Thạc Sĩ Nghiên cứu bệnh teo gan trên tôm sú (Penaeus Monodon Fabricius, 1798) nuôi thương phẩm tại Ninh Thuậ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ
    Đề tài: Nghiên cứu bệnh teo gan trên tôm sú (Penaeus Monodon Fabricius, 1798) nuôi thương phẩm tại Ninh Thuận và và đề xuất các giải pháp phòng bệnh tổng hợp
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Danh mục các ký hiệu và các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình ảnh
    MỞ ĐẦU
    1


    CHƯƠNG 1


    TỔNG QUAN TÀI LIỆU


    4

    1.1 Tình hình nuôi tôm he
    1.1.1 Tình hình nuôi tôm he trên thế giới
    1.1.2 Tình hình nuôi tôm he Việt Nam
    1.1.3 Tình hình nuôi tôm Ninh Thuận
    1.2 Tình hình bệnh và tác hại của nó đối với tôm he nuôi
    1.2.1 Tình hình bệnh và những thiệt hại trên tôm nuôi thế giới
    1.2.2 Tình hình bệnh và tác hại của nó đối với tôm nuôi Việt Nam
    1.2.3 Tình hình bệnh trên tôm nuôi Ninh Thuận
    1.3 Tình hình nghiên cứu bệnh tôm trên thế giới và Việt Nam
    1.3.1 Tình hình nghiên cứu bệnh tôm trên thế giới
    1.3.2 Tình hình nghiên cứu bệnh tôm ở Việt Nam
    1.4 Một số bệnh gây thương tổn cho cơ quan gan tụy của tôm
    1.4.1 Các bệnh do virus
    1.4.1.1 Các loài virus gây bệnh trên gan tụy tôm he
    1.4.1.2 Bệnh Monodon-Type Baculovirus (MBV) trên tôm he
    1.4.1.3 Bệnh gan tụy ở tôm he (Hepatopancreatic Parvovirus-HPV)
    1.4.1.4 Bệnh đầu vàng trên tôm he (Yellow head disease virus-YHD)
    1.4.1.5 Hội chứng Taura (Taura syndrome virus-TSV)
    1.4.1.6 Bệnh Baculovirus Penaei (BP)
    1.4.1.7 Bệnh hoại tử tuyến ruột giữa tôm he BMN
    (Baculoviral Midgut Gland Necrosis virus)
    1.4.2 Bệnh do vi khuẩn
    1.4.2.1 Bệnh do Vibrio
    1.4.2.2 Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm (NecrotizingHepatopancreatitis-NHP)
    1.4.3 Bệnh trùng 2 tế bào (Gregarinosis) ở giáp xác
    1.4.4 Độc tố aflatoxin ảnh hưởng đến gan tụy của động vật nuôi thủy sản
    1.4.5 Bệnh gây chết tôm do tảo độc (Thủy triều đỏ)
    CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
    2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
    2.1.2 Địa điểm nghiên cứu
    2.1.3 Thời gian nghiên cứu
    2.2 Phương pháp nghiên cứu
    2.2.1 Phương pháp luận
    2.2.2 Sơ đồ khối thực hiện đề tài
    2.2.3 Số mẫu nghiên cứu và phương pháp thu mẫu
    2.2.3.1 Số mẫu nghiên cứu
    2.2.3.2 Phương pháp thu mẫu
    2.2.4 Các phương pháp nghiên cứu
    2.2.4.1 Phương pháp điều tra dịch tễ học
    2.2.4.2 Các phương pháp phân tích mẫu tôm
    a) Chẩn đoán mầm bệnh virus bằng kỹ thuật PCR (polymerase chain
    reaction)
    b) Phương pháp nghiên cứu mô bệnh học
    c) Phương pháp nghiên cứu vi khuẩn
    d) Phương pháp kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM)
    e) Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng
    2.2.4.3 Phương pháp xác định nấm Aspergillus và độc tố aflatoxin
    trong thức ăn tổng hợp
    2.2.4.4 Phương pháp nghiên cứu tảo độc
    2.2.4.5 Phương pháp phân tích hàm lượng chất hữu cơ bùn đáy
    2.2.4.6 Phương pháp phân tích thành phần cấp hạt (P2 sa lắng cơ học)
    2.2.4.7 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước
    2.2.4.8 Các mô hình thực nghiệm sinh học
    a) Bố trí thí nghiệm lây nhiễm tôm bệnh cho tôm khỏe
    b) Bố trí thí nghiệm cảm nhiễm dịch qua màng lọc 0,2µm từ tôm bệnh
    cho tôm khỏe
    2.2.4.9 Kiểm chứng và thử nghiệm các biện pháp phòng trị bệnh teo gan
    trong thực tế sản xuất
    2.3 Phương pháp xử lý số liệu
    CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
    3.1 Kết quả điều tra dịch tễ xác định các yếu tố nguy cơ gây bệnh teo gan
