Thạc Sĩ Nghiên cứu bệnh đốm trắng trong nôi tạng cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801), nuôi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Nghiên cứu bệnh đốm trắng trong nôi tạng cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801), nuôi lồng tại Vũng Ngán, Nha Trang, Khánh Hòa

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 11
    1.1. Đặc điểm sinh học cá chim vây vàng .11
    1.1.1 Vị trì phân loại 11
    1.1.3 Sinh thái và phân bố của cá chim vây vàng 12
    1.2 Tình hình sản xuất giống và nuôi cá CVV trên thế giới và Việt Nam .14
    1.2.1 Tình hình trên thế giới 14
    1.2.2. Tình hình ở Việt Nam 15
    1.4. Tổng quan các loại bệnh khác ở cá đã được công bố có dấu hiệu chẩn đoán là xuất
    hiện các hạt đốm trắng trong nội tạng của cá bệnh 21
    1.4.1. Những nghiên cứu đã thông báo của thế giới. 21
    1.4.2 Những loại bệnh ở cá có xuất hiện các đốm trắng trên nội tạng đã được phát hiện và
    công bố ở Việt Nam. 26
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .31
    2.1 Đối tượng, thời gian và địa nghiên cứu 31
    2.2 Phương pháp nghiên cứu .31
    2.2.1. Số mẫu và phương pháp thu: .31
    2.2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu: 32
    2.2.3. Phương pháp nghiên cứu vi khuẩn 32
    2.2.4 Phương pháp mô bệnh học (Histopathology method) 36
    c. Nhuộm các tiêu bản mô bệnh học. 37
    ** Nhuộm bằng Hematoxyline và Eosin: 37
    ** Nhuộm các tiêu bản mô bệnh học theo phương pháp của Ziehl-Neelsen 38
    2.2.5 Thí nghiệm cảm nhiễm ngược với chủng vi khuẩn đã phân lập được từ cá bệnh 38
    .40
    Bảng 2.1 Cảm nhiễm ngược chủng VK1 vào cá CVV khỏe ở các mật độ vi khuẩn khác
    nhau 41
    2.2.6. Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng .42
    2.2.7. Kỹ thuật kính hiển vi điện tử (KHVĐT) 42
    4
    2.3. Phương pháp xử lý số liệu .42
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
    3.1. Các dấu hiệu chính của bệnh đốm trắng nội tạng ở cá chim vây vàng (Trachinotus
    blochii) nuôi tại Vũng Ngán, trên vịnh Nha Trang. 43
    3.3. Nghiên cứu tác nhân gây ra bệnh đốm trắng nội tạng của cá chim vây vàng nuôi tại
    Vũng ngán trên vịnh Nha Trang, Khánh Hòa 53
    3.3.1. Tác nhân là virus .53
    3.3.2. Tác nhân là ký sinh trùng 53
    3.3.3. Tác nhân là vi khuẩn 54
    3.3.3.1. Phát hiện vi khuẩn trên các tiêu bản phết 54
    3.3.3.2. Kết quả phân lập vi khuẩn từ cá bệnh 56
    3.3.3.3. Chụp vi khuẩn kháng acid trong mô của cá CVV bị bệnh dưới kính hiển vi iđện tử
    truyền qua (TEM) 58
    3.3.3.4. Kết quả cảm nhiễm ngược 2 chủng vi khuẩn đã phân lập được vào cá CVV khỏe
    .59
    3.3.3.5. Định dang vi khuẩn bằng các phản ứng sinh hóa truyền thống 64
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN .66
    Kết luận 66
    Đề xuất ý kiến .66
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .67

    MỞ ĐẦU
    Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii), có giá trị dinh dưỡng cao, tốc độ sinh
    trưởng rất nhanh trong 3 năm đầu, rất thích hợp cho nuôi tăng sản [3]. Cá chim vây
    vàng (CVV) là đối tượng nuôi đã đem lại lợi nhuận cao cho nhiều nước trong khu vực
    như Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan, Nhật Bản Năm 2006, loài cá này đã được
    nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc bởi các nhà khoa học của Trường cao đẳng thủy sản
    Bắc Ninh. Từ năm 2009, cá CVV đã và đang được thử nghiệm nuôi và cho đẻ nhân tạo
    tại Trường Đại học Nha Trang. Công trình thử nghiệm này bước đầu đã thu được những
    thành công trong sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm loài cá này bằng lồng trên
    biển đặt tại Vịnh Nha Trang. Con giống của cá CVV đã được cung cấp cho nhiều nông
    hộ nuôi thương phẩm tại các tỉnh Nam Trung bộ như Phú Yên, Ninh Thuận và đối
    tượng cá biển này đang nhận được sự quan tâm của nhiều người dân nuôi trồng thủy
    sản ven biển.
