
    và các hộ chăn nuôi trâu trên địa bàn tỉnh nghiên cứu đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
    trong quá trình thực hiện đề tài.
    Tôi xin chân thành cảm ơn các em sinh viên Khóa 41,42 chuyên ngành Thú
    y đã giúp tôi thực hiện đề tài.
    Tôi vô cùng biết ơn các thành viên trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
    luôn ở bên tôi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
    Tôi xin chân thành cám ơn !

    Thái Nguyên ngày tháng năm 2014
    Học viên



    Trần Nhật Thắng

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    iii

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục tiêu của đề tài . 2
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 2
    3.1. Ý nghĩa khoa học 2
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn . 2
    4. Những đóng góp mới của đề tài . 2
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1. Cơ sở khoa học của đề tài . 3
    1.1.1. Lịch sử phát hiện ra loài tiên mao trùng Trypanosoma evansi . 3
    1.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo, phân loại và chu kỳ phát triển của tiên mao trùng
    Trypanosoma evansi . 3
    1.1.3. Dịch tễ học bệnh tiên mao trùng 6
    1.1.4. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh 9
    1.1.5. Chẩn đoán bệnh tiên mao trùng . 10
    1.1.6. Phòng, trị bệnh tiên mao trùng cho trâu . 15
    1.2. Tình hình nghiên cứu về bệnh tiên mao trùng . 19
    1.2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh tiên mao trùng trong nước . 19
    1.2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh tiên mao trùng trên thế giới . 22
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
    NGHIÊN CỨU 34
    2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 34
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu . 34
    2.1.2. Vật liệu nghiên cứu 34
    2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu . 35
    2.3. Nội dung nghiên cứu 35
    2.3.1. Xác định thành phần loài tiên mao trùng phân lập từ trâu bệnh tại tỉnh Tuyên
    Quang . .35
    2.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh tiên mao trùng trên đàn trâu của
    tỉnh Tuyên Quang 35
    2.3.3. Khả năng gây bệnh của T. evansi trên động vật thí nghiệm . 36
    2.3.4.Ứng dụng Kit CATT và Kit ELISA trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng 36

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    iv
    2.3.5. Thử nghiệm và lựa chọn phác đồ điều trị bệnh tiện mao trùng có hiệu quả cao
    và đề xuất biện pháp phòng chống bệnh. . 36
    2.4. Phương pháp nghiên cứu . 36
    2.4.1. Phương pháp thu thập mẫu 36
    2.4.2. Phương pháp phát hiện tiên mao trùng trong mẫu 38
    2.4.3. Phương pháp định danh tiên mao trùng . 39
    2.4.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh do T. evansi gây
    ra trên động vật gây nhiễm . 40
    2.4.5. Phương pháp ứng dụng Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở trâu 43
    2.4.6. Xây dựng phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu 45
    2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu 46
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 47
    3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh tiên mao trùng trên đàn trâu tại tỉnh Tuyên Quang47
    3.1.1. Định danh loài tiên mao trùng phân lập từ đàn trâu tại tỉnh Tuyên Quang . 47
    3.1.2. Tình hình nhiễm tiên mao trùng ở đàn trâu tại tỉnh Tuyên Quang 48
    3.1.3. Nghiên cứu về ruồi, mòng hút máu, truyền bệnh tiên mao trùng 52
    3.2. Khả năng gây bệnh của T. evansi trên một số động vật 60
    3.2.1. Khả năng gây bệnh của T. evansi trên chuột bạch 60
    3.2.2. Đặc tính gây bệnh của T. evansi trên trâu gây nhiễm 66
    3.3. Thử nghiệm Kit CATT và Kit ELISA trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng 75
    3.4. Xây dựng phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng và đề xuất biện pháp phòng
    chống bệnh 77
    3.4.1. Thử nghiệm trên diện hẹp . 77
    3.4.2. Kết quả điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu ở Tuyên Quang 79
    3.4.3. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh tiên mao trùng cho đàn trâu của tỉnh
    Tuyên Quang . 80
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 82
    1. Kết luận 82
    2. Đề nghị . 83
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 84
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
    PHỤ LỤC


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    v

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    cs : Cộng sự
    spp. : Species pluralis
    T. evansi : Trypanosoma evansi
    T. rubidus : Tabanus rubidus
    T. kiangsuensis: Tabanus kiangsuensis
    S. calcitrans : Stomoxys calcitrans
    Nxb : Nhà xuất bản
    TMT : Tiên mao trùng
    Tr : Trang
    TT : Thể trọng
    PBS : Dung dịch muối đệm photphat
    EDTA : Ethylene diamine tetraacetic acid
    OIE : Tổ chức Thú y thế giới (World Organisation for
    Animal Health).
    FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
    (Food and Agriculture Organization of United Nation).