    3.1.1 Tần suất bắt gặp các loại bệnh ở tôm nuôi Ninh Thuận
    3.1.1.1 Tần suất bắt gặp các nhóm bệnh trên tôm nuôi Ninh Thuận
    3.1.1.2 Tỷ lệ xuất hiện bệnh teo gan theo thời gian nuôi
    3.1.2 Các dấu hiệu chính có ý nghĩa chẩn đoán đối với bệnh teo gan
    3.1.3 Liên quan giữa dấu hiệu bệnh lý ở gan tụy và hiện tượng thải phân
    trắng
    3.1.4 Quan hệ giữa bệnh teo gan với yếu tố mùa vụ và đặc điểm ao nuôi
    3.1.4.1 Quan hệ giữa thời điểm thường xuất hiện bệnh teo gan với các
    tháng trong một năm
    3.1.4.2 Mối quan hệ giữa bệnh teo gan với chất đáy ao nuôi
    3.1.4.3 Mối quan hệ giữa bệnh teo gan với độ sâu mực nước ao nuôi
    3.1.5 Mối liên quan giữa bệnh teo gan với mật độ nuôi
    3.1.6 Thiệt hại do bệnh teo gan gây ra đối với nghề nuôi tôm Ninh Thuận
    3.1.7 Hiệu quả của các biện pháp phòng trị bệnh teo gan từ thực tế SX
    3.2 Kết quả phân tích các tác nhân gây bệnh teo gan là các yếu tố vô sinh
    3.2.1 Kết quả phân tích độc tố aflatoxin (B1) và nấm mốc Aspergillus trong
    thức ăn sử dụng cho tôm nuôi
    3.2.2 Kết quả phân tích vai trò của các loài tảo độc đến bệnh teo gan tụy
    3.3 Kết quả nghiên cứu khả năng lây nhiễm bệnh từ cá thể bị bệnh teo gan
    sang cá thể khỏe mạnh bằng cách nhốt chung tôm bệnh và tôm khỏe
    3.4 Kết quả phân tích các tác nhân gây bệnh là sinh vật từ các mẫu tôm sú
    bị bệnh teo gan tụy và tôm khoẻ
    3.4.1 Kết quả kiểm tra ký sinh trùng
    3.4.2 Kết quả phân lập vi khuẩn từ các mẫu tôm bệnh teo gan
    3.4.3 Kết quả phát hiện các loại virus trên các mẫu tôm bệnh teo gan và tôm
    khỏe (2004-2006)
    3.4.3.1 Virus gây hội chứng đốm trắng WSSV (White spot syndrome virus) 97

    3.4.3.2 Virus MBV (Monodon Type-Baculovirus)
    3.4.3.3 Virus HPV ( Hepatopancreatic parvovirus)
    3.4.3.4 Virus BMN (Baculovirus midgut gland necrosis virus)
    3.4.3.5 Tổng hợp các bệnh virus trên tôm bệnh teo gan và tôm khỏe
    3.5 Kết quả cảm nhiễm dịch lọc (0,2µm) từ tôm bệnh teo gan lên tôm khoẻ
    3.5.1 Kết quả cảm nhiễm bằng phương pháp tiêm trực tiếp
    3.5.2 Kết quả cảm nhiễm bằng phương pháp ngâm tôm khỏe trong dịch
    dưới màng lọc 0,2µm (PBS-Virus)
    3.5.3 Một số hình ảnh gan tôm bị biến đổi sau cảm nhiễm
    3.5.4 Phân tích các tiêu bản mô bệnh học của tôm bệnh sau thí nghiệm
    3.5.5 Hình ảnh các thể virus dạng hình que trong các mẫu tôm bị bệnh
    teo gan chụp bằng kính hiển vi điện tử truyền qua
    3.6 Kết quả phân tích các yếu tố môi trường ao nuôi
    3.6.1 Nhiệt độ ao nuôi
    3.6.2 Giá trị pH
    3.6.3 Yếu tố NH3
    3.6.4 Hàm lượng hữu cơ đáy ao nuôi
    3.7 Kiểm chứng và thử nghiệm các biện pháp phòng trị bệnh teo gan trong
    thực tế sản xuất
    3.7.1 Kết quả theo dỏi các chỉ tiêu môi trường các ao thử nghiệm và hộ dân
    3.7.2 Kết quả trị bệnh
    3.8 Đề xuất các biện pháp phòng trị bệnh teo gan
    3.8.1 Mô hình sinh thái dịch tễ bệnh teo gan trên tôm sú
    3.8.2 Đề xuất các giải pháp phòng bệnh tổng hợp
    CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

    4.1 Kết luận
    4.2 Đề xuất ý kiến
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
    GIẤY XÁC NHẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    Nuôi tôm ở Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của
    đất nước, đặc biệt kể từ khi Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng
    thủy sản thời kỳ 1999-2001, thì nghề nuôi tôm cả nước đã phát triển và đạt được
    nhiều kết quả khá quan trọng, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân
    lao động và đóng góp một phần đáng kể vào nguồn thu ngoại tệ của đất nước [6,58].
