Tiến Sĩ Nghiên cứu bất thường nhiễm sắc thể và mất đoạn nhỏ AZFabcd owr những nam giới vô tinh và thiểu tinh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1


    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Vô sinh nói chung và vô sinh nam giới nói riêng là một vấn đề sức khỏe
    sinh sản gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của nhiều cặp vợ chồng
    trên toàn thế giới. Vô sinh (infertility) là hiện tượng mất hay giảm khả năng
    sinh sản. Tỷ lệ vô sinh khoảng 12%-15% tương đương 50-80 triệu người trên
    thế giới [1]. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 1985), có khoảng 20% là vô
    sinh không rõ nguyên nhân, 80% có nguyên nhân, trong đó vô sinh do nữ
    chiếm 40%, do nam chiếm 40% và do cả vợ và chồng là 20% [2].
    Để điều trị hiệu quả, có thái độ xử lý đúng với vô sinh cần phải có chẩn
    đoán chính xác. Chẩn đoán nguyên nhân gây vô sinh và vô sinh ở nam giới là
    hết sức cần thiết để điều trị và thực hiện tư vấn di truyền.
    Xét nghiệm tinh dịch đồ là xét nghiệm quan trọng để xác định tình trạng
    vô sinh nam. Các chỉ số tinh dịch có rất nhiều nhưng hiện nay chỉ có một số ít
    chỉ số được ứng dụng cho chẩn đoán tình trạng vô sinh nam, đặc biệt các chỉ số
    về sự di động của tinh trùng, nhóm chỉ số cho biết mức độ khỏe và khả năng
    tìm trứng của tinh trùng chưa được nghiên cứu nhiều.
    Trong những năm gần đây, di truyền y học phát triển nhanh, mạnh và có
    rất nhiều thành tựu. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đồng
    thời nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng hướng đến sự hoàn thiện thì
    nguyện vọng có được những đứa con càng trở nên tha thiết. Những thành công
    trong nhiều lĩnh vực lâm sàng và cận lâm sàng là những yếu tố quan trọng
    khẳng định khả năng điều trị. Một số phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh
    trong ống nghiệm, tiêm tinh trùng vào bào tương trứng giúp con người can
    thiệp gần như tối đa vào quá trình thụ tinh và cũng đạt được những thành công
    nhất định. Tuy vậy, vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác chẩn đoán nguyên
    nhân và điều trị. Xét nghiệm và tư vấn di truyền cũng ngày càng phát triển giúp 2


    chúng ta xác định chính xác nguyên nhân vô sinh qua đó có hướng can thiệp
    thích hợp cho những trường hợp vô sinh nói chung và vô sinh nam nói riêng.
    Di truyền y học nghiên cứu ở cả hai mức độ tế bào và phân tử đã giúp
    cho các thầy thuốc lâm sàng tìm hiểu được những nguyên nhân vô tinh hoặc
    thiểu tinh dẫn đến vô sinh nam giới là do biến đổi di truyền. Trong các nguyên
    nhân vô sinh do nam giới, có khoảng 10% - 15% trường hợp vô tinh và 5%
    thiểu tinh nặng có bất thường về di truyền [3]. Các tiến bộ trong phân tích
    nhiễm sắc thể (NST) ngày càng giúp cho các nhà di truyền y học phát hiện
    được các rối loạn số lượng và cấu trúc NST.
    Ở mức độ phân tử, người ta phát hiện những mất đoạn nhỏ NST Y ở
    vùng AZFabcd (Azoospermia factor). Vùng AZFabcd chứa nhiều gen khác
    nhau, những mất đoạn gen trong vùng này được xác định là gây suy giảm
    hoặc không có tinh trùng [4]. Phát hiện được những mất đoạn nhỏ trên
    NST Y sẽ là căn cứ chẩn đoán và chọn hướng can thiệp cho những trường
    hợp vô sinh nam [5].
    Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có các nghiên cứu có tính hệ thống cả đặc
    điểm của tinh hoàn, đặc điểm tinh dịch và sự liên quan giữa các chỉ số đó với
    yếu tố di truyền của nam giới vô tinh và thiểu tinh nặng cũng như còn rất ít
    nghiên cứu về bất thường NST và mất đoạn nhỏ vùng AZFabcd trên NST Y.
    Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu bất
    thường nhiễm sắc thể và phát hiện mất đoạn AZFabcd ở những nam gi i
    vô tinh và thiểu tinh nặng”.
    Mục tiêu của đề tài là:
    1. Xác định tỷ lệ, h n các n ất thườn nhiễm sắc thể và mất đo n nhỏ
    nhiễm sắc thể Y vùn AZFa c ở nam i i vô tinh và thiểu tinh nặn .
    2. Xác định m i liên quan iữa đặc điểm tinh ịch và ất thườn i t u n ở
    nam i i vô tinh và thiểu tinh nặn . 3


