Luận Văn Nghiên cứu bệnh do nấm gây ra trên cá Chẽm (Lates calcarifer) nuôi tại Thừa Thiên Huế

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 21/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
    2.1 Một số đặc điểm sinh học của cá chẽm [1] 3
    2.1.1 Hệ thống phân loại 3
    2.1.2 Đặc điểm hình thái 3
    2.1.3. Đặc điểm phân bố 4
    2.1.4. Vòng đời 4
    2.1.5. Tính ăn 4
    2.1.6. Đặc điểm sinh trưởng 4
    2.1.7. Đặc điểm dinh dưỡng 5
    2.1.8. Đặc điểm sinh sản 5
    2.1.9. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cá chẽm 6
    2.2. Tình hình nuôi cá chẽm trên thế giới và Việt Nam 6
    2.2.1. Tình hình nuôi cá chẽm trên thế giới 6
    2.2.2. Tình hình nuôi cá chẽm ở Việt Nam 8
    2.3. Tình hình nuôi cá chẽm ở Thừa Thiên Huế 10
    2.4. Tình hình dịch bệnh trên cá chẽm 12
    2.4.1. Trên thế giới 12
    2.4.2. Ở Việt Nam 13
    2.4.3. Tình hình bệnh trên cá chẽm nuôi tại Thừa Thiên Huế 13
    2.5. Tình hình nghiên cứu bệnh nấm trên động vật thủy sản trên thế giới và ở Việt Nam 15
    2.5.1. Trên thế giới [10] 15
    2.5.2. Ở Việt Nam [10] 16
    2.6.Một số bệnh phổ biến do nấm gây ra trên cá [11] 16
    2.6.1. Bệnh nấm hạt 16
    2.6.2. Hội chứng lở loét ở cá [2] 16
    2.6.3. Bệnh nấm thủy my 18
    2.6.4. Bệnh nấm mang ở cá 19
    PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
    3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
    3.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 20
    3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
    3.2 Nội dung nghiên cứu 20
    3.3. Môi trường nuôi cấy và phân lập nấm 20
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 21
    3.4.1 Sơ đồ nghiên cứu tổng quát 21
    3.4.3 Phương pháp phân lập nấm trên cá 22
    3.4.4. Cảm nhiễm ngược nấm trên cá chẽm [5] 22
    3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu 23
    PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
    4.1.Khối lượng, chiều dài cá chẽm bị bệnh thu được trong quá trình nghiên cứu 24
    4.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo giống nấm phân lập được 25
    4.3. Kết quả cảm nhiễm ngược nấm Aphanomyces trên cá chẽm 26
    4.3.1. Các yếu tố môi trường trong quá trình cảm nhiễm ngược 26
    4.3.2. Kết quả cảm nhiễm ngược nấm Aphanomyces trên cá chẽm 28
    PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34
    5.1. Kết luận 34
    5.2. Kiến nghị 34
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    PHẦN 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ


    Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, với 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông, lạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển. Trong nội địa diện tích mặt nước với khoảng 1.700.000 ha trong đó có 811.700 ha mặt nước ngọt, 635.400 ha mặt nước lợ cửa sông ven biển và 125.700 ha eo vịnh có khả năng phát triển, chưa kể mặt nước các sông và khoảng 300.000 - 400.000 ha, eo, vịnh, đầm phá ven biển có thể sử dụng vào nuôi trồng thủy sản chưa được quy hoạch[19]. Tính đến năm 2006, tổng sản lượng thuỷ sản đã đạt hơn 3,7 triệu tấn, tăng gần 5 lần so với năm 1986, trong đó khai thác đạt gần 2 triệu tấn, sản lượng nuôi đạt hơn 1,4 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu vượt qua mốc 3 tỷ USD, đạt hơn 3,35tỷ USD, tăng hơn 300 lần so với năm 1986, tăng gần 600 triệu USD so với năm 2005. Phát triển thủy sản đã tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân, tăng thu nhập ngoại tệ, cải thiện cán cân thương mại và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước [11], [19].