    Tuy nhiên trong nuôi tôm, mặc dù là nghề đem lại lợi nhuận cao, nhưng cũng là
    nghề tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong đó bệnh của tôm nuôi là vấn đề được nhiều nước
    trên thế giới quan tâm trong quá trình phát triển.
    Nuôi tôm ở Việt Nam chỉ mới phát triển trong gần hai thập niên qua nhưng
    cũng đang phải đương đầu với sự suy thoái của môi trường và sự phát triển của
    nhiều loại bệnh. Qua các báo cáo gần đây cho thấy, bệnh trên tôm nuôi đã xảy ra ở
    hầu hết các khu vực nuôi tôm trong cả nước. Chỉ tính riêng đợt dịch bệnh ở khu vực
    Đồng bằng sông Cửu long đầu thập niên 1990, đã gây thiệt hại lên đến khoảng 24
    triệu USD [4,22]. Đồng thời trong những năm sau đó (1996-1999), nuôi tôm ở khu
    vực này tiếp tục gặp khó khăn do dịch bệnh bùng nổ. Nhiều chuyên gia cảnh báo
    rằng, nuôi tôm Việt Nam đang phải đối đầu với nhiều thử thách, có hai vấn đề lớn
    phải quan tâm giải quyết đó là sự suy thoái môi trường và sự bùng nổ của dịch bệnh
    trên tôm nuôi. Thực tế diễn biến của nuôi tôm Việt Nam từ năm 2000 đến nay đã
    chứng minh cho sự cảnh báo này.
    Ninh Thuận là một tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, có chiều dài
    bờ biển 105 km [15,16]. Là một tỉnh có nghề nuôi tôm khá phát triển, tuy nhiên
    trong vài năm gần đây, nuôi tôm Ninh Thuận đã gặp nhiều khó khăn do sự bùng nổ
    của nhiều loại bệnh trên tôm nuôi. Ngoài một số bệnh phổ biến như bệnh về môi
    trường, bệnh do vi khuẩn, các loại bệnh do virus (bệnh còi do virus gây bệnh MBV,
    bệnh đỏ thân đốm trắng do virus gây bệnh WSSV, bệnh đầu vàng do virus gây bệnh
    YHV .), ở Ninh Thuận hiện nay đang xuất hiện bệnh teo gan trên tôm sú nuôi
    thương phẩm. Mặc dù bệnh chỉ mới phát triển trong thời gian gần đây, nhưng thiệt
    hại đối với nghề nuôi tôm là khá lớn. Bệnh teo gan đang là mối quan tâm hàng đầu
    của các nhà quản lý cũng như người nuôi tôm Ninh Thuận. Tuy nhiên hiện nay có
    rất ít thông tin và hầu như chưa có những nghiên cứu đầy đủ về loại bệnh này.
    Vì vậy, vấn đề cấp thiết là phải có những nghiên cứu đầy đủ, để xác định được
    những yếu tố nguy cơ và tác nhân gây ra bệnh teo gan trên tôm sú nuôi, làm cơ sở
    khoa học cho việc xây dựng những giải pháp phòng trị có hiệu quả.