    Tuy nhiên, bệnh và tác hại của bệnh luôn là một vấn đề đã và đang gây ra những
    khó khăn cho nghề nuôi cá biển nói chung, đặc biệt là cá CVV, đối tượng nuôi mới ở
    Việt Nam. Vào tháng 8 năm 2010, cá CVV cỡ 6-10cm đang nuôi trong các lồng tại
    Vịnh Nha Trang xuất hiện một dạng bệnh lạ với các dấu hiệu đặc trưng: các nốt phồng
    rộp nhỏ dưới da, sau đó vỡ tạo nên các điểm thương tổn nhỏ màu nâu. Mang cá bệnh
    tiết nhiều dịch nhày với các vùng thương tổn và các hạt nhỏ màu trắng đục. Một số khối
    u xuất hiện trên cột sống, khi khối u lớn làm cột sống bị cong, gây dị dạng cho cá bệnh.
    Giải phẫu trong ổ bụng đã quan sát được các hạt trắng nhỏ xuất hiện ở một số nội tạng
    như: thận, lách và gan cá bệnh. Khi cá CVV bị bệnh này đã gây chết nhiều cá trong các
    lồng nuôi, tỷ lệ chết ở một số lồng lên tới 50% sau 15 ngày phát bệnh. Cho đến năm
    2010, vẫn chưa có một nghiên cứu nào về bệnh ở cá CVV ở Việt Nam được công bố.
    Do vậy, nghiên cứu bệnh này ở cá CVV để tìm ra tác nhân gây bệnh là yêu cầu của thực
    tiễn.
    10
    Để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sỹ ngành Nuôi trồng Thủy sản, tôi đã
    được Trường Đại học Nha Trang, Khoa Nuôi trồng Thủy sản cho phép thực hiện đề tài
    luận văn cao học: “ Nghiên cứu bệnh đốm trắng trong nôi tạng cá chim vây vàng
    (Trachinotus blochii Lacepède, 1801), nuôi lồng tại Vũng Ngán, Nha Trang,Khánh
    Hòa”
    Mục tiêu của đề tài: Xác định tác nhân gây bệnh đốm trắng ở nội tạng cá chim
    vây vàng.
    Nội dung của đề tài:
    1. Mô tả dấu hiệu chính của cá CVV bị bệnh đốm trắng nội tạng.
    2. Đặc điểm mô bệnh học của cá CVV bị bệnh đốm trắng nội tạng.
    3. Xác định tác nhân gây bệnh đốm trắng nội tạng ở cá CVV
    Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
     Ý nghĩa khoa học: Cung cấp các tư liệu mới về bệnh ở cá CVV nuôi và bổ
    sung vào danh mục bệnh ở cá biển nuôi tại Việt Nam
     Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài làm cơ sở cho các đề xuất phòng trị
    bệnh đốm trắng nội tạng của cá CVV nuôi ở Nha Trang, Khánh Hòa.