    Chương 1
    TỔNG QUAN
    1.1. Tình hình nghiên cứu vô sinh, vô sinh nam trên thế gi i và Việt Nam
    1.1.1. Một số khái niệm về vô sinh và vô sinh nam gi i
    Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vô sinh là tình trạng một cặp vợ
    chồng trong độ tuổi sinh đẻ, mong muốn có con nhưng không thể có thai sau
    12 tháng có quan hệ tình dục mà không dùng biện pháp tránh thai nào [6],[7].
    Có hai loại vô sinh: vô sinh nguyên phát (VSNP) (vô sinh I) là chưa có
    thai lần nào; vô sinh thứ phát (VSTP) (vô sinh II) là vô sinh mà người vợ trước
    đây đã từng có thai, đến nay không thể có thai được.
    Vô sinh nam giới là vô sinh mà nguyên nhân do người chồng, vô sinh nữ
    giới là vô sinh mà nguyên nhân do người vợ.
    Vô sinh không r nguyên nhân (KRNN) là các trường hợp vô sinh mà
    thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm kinh điển ở cả vợ và chồng vẫn
    chưa phát hiện được nguyên nhân khả dĩ có thể giải thích được tình trạng
    không có thai [8].
    Trong vô sinh do nam giới, nguyên nhân do bất thường số lượng tinh
    trùng là rất thường gặp, đó là những trường hợp vô sinh nam do vô tinh (VT)
    và thiểu tinh (TT).
    Theo WHO, VT (azoospermia) là tình trạng không tìm thấy tinh trùng
    trong tinh dịch khi xuất tinh, thường do tinh hoàn không sản xuất được tinh
    trùng. TT (oligozoospermia) là tình trạng số lượng tinh trùng ít hơn 15 x 10
    6

    tinh trùng/ml tinh dịch. Thiểu tinh nặng (TTN), (severe oligozoospermia) là
    những trường hợp có số lượng tinh trùng ≤ 5 x 10
    6
    tinh trùng/ml tinh dịch
    [6],[7],[9].
    Để khảo sát một cặp vợ chồng vô sinh, phải thực hiện xét nghiệm tinh
    dịch đồ cho người chồng. Dựa trên tiêu chuẩn của WHO năm 1999, nếu tinh
    dịch đồ bất thường phải xét nghiệm lại lần thứ hai cách lần thứ nhất ít nhất 6 4