    Được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Nha Trang,
    Chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu bệnh teo gan trên tôm sú (Penaeus
    monodon Fabricius, 1798) nuôi thương phẩm tại Ninh Thuận và đề xuất các
    giải pháp phòng bệnh tổng hợp”.
    Mục tiêu của luận án: xác định tác nhân và một số yếu tố nguy cơ chính gây
    ra bệnh teo gan trên tôm sú nuôi thương phẩm tại Ninh Thuận, qua đó làm cơ sở
    khoa học để bước đầu xây dựng các giải pháp quản lý có hiệu quả, nhằm hạn chế sự
    thiệt hại do bệnh gây ra.
    Nội dung của luận án bao gồm:
    1. Điều tra dịch tễ để xác định các yếu tố nguy cơ chính gây bệnh teo gan ở
    tôm sú nuôi tại Ninh Thuận, các nội dung điều tra bao gồm:
    + Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh teo gan.
    + Xác định mối quan hệ giữa bệnh teo gan với các yếu tố về kỹ thuật nuôi,
    mùa vụ nuôi, giai đoạn phát triển, mật độ nuôi và các yếu tố về môi trường.
    2. Nghiên cứu để xác định tác nhân gây bệnh teo gan ở tôm sú nuôi:
    + Nghiên cứu phát hiện tác nhân là virus.
    + Nghiên cứu phát hiện tác nhân là vi khuẩn.
    + Nghiên cứu phát hiện tác nhân là ký sinh trùng.
    + Kiểm tra hàm lượng độc tố aflatoxin có trong thức ăn tôm và nghiên cứu
    sự ảnh hưởng của tảo độc đến bệnh teo gan trên tôm sú nuôi.
    + Bước đầu xác định tác nhân gây bệnh teo gan trên tôm sú nuôi.
    3. Đề xuất các giải pháp phòng bệnh tổng hợp nhằm quản lý và hạn chế có
    hiệu quả sự thiệt hại do bệnh teo gan gây ra trên tôm sú nuôi thương phẩm.
    Tính mới của luận án: Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu
    đầy đủ và hệ thống nhất về ngyên nhân và tác nhân chính gây ra bệnh teo gan trên
    tôm sú nuôi thương phẩm tại Ninh Thuận nói riêng và Việt Nam nói chung.
    Ý nghĩa khoa học:
    - Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm các thông
    tin về bệnh trên tôm sú nuôi ở Việt Nam.
    - Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học cho việc xây dựng các giải
    pháp hạn chế sự thiệt hại do bệnh teo gan gây ra trên tôm sú nuôi thương phẩm.
    Ý nghĩa thực tiễn:
    - Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là cơ sở quan trọng, giúp cho người nuôi
    tôm Ninh Thuận nói riêng và nuôi tôm Việt Nam nói chung, vận dụng vào thực tiễn
    sản xuất, nhằm giảm thiểu những thiệt hại do bệnh teo gan gây ra.
    - Giúp cho các nhà quản lý có được cơ sở khoa học và các thông tin cần thiết
    về bệnh teo gan trên tôm sú thương phẩm, qua đó hình thành các giải pháp và định
    hướng thích hợp trong công tác quản lý điều hành.

    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1 Tình hình nuôi tôm he
    1.1.1 Tình hình nuôi tôm he trên thế giới
    Nghề nuôi tôm trên thế giới đã có từ lâu đời, song thực sự bùng nổ vào những
    năm 1980, khi nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển hỗ trợ tích cực cho nghề
    nuôi tôm như: sản xuất tôm giống phát triển đáp ứng được nhu cầu con giống cho
    người nuôi, công nghệ nuôi được cải tiến cho phép tăng năng suất nuôi, giải quyết
    được thức ăn nhân tạo. Bên cạnh đó còn phải kể đến các chính sách khuyến khích
    của các quốc gia đã làm động lực cho nghề nuôi tôm phát triển.
    Từ năm 1999 đến nay, mặc dù nghề nuôi tôm thế giới có nhiều thăng trầm do
    dịch bệnh và sự suy thoái môi trường, tuy nhiên sản lượng tôm nuôi trên thế giới
    vẫn có chiều hướng tăng. Nếu như năm 1999 sản lượng tôm nuôi chỉ mới khoảng
    796.000 tấn, thì đến năm 2004 sản lượng đã đạt 2.179.000 tấn. Năm 2006 tôm nuôi
    thế giới được ghi nhận với sản lượng 2.905.000 tấn và năm 2007 đã đạt 3.083.000
    tấn (FAO:Towards sustainable shrimp culture development: Implementing the Fao
    code of conduct for responsible Fisheries (CCRF), 2008), bình quân trong giai đoạn
    này sản lượng tôm nuôi thế giới tăng 12-15%/năm (Rosenberry, 2006).
