Tiến Sĩ Nghiên cứu bê tông gốm hệ alumô-silicát sử dụng chất kết dính huyền phù gốm nồng độ cao từ nguyên li

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/5/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. Tổng quan về bê tông chịu lửa . 3
    1.1.1. Khái niệm 3
    1.1.2. Phân loại bê tông chịu lửa . 3
    1.1.3. Bê tông chịu lửa thông thường 4
    1.1.4. Bê tông chịu lửa ít xi măng (LCC) và siêu ít xi măng (ULCC) 5
    1.1.5. Bê tông chịu lửa không xi măng sử dụng chất kết dính ρ-Al 6
    1.1.6. Bê tông gốm 7
    1.2. Các xu hướng nghiên cứu, phát triển bê tông chịu lửa hiện tại và trong tương
    lai 9
    1.2.1. Bê tông chịu lửa ít xi măng tính năng cao 9
    1.2.2. Bê tông chịu lửa chứa các bon 9
    1.2.3. Bê tông chịu lửa công nghệ nano 11
    1.2.4. Bê tông gốm tính năng cao . 12
    1.3. Cơ sở lý thuyết chế tạo HCBS và bê tông gốm 13
    1.3.1. Thành phần và cấu trúc bê tông gốm 13
    1.3.2. Chất kết dính huyền phù gốm nồng độ cao . 15
    1.3.3. Tính toán cấp phối và tạo hình bê tông gốm . 33
    1.3.4. Gia cường bán thành phẩm . 36
    1.4. Các công trình nghiên cứu về HCBS và bê tông gốm đã công bố 38
    1.5. Những vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu làm rõ về bê tông gốm 45
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 47
    2.1. Các phương pháp tiêu chuẩn. 47
    2.2. Các phương pháp phi tiêu chuẩn . 47
    2.2.1. Phân tích thành phần hóa học của nguyên liệu, vật liệu . 47
    2.2.2. Xác định độ bền uốn ở nhiệt độ thường của mẫu nghiên cứu 47
    2.2.3. Xác định tỷ trọng của HCBS . 48
    2.2.4. Xác định độ nhớt của HCBS . 49
    2.2.5. Xác định pH của HCBS 49
    2.2.6. Phân tích thành phần hạt HCBS bằng phương pháp tán xạ lazer . 50
    2.2.7. Xác định vi cấu trúc của vật liệu bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM )50
    2.2.8. Đo độ chảy của bê tông . 51
    2.2.9. Phân tích mẫu bằng phổ hồng ngoại IR 51
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 53
    3.1. Lựa chọn nguyên liệu và phụ gia . 53
    3.1.1. Nguyên liệu để chế tạo HCBS . 53
    3.1.2. Cốt liệu chịu lửa 54
    3.1.3. Phụ gia 54
    3.1.4. Phụ gia keo tán 55
    3.1.5. Vật liệu ngâm tẩm . 56
    3.2. Nghiên cứu quá trình đóng rắn và phát triển cường độ của HCBS từ thạch
    anh điện chảy 56
    3.3. Nghiên cứu giải pháp công nghệ chế tạo HCBS . 61
    3.3.1. Chế tạo HCBS gốc từ mullite – thạch anh điện chảy 61
    3.3.2. So sánh tính chất của HCBS từ mullite-thạch anh điện chảy với đất sét 76
    3.4. Nghiên cứu bê tông gốm dựa trên HCBS 82
    3.4.1. Tính chất của HCBS từ mullite – thạch anh nóng chảy 82
    3.4.2. Tính cấp phối bê tông 82
    3.4.3. Độ chảy của bê tông . 83
    3.4.4. Tính chất cơ lý của bê tông sau sấy và sau nung 84
    3.4.5. Nghiên cứu vi cấu trúc của bê tông gốm 87
    3.5. Nghiên cứu, so sánh các tính chất của bê tông gốm với bê tông chịu lửa ít xi
    măng 88
    3.6. Tăng bền bán thành phẩm . 92
    KẾT LUẬN . 100
    NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN . 101
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN . 111
    PHỤ LỤC 113
    MỞ ĐẦU
    Trong họ vật liệu chịu lửa không định hình, bê tông chịu lửa là một nhóm
    lớn, nó phát triển và tăng trưởng đáng kể trong suốt hơn 40 năm qua. Ban đầu từ
    những hỗn hợp được pha trộn đơn giản, bê tông chịu lửa ngày nay là hỗn hợp được
    pha trộn khá phức tạp và có nhiều tính năng kỹ thuật cao. Hiện nay bê tông chịu lửa
    đã chiếm được nhiều thị phần và trong nhiều trường hợp, đã thay thế gạch chịu lửa
    định hình [98]. Trong năm 2007, nhu cầu vật liệu chịu lửa trên thế giới đã đạt 38,1
    triệu tấn, trị giá 22,9 tỷ đô la Mỹ, các con số tương ứng cho năm 2012 vào khoảng
    45,2 triệu tấn, trị giá 28,5 tỷ đô la Mỹ, trong đó tỷ lệ vật liệu chịu lửa không định
    hình dao động trong khoảng 43-45 %. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm
    khoảng 45 % tổng trọng lượng trong năm 2007, thị phần vào năm 2012 tăng lên đến
    khoảng 69 % [13].
    Các dữ liệu ở trên cho thấy vật liệu chịu lửa không định hình mà phần lớn là
    bê tông chịu lửa chiếm một tỷ trọng lớn sản phẩm vật liệu chịu lửa. Xu hướng
    nghiên cứu, phát triển và sử dụng bê tông chịu lửa chất lượng cao luôn được các
    nhà nghiên cứu và khách hàng quan tâm trong những năm tiếp theo.
    Bê tông chịu lửa chất lượng cao ngày càng được cải thiện với các điểm nhấn
    là thiết kế thành phần phối liệu tối ưu, có tuổi thọ khi sử dụng cao. Trong những
    năm gần đây đã có hai xu hướng chính trong việc phát triển và ứng dụng bê tông
    chịu lửa. Xu hướng thứ nhất là phát triển bê tông chịu lửa ít xi măng (LCC) và bê
    tông chịu lửa siêu ít xi măng (ULCC) tính năng cao. Xu hướng thứ hai là phát triển
    công nghệ bê tông gốm, một công nghệ còn mới tại Việt Nam. Từ các nhận định
    trên, đề tài luận án được lựa chọn là: "Nghiên cứu bê tông gốm hệ alumô-silicát sử