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

    Trang
    Bảng 2.1. Các kết quả có thể có của một xét nghiệm chẩn đoán 45
    Bảng 2.2. Phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu 46
    Bảng 3.1. Kết quả định danh loài tiên mao trùng gây bệnh tại tỉnh Tuyên Quang . 47
    Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm ở trâu tại ba huyện của tỉnh Tuyên Quang . 48
    Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng theo lứa tuổi trâu 50
    Bảng 3.4. Kết quả định danh, sự phân bố và tần suất xuất hiện các loài ruồi, mòng
    hút máu . 52
    Bảng 3.5. Tỷ lệ loài ruồi, mòng trong số mẫu thu thập ở 3 huyện nghiên cứu . 55
    Bảng 3.6. Quy luật hoạt động theo tháng của các loài ruồi, mòng hút máu . 57
    Bảng 3.7. Quy luật hoạt động trong ngày của các loài ruồi, mòng hút máu . 59
    Bảng 3.8. Thời gian T. evansi xuất hiện trong máu của chuột bạch gây nhiễm . 60
    Bảng 3.9. Thời gian chết của chuột bạch sau gây nhiễm T. evansi . 62
    Bảng 3.10. Triệu chứng lâm sàng ở chuột sau gây nhiễm 63
    Bảng 3.11. Bệnh tích đại thể ở chuột bạch bị bệnh tiên mao trùng do gây nhiễm . 65
    Bảng 3.12. Thời gian T. evansi bắt đầu xuất hiện và thời gian trâu gây nhiễm có
    biểu hiện lâm sàng . 66
    Bảng 3.13. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu ở trâu gây nhiễm 71
    Bảng 3.14. Sự thay đổi một số chỉ tiêu sinh lý máu trâu sau gây nhiễm 72
    Bảng 3.15. Số lượng và tỷ lệ các loại bạch cầu của trâu gây nhiễm và đối chứng .73
    Bảng 3.16. Bệnh tích đại thể chủ yếu của trâu bị bệnh TMT do gây nhiễm 74
    Bảng 3.17. Tỷ lệ phát hiện của Kit CATT và Kit ELISA trong số mẫu huyết thanh
    trâu nhiễm tiên mao trùng . 76
    Bảng 3.18. Đánh giá độ nhạy của Kit CATT và Kit ELISA đã thử nghiệm .76
    Bảng 3.19. Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng trên diện hẹp . 78
    Bảng 3.20. Kết quả điều trị bệnh tiên mao trùng ở trâu tại Tuyên Quang 79

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    vii
    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Trang
    Hình 1.1: Cấu trúc của tiên mao trùng T.evansi 5
    Hình 1.2: Sự phân bố của T.evansi trên thế giới . 6
    Hình 1.3: Cơ chế lây truyền bệnh tiên mao trùng . 7
    Hình 1.4: Chu kỳ sống của T. evansi trong vật chủ 7
    Hình 1.5: Chu kỳ phát triển của ruồi, mòng. . 8
    Hình 1.6: Phương pháp ngưng kết trên phiến kính 13
    Hình 1.7: CATT/T. evansi 13
    Hình 1.8: Phương pháp ELISA . 14
    Hình 2.1: Các ô đếm trong buồng đếm Neubauer (đếm tiên mao trùng trong các ô
    bôi đen) . 41
    Hình 3.1: Biểu đồ tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu tại tỉnh Tuyên Quang . 49
    Hình 3.2: Đồ thị tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo lứa tuổi 51
    Hình 3.3: Biểu đồ tỷ lệ loài ruồi, mòng ở các địa phương nghiên cứu . 56
    Hình 3.4: Đồ thị diễn biến thân nhiệt của trâu gây nhiễm 1 . 67
    Hình 3.5: Đồ thị diễn biến thân nhiệt của trâu gây nhiễm 2. 68
    Hình 3.6: Đồ thị diễn biến thân nhiệt của trâu gây nhiễm 3 68
    Hình 3.7: Đồ thị diễn biến thân nhiệt của trâu đối chứng . 68
    Hình 3.8: Biểu đồ về kết quả điều trị bệnh tiên mao trùng ở trâu tại Tuyên
    Quang .
    .79