    Theo thống kê của FAO, trên thế giới có khoảng 50 quốc gia có nuôi tôm
    được chia làm 2 khu vực chính là: Đông Bán Cầu bao gồm các nước Nam và Đông
    Nam Á như: Thái Lan, Trung Quốc, Indonexia, Ấn Độ, Bangladesh, Đài Loan, Việt
    Nam, Philippine .Các nước thuộc khu vực này có sản lượng chiếm đến 75% sản
    lượng tôm nuôi trên thế giới (Wikipedia, the free encyclopedia). Đối tượng nuôi
    chính khu vực này là tôm sú P. monodon (tuy nhiên gần đây nhiều quốc gia đã
    chuyển phần lớn diện tích sang nuôi tôm chân trắng). Khu vực thứ hai là Tây Bán
    Cầu bao gồm các nước Châu Mỹ La Tinh như: Ecuador, Mexico, Honduras, Peru,
    Panama .với sản lượng chiếm 25% sản lượng tôm nuôi thế giới. Đối tượng nuôi
    chính ở khu vực này là tôm chân trắng (P. vannamei) [22].
    Trong khu vực Đông Nam Á thì Thái Lan là nước có sản lượng tôm nuôi cao
    nhất, ước tính năm 1994 sản lượng tôm nuôi của Thái Lan đạt 266.000 tấn, bỏ xa
    các nước khác trong khu vực. Tuy nhiên đến năm 1997, sản lượng giảm sút chỉ còn
    215.000 tấn do sự xuất hiện của nhiều loại bệnh (Rosenberry, 1994, 1995 và FAO:
    Towards sustainable shrimp culture development: Implementing the Fao code of
    conduct for responsible Fisheries (CCRF), 2008). Đối với khu vực Tây Bán Cầu thì
    Ecuador là nước có nghề nuôi tôm phát triển với sản lượng chiếm đến 66% sản
    lượng trong khu vực. Tuy nhiên cũng như nhiều quốc gia khác, tôm nuôi của
    Ecuador đã trải qua nhiều thăng trầm, do sự xuất hiện của hội chứng Taura và bệnh
    đốm trắng do virus WSSV gây ra ở những năm thập niên 80.
    Ngày nay do áp lực của sự thu hẹp diện tích nuôi, sự suy thoái môi trường, sự
    bùng nổ của dịch bệnh và sự biến động của thị trường thế giới .nên hầu hết các
    nước đều có xu hướng tăng tỷ lệ diện tích nuôi thâm canh để tăng năng suất và sản
    lượng. Nhìn chung, nghề nuôi tôm trên thế giới hiện nay đang có xu hướng chững
    lại do sự tác động của nhiều yếu tố. Trong đó sự suy thoái môi trường và sự xuất
    hiện của nhiều loại bệnh là hai nguyên nhân chính làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
    sự phát triển nuôi tôm toàn cầu thời gian qua [21].
    1.1.2 Tình hình nuôi tôm he Việt Nam
    Nghề nuôi tôm ở Việt Nam có từ lâu đời nhờ ưu thế về đặc điểm điều kiện tự
    nhiên là quốc gia ven biển. Song sự phát triển của nghề nuôi tôm thương phẩm ở
    Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu vào năm 2000, khi Chính phủ ban hành Nghị Quyết
    09/CP cho phép chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa, làm muối năng suất thấp,
    đất hoang hoá .sang cho nuôi trồng thủy sản [2,6]. Theo số liệu thống kê của Bộ
    Thủy Sản (cũ), năm 1990 Việt Nam chỉ có 96.060 ha nuôi tôm. Tuy nhiên đến năm
    2000 đã là 283.610 ha và năm 2005 diện tích tăng lên đến 604.479 ha [2,5]. Theo số
    liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn diện tích nuôi tôm Việt
    Nam năm 2008 ước khoảng 635.000 ha (Hình 1.1).
    Nuôi tôm Việt Nam phần lớn tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long với tổng
    diện tích ước khoảng 535.145 ha, chiếm 88,53% tổng diện tích nuôi tôm nước lợ

    TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
    1. Bộ Thuỷ Sản (1995), “Chiến lược phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1996-
    2010”, Hà Nội 12/1995, 9tr.