    dụng chất kết dính huyền phù gốm nồng độ cao từ nguyên liệu mulít và thạch anh
    điện chảy".
    Nhiệm vụ của luận án:
    - Lựa chọn nguyên liệu và đưa ra giải pháp công nghệ chế tạo chất kết dính
    huyền phù gốm nồng độ cao (HCBS)
    - Tính toán cấp phối và chế tạo bê tông gốm đạt các chỉ tiêu:
    + Cường độ nén ở nhiệt độ thường sau khi bảo dưỡng ≥ 30 MPa + Độ co sau khi nung ở 1300 oC ≤ 1 %
    + Độ bền nén nguội sau khi nung ở 1300 oC ≥ 80 MPa
    Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
     Xác định cơ chế đóng rắn tạo cường độ của chất kết dính huyền phù nồng độ
    cao từ nguyên liệu đầu là thạch anh điện chảy.
     Nghiên cứu giải pháp công nghệ chế tạo chất kết dính HCBS đi từ nguyên
    liệu đầu là mullite kết hợp thạch anh điện chảy bằng máy nghiền bi ướt gián
    đoạn dung tích 150-200 lít ở quy mô bán công nghiệp, đạt được các chỉ số
    huyền phù có nồng độ pha rắn cao, độ ẩm thấp, độ nhớt thấp, HCBS có độ
    linh động cao để xả ra khỏi máy nghiền dễ dàng.
     Nghiên cứu cơ chế ổn định HCBS bằng phụ gia keo tán polycarboxylate
    ethers (PCE).
     Nghiên cứu giải pháp công nghệ tạo hình bê tông gốm với các block đúc sẵn
    bằng phương pháp rung với phối liệu bê tông ở dạng chảy, linh động.
     Nghiên cứu, kiểm chứng các tính chất cơ nhiệt của bê tông gốm sử dụng cốt
    liệu chịu lửa mullite trên nền chất kết dính HCBS đã ổn định ở nhiệt độ
    thường và nhiệt độ cao, kiểm chứng phương pháp tăng cường độ của bê tông
    gốm ở nhiệt độ thường trong dung dịch thủy tinh lỏng có mật độ thấp.
    Bố cục chính của luận án gồm có:
     Chương 1: Tổng quan về công nghệ chế tạo HCBS và bê tông gốm. Giới
    thiệu các loại bê tông chịu lửa, xu hướng phát triển bê tông chịu lửa hiện
    nay, các tính chất, công nghệ của HCBS và bê tông gốm.
     Chương 2: Các phương pháp nghiên cứu. Giới thiệu các phương pháp phân
    tích cơ, lý, hóa, .được sử dụng trong quá trình nghiên cứu
     Chương 3: Kết quả và thảo luận. Trình bày quá trình nghiên cứu chế độ
    nghiền ướt chế tạo HCBS, phương pháp ổn định HCBS, các tính chất của bê
    tông gốm từ chất kết dính HCBS, phương pháp tăng cường độ bê tông gốm.
     Phần kết luận: Trình bày các kết quả của luận án.
     
Đang tải...