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
    1.1. Đặc điểm sinh học cá chim vây vàng
    1.1.1 Vị trí phân loại
    Ngành : Vertebrata
    Lớp : Osteichthyes
    Bộ : Perciformes
    Họ : Carangidae
    Giống : Trachinotus
    Loài : Trachinotus blochii Lacepède, 1801
    Tên tiếng Anh: Snub-nose pompano
    Tên tiếng Việt: Cá chim vây vàng
    (Nguồn: trang web của FishBase)
    1.1.2 Đặc điểm hình thái
    Cơ thể cá CVV hơi tròn, cao, dẹp chính giữa, lưng hình vòng cung. Trên đường
    bên vảy sắp xếp khoảng 135 - 136 cái, chiều dài so với chiều cao 1,6-1,7 lần, so với
    chiều cao đầu 3,5 - 4 lần, cuống đuôi ngắn và dẹp, đầu nhỏ, chiều cao đầu lớn hơn chiều
    dài, môi tù về phía trước. Hai lỗ mũi nằm gần nhau và ở môi trên: lỗ mũi trước nhỏ
    hình tròn, lỗ mũi sau to hình bầu dục [3,21,30,39].
    Mép phía trước xương nắp mang có dạng hình cung tương đối lớn, mép sau
    cong. Xương nắp mang phía sau trơn, màng nắp mang tách rời, mỗi tia mang có 8 – 9
    tơ mang ngắn. Đầu và thân có màu trắng bạc, đỉnh đầu có màu xanh xám. Ở những cá
    thể trưởng thành thỉnh thoảng có màu vàng cam đặc biệt trên cơ thể nhất là vùng miệng
    và nửa sau của thân. Phần đầu không có vảy, cơ thể có nhiều vảy nhỏ dính vào dưới da.
    Công thức vây: D.V – VI, I + 18 – 19; A.II, I + 16 – 17; P.I + 17 – 18; G.R 6 – 7 + 8 –
    9. Phía trước đường bên có hình cung khá lớn, trên đường bên vảy không có gờ. Vây
    lưng thứ 1 hướng về phía trước, gai bằng và có 5 – 6 gai ngắn. Ở cá giống giữa các gai
    12
    có màng liền nhau, cá trưởng thành màng thoái hóa thành những gai tách rời nhau. Vây
    lưng thứ 2 có 1 gai và 19 – 20 tia vây, phần trước của vây kéo dài hình lưỡi liềm. Tia
    vây dài nhất gấp chiều dài của đầu 1,2 – 1,3 lần. Vây hậu môn có 1 gai và 17 – 18 tia
    vây, phía trước có hai gai ngắn. Vây hậu môn và vây lưng thứ 2 hình dạng giống nhau,
    màu cam sẫm. Vây ngực tương đối ngắn, rộng, màu tối đen. Đuôi xẻ thùy, vây đuôi
    hình lưỡi liềm. Lưng màu xanh xám, bụng trắng bạc, mình không có vân đen, vây lưng
    màu ánh bạc, rìa vây màu tro đen, vây hậu môn hơi vàng, vây đuôi màu tro [21,30,39].
    1.1.3 Sinh thái và phân bố của cá chim vây vàng
    a. Phân bố địa lý
    Theo Borut Forlan (2004), cá chim vây vàng sống ở vùng biển hở và được tìm
    thấy ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Ở Châu Á, cá chim vây
    vàng phân bố ở miền nam Nhật Bản, Indonesia, Trung Quốc và Đài Loan [2]. Những
    con cá nhỏ thường được tìm thấy ở vùng biển đáy cát hoặc gần những vùng cửa sông
    đáy cát pha đất sét. Ở giai đoạn con giống chúng có xu hướng tập trung theo đàn và dần
    tách đi một mình khi đã trưởng thành (Bianchi, G, 1985), các động vật thân mềm trên
    cát và động vật không xương sống khác là thức ăn tự nhiên chính cho loài cá này
    (Bianchi, G., 1985). Cá chim vây vàng xuất xứ từ Carangida, sống tại những vùng đá
    ngầm với mực nước < 7 m (Potonetal, 1989).