    2. Bộ Thuỷ sản (2001), “Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2000, chủ trương và
    biện pháp triển khai kế hoạch năm 2001 của Ngành Thủy Sản”, Hà Nội, 11tr.
    3. Bộ Thuỷ Sản (2002), “Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2001, chủ trương và
    biện pháp triển khai kế hoạch năm 2002 của Ngành Thuỷ Sản”, Hà Nội, 10tr.
    4. Bộ Thuỷ Sản (2002), “Báo cáo kết quả NTTS năm 2002 và biện pháp thực hiện
    kế hoạch NTTS năm 2003”, Hà Nội, 15tr.
    5. Bộ Thuỷ Sản (2002), “Nghiên cứu khoa học phục vụ nghề NTTS các tỉnh phía
    Nam”, Hà Nội.23tr.
    6. Bộ Thuỷ Sản (2003), “Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2002, chủ trương và
    biện pháp triển khai kế hoạch năm 2003 của ngành Thuỷ Sản”, Hà Nội.19tr.
    7. Bộ Thuỷ Sản (2003), “Báo cáo kết quả NTTS năm 2003 và biện pháp thực hiện
    kế hoạch NTTS năm 2004”, Hà Nội, 22tr.
    8. Bộ Thuỷ Sản (2004 ), “Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2003, chủ trương và
    biện pháp triển khai kế hoạch năm 2004 của ngành Thuỷ Sản”, Hà Nội, 20tr
    9. Bộ Thuỷ Sản (2004), “Báo cáo kết quả NTTS năm 2004 và biện pháp thực hiện
    kế hoạch NTTS năm 2005”, Hà Nội, 20tr.
    10. Bộ Thủy Sản (2001), “Tiêu chuẩn ngành số 28TCN 102:2004: Thức ăn hỗn
    hợp dạng viên cho tôm Sú”, 5tr.
    11. Bộ Thủy Sản (2004), “Quyết định số 24/2004/QĐ-BTS ngày 18/10/2004 của
    Bộ Trưởng Bộ Thủy Sản về việc sửa tiêu chuẩn cấp ngành”, 2tr.
    12. Bộ Thủy Sản (2006), “Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát
    triển NTTS giai đoạn 2000-2005 và biện pháp thực hiện đến năm 2010”, Hà Nội
    2/2006, 54tr.
    13. Đoàn Cảnh, Bùi Lai (1998), “Điều tra cơ bản hệ sinh thái cửa sông ven biển,
    xây dựng giải pháp phục hồi, sử dụng hợp lý vùng ngập nước Tỉnh Ninh
    Thuận”, Viện sinh học nhiệt đới và Sở Khoa học công nghệ Tỉnh Ninh Thuận.
    14. Thái Ngọc Chiến (2004), “Mô hình dự báo sinh trưởng của tôm sú (Penaeus
    monodon Fabricius, 1798) trong các ao nuôi tôm ở Khánh Hòa-Việt Nam”, Nxb
    NN TPHCM, tr 155-172.
    15. Cục Thống Kê Tỉnh Ninh Thuận (2002), “Niên giám thống kê tỉnh Ninh
    Thuận 2001”, Ninh Thuận 4/ 2002, 205 tr.
    16. Cục Thống Kê Tỉnh Ninh Thuận (2003), “Niên giám thống kê tỉnh Ninh
    Thuận 2002”, Ninh Thuận 4/ 2003, 205 tr.
    17. Cục Thống Kê Tỉnh Ninh Thuận (2004), “Niên giám thống kê tỉnh Ninh
    Thuận 2003”, Ninh Thuận 4/ 2004, 220 tr
    18. Hồ Huỳnh Thùy Dương (2008),Sinh học phân tử (Khái niệm-Phương pháp-
    Ứng dụng)”, Nxb Giáo dục 5/2008, Hà Nội, 311tr.
    19. Đại Học Thủy Sản Nha Trang (2003),Công nghệ sinh học ứng dụng: áp
    dụng kỹ thuật PCR & ELISA trong phân tích và chẩn đoán”, Hội thảo khoa
    học, Đại Học Nha Trang 2003.
    20. Trịnh Đình Đạt (2007), “Công nghệ sinh học tập 4 (công nghệ di truyền)”,
    Nxb Giáo Dục 4/2007, 171tr.