    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trypanosoma evansi là ký sinh trùng đơn bào đường máu (Protozoa) thuộc
    lớp trùng roi (Flagellata) có tầm quan trọng lớn đối với ngành Thú y. Bệnh
    Trypanosoma evansi thấy phổ biến ở các loài gia súc như: trâu, bò, dê, ngựa, hươu,
    lạc đà , bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế ở các nước châu Phi, Nam Mỹ và châu
    Á do những vùng này có số lượng gia súc chết hàng năm lớn và đều là do
    Trypanosoma evansi gây nên (Brun R. và cs., 1998 [37]).
    Theo Phan Văn Chinh (2006) [1], tại Việt Nam bệnh tiên mao trùng xuất
    hiện ở nhiều vùng với tỷ lệ mắc khá cao: ở trâu 13 – 30%, bò 7 – 14%, trong đó tỷ
    lệ gia súc chết/gia súc mắc bệnh chiếm từ 6,3% đến 20%.
    Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông
    Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, phía
    Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Tây giáp tỉnh Yên
    Bái. Tỉnh Tuyên Quang nằm ở trung tâm của lưu vực sông Lô, có dòng sông
    Gâm chảy qua theo hướng Bắc - Nam và nhập vào sông Lô ở phía Tây Bắc của
    huyện Yên Sơn, chỗ giáp ranh giữa ba xã Phúc Ninh, Thắng Quân và Tân Long.
    Theo số liệu thống kê của Chi cục Thú y tỉnh Tuyên Quang, tính đến thời
    điểm cuối năm 2013, tổng đàn trâu của tỉnh Tuyên Quang là 105.078 con. Đàn trâu
    của tỉnh được đánh giá là có tầm vóc lớn và có khả năng sinh trưởng tốt. Tuy nhiên,
    trong thời gian qua, cũng giống như nhiều địa phương khác, công tác giống, chăm
    sóc nuôi dưỡng và phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là việc phòng trị bệnh tiên mao
    trùng chưa được chú trọng. Hàng năm, trâu bị ốm và chết khá nhiều trong vụ Đông -
    Xuân, khi thời tiết giá lạnh và thức ăn trở nên khan hiếm. Cơ sở hạ tầng phục vụ
    công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gia súc tại địa phương vẫn còn nhiều
    hạn chế, dẫn tới hệ quả là bệnh tiên mao trùng trở nên phổ biến hơn, nghiêm trọng
    hơn và gây thiệt hại lớn hơn.
    Những phân tích ở trên cho thấy mức độ phổ biến cũng như những tác hại về
    kinh tế do bệnh tiên mao trùng gây ra trên gia súc nói chung và đàn trâu nói riêng ở
    nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh trung du miền núi, trong đó có tỉnh Tuyên Quang. Để
    có cơ sở khoa học phục vụ công tác chủ động phòng, trị bệnh tiên mao trùng, chúng

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    2
    tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu bệnh tiên mao trùng do Trypanosoma evansi gây
    ra trên đàn trâu tại tỉnh Tuyên Quang và biện pháp phòng trị”.
    2. Mục tiêu đề tài
    - Xác định loài tiên mao trùng và một số đặc điểm dịch tễ bệnh tiên mao
    trùng trên đàn trâu của tỉnh Tuyên Quang.
    - Xác định một số đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh tiên mao trùng trên
    các động vật gây nhiễm (chuột bạch, trâu).
    - Lựa chọn phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng hiệu quả và phù hợp với
    điều kiện chăn nuôi của tỉnh Tuyên Quang.
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    3.1. Ý nghĩa khoa học
    Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học có giá trị về đặc điểm dịch tễ,
    bệnh lý, lâm sàng, chẩn đoán và phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng cho đàn trâu
    đạt hiệu quả cao.
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi cách
    nhận biết và áp dụng biện pháp phòng, trị bệnh tiên mao trùng hiệu quả; từ đó hạn
    chế tỷ lệ nhiễm và những thiệt hại do bệnh tiên mao trùng gây ra; góp phần nâng
    cao năng suất chăn nuôi trâu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
    4. Những đóng góp mới của đề tài
    - Là công trình nghiên cứu có tính hệ thống về một số đặc điểm dịch tễ, bệnh
    lý và lâm sàng, chẩn đoán và phòng trị bệnh tiên mao trùng trên đàn trâu của tỉnh
    Tuyên Quang.
    - Xây dựng được biện pháp phòng, trị bệnh tiên mao trùng cho đàn trâu có
    hiệu quả cao, khuyến cáo và áp dụng rộng rãi ra các nông hộ chăn nuôi trâu tại tỉnh
    Tuyên Quang.
     
Đang tải...