    Thừa Thiên Huế có hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các đối tượng cá nước lợ. Cá chẽm (Lates calcarifer) là đối tượng được nuôi phổ biến ở các nước Đông Nam Á hơn 10 năm qua, đây là loài có thể nuôi trong các vùng nước mặn, lợ và cả nước ngọt. Với đặc điểm ít bệnh, tỷ lệ sống cao, cá chẽm còn là loài rộng muối nên về mùa lũ không bị sốc nước ngọt, do vậy tỷ lệ sống cá chẽm cao hơn cá mú, cá hồng [18]
    Trung tâm Khuyến ngư Thừa Thiên Huế đã thực hiện thành công mô hình nuôi thử nghiệm cá chẽm thương phẩm bằng lồng nước lợ tại xã Hải Dương, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến nay, tại huyện Hương Trà đã có hơn 118 hộ với hơn 300 lồng nuôi cá chẽm. Trong đó Hải Dương, một xã vùng ven biển đầm phá thuộc xã Hương Trà, Thừa Thiên -Huế với diện tích mặt nước hơn 320 ha có độ mặn thích hợp cùng điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá lồng như cá hồng, cá mú, cá chẽm. Năm 2011, Hải Dương có khoảng 550 lồng cá trong đó cá chẽm chiếm đến 80% do nguồn giống dễ mua (Nha Trang, Vũng Tàu .), dễ tiêu thụ, các doanh nghiệp ở Khánh Hoà, Đà Nẵng thường đến hợp đồng mua với số lượng lớn để chế biến xuất khẩu.
    Thừa Thiên Huế là một trong các tỉnh trong nước ta chú trọng phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây và đã gặt hái được nhiều thành công lớn. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tính đến thời điểm 01/10/2012 Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 7.000 ha/7.400 ha (chiếm 94,6% kế hoạch và tăng 0,17% so với năm 2011, sản lượng thu hoạch ước đạt 19.200 tấn/16.000 tấn (chiếm 120% kế hoạch và tăng 29,6% so với năm 2011). Tổng sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 63.460 tấn đạt 105,77% kế hoạch năm. Với mô hình nuôi đa dạng và phong phú về đối tượng nuôi khác nhau. Trong đó cá chẽm (Lates calcarifer) là đối tượng hấp dẫn được nuôi ở nhiều nước Châu Á, là loài có giá trị kinh tế quan trọng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Châu Á và Thái Bình Dương. Với những ưu điểm thích nghi rộng muối, sinh trưởng nhanh, thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao.
    Nghề nuôi cá chẽm được hình thành từ thập kỷ 70 ở Thái Lan và được nhân rộng ra các nước Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Hiện nay cá chẽm đang được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Theo thống kê của FAO (2006) tổng sản lượng cá chẽm nuôi của thế giới tăng 37,4% so với năm 1990.
    Tuy nhiên, trong thời gian gần đây sự nuôi quá ồ ạt không quy hoạch đã làm nghề nuôi cá chẽm đã gặp phải rất nhiều khó khăn về môi trường và dịch bệnh. Tình hình dịch bệnh trên cá chẽm đang xảy ra ngày càng nghiêm trọng. Cụ thể vụ nuôi đầu năm 2010, cá chẽm giai đoạn hương và giống chết hàng loạt, cá thịt có hiện tượng sinh trưởng chậm, mòn vây, cụt đuôi và chết rải rác đến hàng loạt (Theo báo cáo của Chi cục Thú y Thừa Thiên Huế, 2010). Một trong những nguyên nhân gây chết cá chẽm hàng loạt trong ương nuôi là vấn đề dịch bệnh. Chính vì thế để nghề nuôi cá chẽm nước ta phát triển bền vững ngoài việc tìm hiểu về đặc điểm sinh học, sinh sản, kỹ thuật nuôi thì những nghiên cứu về tình hình dịch bệnh và biện pháp phòng trị là rất cần thiết để hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra. Được sự đồng ý của của Khoa Thủy sản, Bộ môn Bệnh thủy sản và giáo viên hướng dẫn, tôi tiến hành đề tài: ”Nghiên cứu bệnh do nấm gây ra trên cá Chẽm (Lates calcarifer) nuôi tại Thừa Thiên Huế”
    Đề tài được thực hiện với mục tiêu: Phân lập nấm gây bệnh trên cá Chẽm và cảm nhiễm nấm phân lập được trên cá khỏe, quan sát dấu hiệu bệnh lý của cá sau khi cảm nhiễm ngược.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...