    Ở Việt Nam, loài cá CVV được tìm thấy ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ, vùng biển
    miền Trung và Nam Trung Bộ (Ngô Trọng Lư và cộng sự) [3].

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng việt:
    1. Từ Thanh Dung, 2004; xác định vi khuẩn gây bệnh trắng gan trên cá tra
    (Pangasius hypophthalmus). Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ 2004: 137-142.
    2. Nguyễn văn Dũng, 2009: Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến chất lượng môi trường nước,
    tốc dộ tăng trưởng, bệnh và hiệu quả kinh tế của cá tra nuôi thâm canh trong ao đất tại
    xã Châu Bình, Huyện Giồng Trôm, tình Bến Tre. Luận văn cao học chuyên ngành nuôi
    trồng thủy sản, 45 trang.
    3. Nguyễn Kim Độ, Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư, 2004 Kỹ thuật nuôi một số loài cá.
    Trong cuốn: Kỹ thuật nuôi cá lồng biển, tập 1 (Ngô Trọng Lư chủ biên), trang
    33- 108. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP Hồ Chí Minh.
    4. Đồng Thanh Hà, 2008, nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh “mủ ở gan thận”
    trên cá tra (pangasius hypophthalmus) nuôi tại Bến Tre. Tạp chí Thủy Sản 2008
    5. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội, 2004 Giáo
    trình bệnh học thủy sản. Nhà xuất bản Nông Nghiệp 2004.
    6. Đỗ Thị Hòa, Trần Vĩ Hích, Nguyễn Thị Thùy Giang, Phan Văn Út và Nguyễn Thị
    Nguyệt Huệ, 2008: Các bệnh thường gặp trên cá biển nuôi ở Khánh Hòa. Tạp chí Khoa
    học Công nghệ Thủy sản, số 2/2008, trang 16-24.
    7. Hà Ký, Bùi Quang Tề, 2007. Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam. Nhà xuất
    bản khoa học và kỹ thuật 2007.
    8. Lý Thị Thanh Loan, 2007. Bước đầu phát hiện Clostridium sp cảm nhiễm trên cá
    tra (Pangasius hypophthalmus) nuôi ở ĐBSCL Việt Nam. Trung tâm quốc gia
    quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực Nam
    bộ - Viện nghiên cứu NTTS II.
    9. Trần Thị Minh Tâm, 2003. Nghiên cứu tác nhân gây bệnh hoại tử trên cơ quan
    nội tạng cá tra (Pangasius hypophthalmus). Tuyển tập nghề cá sông Cửu Long
    (số đặc biệt).
    68
    10. Trần Thị Minh Tâm, 2003. Nghiên cứu bệnh đốm trắng trên cá tra (Pangasius
    hypophthalmus) nuôi công nghiệp. Báo cáo tổng kết đề tài do SUFA tài trợ– Viên
    nghiên cứu NTTS II.
    11. Nguyễn Quốc Thịnh, Từ Thanh Dung, Ferguson H.W, 2004 Nghiên cứu mô
    bệnh học cá tra (Pangasius hypophthalmus) bị bệnh trắng gan Tạp chí khoa học
    Đại học Cần Thơ 2004: 120-125
    12. Nguyễn Hữu Thịnh, 2007 Phân lập và khảo sát đặc điểm kháng kháng sinh của
    Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá tra (Pangasius
    hypophthalmus) nuôi thâm canh. Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp số
    1&2/2007.
    13. Nguyễn Thị Thương, 2009: Nghiên cứu dịch tễ học của bệnh gan thận có mủ ở cá tra
    nuôi thương phẩm trong ao đất ở Bến Tre. Luận văn cao học chuyên ngành nuôi trồng
    thủy sản, 52 trang.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...