    21. Nguyễn quang Đăng (2003), “Các vấn đề về sản xuất và thương mại tôm, mở
    rộng nuôi tôm trên cát ở Việt Nam thách thức và cơ hội”, xuất bản bởi IUCN
    và IISD, Hà Nội, tr 38-47.
    22. Nguyễn Văn Hảo (2002), “Một số vấn đề về kỹ thuật nuôi tôm sú công
    nghiệp”, Nxb Nông Nghiệp TP.HCM-2000, 210 tr.
    23. Nguyễn Văn Hảo, Lê Hồng Phước, Lý thị Thanh Loan, Đỗ Quang Tiền
    Vương, Nguyễn Viết Dũng (2003), “Các bệnh thường gặp trên tôm sú nuôi ở
    Đồng Bằng Nam Bộ và biện pháp phòng trị”, tóm tắt báo cáo hội nghị khoa
    học toàn quốc về NTTS, Nxb Nông Nghiệp, tr 102-105.
    24. Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Viết Dũng, Cao Thành Trung, Lê Hồng Phước
    (2004), “Ứng dụng sinh học phân tử trong chẩn đoán bệnh tôm sú nuôi tại Việt
    Nam”, báo cáo hội nghị khoa học toàn quốc về nuôi trồng thuỷ sản, Viện
    nghiên cứu NTTS II, 7 tr.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

    68. Albaladejo J.D., Tapay L.M., Migo V.P., Alfafara C.G., Natividad K.,
    Magbanua F.O., Matsumura M., Loh P.C (1998),Screening for Shrimp
    viruses in the Philippines, Advances in Shrimp Biotechnology”, Proceedings to
    the special session on shrimp Biotechnology 5th Asian fisheries Forum
    Chiengmai, Thailand 11-14 November 1998, BIOTEC the national center for
    genetic engineering and biotechnology ThaiLan, Edited by T.W.Flegel, tr 251-
    253.
    69.ASCC news Q4/1989/Issue No.1, Asian shrimp news collected volume 1989-
    1995, “Common diseases found in culture shrimp in Thailand”, Published by
    the Asian Shrimp culture council, tr 103-104.
    70. ASCC news Q3/1990/Issue No.3, Asian shrimp news collected volume 1989-
    1995, “Biological treatment of water for Shrimp culture”, Published by the
    Asian Shrimp culture council, tr 42
    71. ASCC news Q2/1991/Issue No 6, Asian shrimp news collected volume 1989-
    1995, “Diseases of Tiger shrimp cultured in ThaiLan”, Published by the Asian
    Shrimp culture council, tr 110-113.
    72. ASCC news Q2/1991/Issue No 10, Asian shrimp news collected volume 1989-
    1995, “Yellow-head diseases of Black Tiger shrimp”, Published by the Asian
    Shrimp culture council, tr 127-128.
    73. ASCC news Q2/1991/Issue No 11, Asian shrimp news collected volume 1989-
    1995, “Effect of Penaeus monodon-type Baculovirus (MBV) on culture
    shrimp”, Published by the Asian Shrimp culture council, tr 130.
    74. ASCC news Q4/1991/Issue No 8, Asian shrimp news collected volume 1989-
    1995,Establishment of Rapid DNA Amplification and dot hybridization
    techniques for diagnosing MBV infection”, Published by the Asian Shrimp
    culture council, tr 123.
    75. ASCC news Q1/1991/Issue No.5, Asian shrimp news collected volume 1989-
    1995,Disease prevention through good management and husbandry is
    preferred”, Published by the Asian Shrimp culture council, tr108-109.
    76. ASCC news Q4/1991/Issue No.8, Asian shrimp news collected volume 1989-
    1995,Shrimp culture problems in Southern Thailand”, Published by the
    Asian Shrimp culture council, tr 117-120.
    77. ASCC news Q3/1992/Issue No.7, Asian shrimp news collected volume 1989-
    1995, “How to diagnose diseased shrimp”, Published by the Asian Shrimp
    culture council, tr 113-114.
    78. ASCC news Q3/1992/Issue No.7, Asian shrimp news collected volume 1989-
    1995, “Diagnosis and Eradication of BMN virus infection in culture Kuruma
    shrimp”, Published by the Asian Shrimp culture council, tr 115-116.
    79. ASCC news Q3/1992/Issue No.7, Asian shrimp news collected volume 1989-
    1995, “Shrimp feed affects water quality,Published by the Asian Shrimp culture
    council”, tr 40-41.
     
Đang tải...