Luận Văn Nghiên cứu bệnh hoại tử gan tụy (Necrotizing Hepatopancreatitis – NHP) trên tôm thẻ chân trắng (Lito

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 21/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN 1 . ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
    2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh hoại tử gan tụy trên thế giới 3
    2.1.1. Lịch sử xuất hiện và đặc điểm phân bố của bệnh NHP 3
    2.1.2. Tác nhân gây bệnh. 3
    2.1.3. Triệu chứng của bệnh 8
    2.1.4. Phương pháp chuẩn đoán. 10
    2.2. Tình hình diễn biến bệnh hoại tử gan tụy tại Việt Nam 10
    2.3. Tình hình gan tụy ở Thừa Thiên Huế 16
    2.4. một số đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng 17
    2.4.1. Hệ thống phân loại 17
    2.4.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo, sự phân bố. 18
    2.4.3. Đặc điểm về dinh dưỡng. 18
    2.4.4. Đặc điểm về sinh sản 18
    2.4.5. Đặc tính về sinh trưởng 18
    PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
    3.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 20
    3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
    3.3. Nội dung nghiên cứu 20
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 20
    3.4.1. Phương pháp điều tra 20
    3.4.2. Phương pháp thu mẫu tôm, quan sát dấu hiệu bệnh lý và các biểu hiện lâm sàng 20
    3.4.3. Phương pháp phòng thí nghiệm 21
    3.4.3.1. Phương pháp xử lý mẫu 21
    3.4.3.3. Phương pháp nuôi cấy phân lập và định danh vi khuẩn 22
    3.5. Phương pháp xử lý số liệu. 23
    PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
    4.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của NHP tại tỉnh thừa thiên huế 25
    4.1.1. Tần xuất và mùa vụ xuất hiện bệnh 25
    4.1.2. Tác hại của bệnh đối với người nuôi tôm 26
    4.1.3. Dấu hiệu bệnh lý và biểu hiện lâm sàng của bệnh 27
    4.1.4. Biện pháp xử lý của người nuôi khi có dịch bệnh xảy ra 28
    4.2. Kết quả nghiên cứu tác nhân vi khuẩn gây bệnh NHP 29
    4.2.1. Thu mẫu tôm 29
    4.2.2. Phân lập vi khuẩn 30
    4.3. Kết quả nghiên cứu biến đổi mô bệnh học 36
    PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38
    5.1. Kết luận 38
    5.2. Kiến nghị 38
    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    PHẦN 1 . ĐẶT VẤN ĐỀ

    Trong nhiều năm qua, ngành Thủy sản đã có những bước phát triển nhanh và ổn định, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng của thủy sản trong khối nông, lâm và ngư nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân tăng dần qua các năm. Năm 2012, sản lượng thủy sản Việt Nam ước đạt 3.112 ngàn tấn tăng 6,2% , riêng tháng 12 sản lượng đạt 230 ngàn tấn. Trong tổng sản lượng nuôi trồng, sản lượng cá tra ước đạt 1,1 triệu tấn, tăng 1,8% so với cùng kỳ 2011, với diện tích hơn 6.000 ha. Tính đến 15/06/2012, tổng sản lượng cả nước ước đạt 2.627.000 tấn (khai thác 1.289.000 tấn – tăng 3%, nuôi trồng 1.338.000 tấn – tăng 6% so với 2011) mang lại 2,9 tỷ USD (tăng 9,6% so với cùng kỳ 2011). Ước giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 12 đạt 548 triệu USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2012 ước đạt 6,15 tỷ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2011. Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,49% thị phần, tiếp theo là Nhật Bản (17,87% thị phần) và Hàn Quốc (8,27%) [1], [2], [3], [4]. Ngành thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tham gia xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của cộng đồng cư dân. Bên cạnh sự phát triển không ngừng của ngành thủy sản, tình hình dịch bệnh xảy ra rất phức tạp. Vào năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 được coi là khoảng thời gian nghề nuôi tôm gặp khó khăn lớn về dịch bệnh, đặc biệt là bệnh gan tụy. Bệnh xuất hiện nhiều ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long [1], [3], [5], [10], [11].
    Tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang có những bước tiến quan trọng về sản lượng cũng như diện tích nuôi trồng góp phần vào nền kinh tế của cả tỉnh cũng như góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của người dân. Năm 2011, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh ước đạt 9.500 tấn (trong đó nước ngọt 4500 tấn, nước lợ mặn 5000 tấn) góp phần không nhỏ vào sự ổn định và phát triển kinh tế của tỉnh (GDP = 1.300USD/người, tốc độ tăng trưởng GDP = 11%). Bên cạnh đó, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng phải chịu thiệt hại nặng do dịch bệnh gan tụy xảy ra. Đầu năm 2010, toàn tỉnh đã có khoảng 100ha tôm bị chết trắng, thiệt hại ước tính lên tới 100 tỷ đồng [8].
    Tình hình dịch bệnh gan tụy trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang là vấn đề cấp thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và được sự đồng ý của nhà trường, khoa Thủy Sản và giáo viên hướng dẫn, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: " Nghiên cứu bệnh hoại tử gan tụy (Necrotizing Hepatopancreatitis – NHP) trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế" với mục tiêu:
    1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh hoại tử gan tụy trên tôm thẻ chân trắng nuôi tại Thừa Thiên Huế.
    2. Bước đầu xác định tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy trên tôm thẻ chân trắng.
     

    Các file đính kèm:

    • 1.docx
      Kích thước:
      8.1 MB
      Xem:
      0
Đang tải...