    ngày và xa nhất dưới ba tháng [6]. Để khẳng định một trường hợp không có
    tinh trùng cần xét nghiệm ít nhất 2 lần đồng thời phải ly tâm tinh dịch tìm tinh
    trùng [10].
    1.1.2. Tình hình vô sinh và vô sinh nam trên thế gi i
    Theo Hội Y học sinh sản Hoa Kỳ, khoảng 6,1 triệu người Mỹ bị vô sinh,
    một phần ba là do nữ, một phần ba là do nam giới, phần còn lại là do cả hai
    hoặc KRNN [11]. Một nghiên cứu khác tại Hoa Kỳ cho thấy, có khoảng 10%
    số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ bị vô sinh [12].
    Ở Châu Phi, Larsen và cs (2000), khi nghiên cứu ở 10 trong số 28 quốc
    gia trong khu vực đã công bố tỷ lệ vô sinh nguyên phát chiếm 3% các cặp vợ
    chồng ở lứa tuổi sinh sản, còn tỷ lệ vô sinh thứ phát cao hơn nhiều [13].
    Ở Châu Âu, vô sinh nam chiếm 20% [1]. Tại Pháp, tỷ lệ vô sinh chiếm
    13,5% các cặp vợ chồng. Theo Thonneau (1991), có khoảng 15% các cặp vợ
    chồng không thể có con sau một năm, trong đó do nam giới chiếm 20% [14].
    Ali Hellani cũng cho rằng khoảng 10%-15% cặp vợ chồng vô sinh, nguyên
    nhân do nam chiếm 50% và khoảng 30%-40% vô sinh nam KRNN [15].
    Theo Irvine (2002), vô sinh chiếm 14%-17%, trong đó nguyên nhân do
    nam giới khó xác định [16]. Krauz và cs cũng cho rằng nguyên nhân gây vô
    sinh do nam khoảng 50%. Trong đó, khoảng 40% - 50% những người này là do
    có bất thường về số lượng và chất lượng tinh trùng [17].
    Ở các nước Châu Á: Takahashi và cs (1990) nghiên cứu trên 173 mẫu
    tinh dịch của các bệnh nhân vô sinh nam giới tại Nhật Bản cho thấy có 35,8%
    VT, 19,6% có số lượng tinh trùng giảm nghiêm trọng, 9,8% giảm vừa và
    34,7% có tinh dịch đồ bình thường [18]. Theo Aribarg (1995), vô sinh ở Thái
    Lan chiếm 12 % các cặp vợ chồng ở lứa tuổi sinh đẻ [19].
    Nhìn chung, tỷ lệ vô sinh thay đổi từ 10% - 20%, trong đó nguyên nhân
    vô sinh do nam và nữ tương đương nhau, tỷ lệ này có xu hướng ngày càng
    tăng, tỷ lệ vô sinh KRNN còn nhiều. 5


    1.1.3. Tình hình vô sinh và vô sinh nam ở Việt Nam
    Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu về vô sinh cho thấy tỷ lệ vô
    sinh có xu hướng tăng. Theo kết quả điều tra dân số năm 1980, tỷ lệ này là 7%
    - 10%, đến năm 1982, tỷ lệ vô sinh chung ở Việt Nam lên đến 13%, trong đó
    vô sinh nữ 54%, vô sinh nam 36%, vô sinh KRNN 10% [20].
    Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Liêu và cs tại Viện Bảo vệ Bà Mẹ và trẻ
    sơ sinh từ năm 1993 - 1997 trên 1.000 trường hợp vô sinh cho thấy tỷ lệ sinh
    vô nữ chiếm 54,5%, vô sinh nam chiếm 35,6%, vô sinh KRNN là 10% [21].
    Ngô Gia Hy (2000) nhận định rằng trong số các cặp vợ chồng vô sinh thì
    nguyên nhân do người chồng là 40%, do người vợ là 50% và do cả hai vợ
    chồng là 10% [22].
    Theo Phan Văn Quyền (2000) tỷ lệ vô sinh là 10%-15% [23]. Theo Trần
    Thị Trung Chiến và cs (2002) tỷ lệ vô sinh là 5%, trong đó vô sinh do nam giới
    chiếm 40,8% [20].
    Theo Trần Quán Anh và Nguyễn Bửu Triều, cứ 100 cặp vợ chồng thì có
    khoảng 15 cặp vợ chồng không thể có con, trong đó trên 50% nguyên nhân là
    do nam giới và tỷ lệ này đang có chiều hướng gia tăng mạnh [24].
    Theo Trần Thị Phương Mai (2001), vô sinh nguyên nhân do nữ giới
    khoảng 30% - 40%. Vô sinh nam giới khoảng 30% các trường hợp. Khoảng
    20% các trường hợp tìm thấy nguyên nhân vô sinh ở cả hai vợ chồng. Bên cạnh
    đó, có khoảng 20% các cặp vợ chồng không tìm thấy nguyên nhân [25].
    Báo cáo của Nguyễn Viết Tiến tại Hội thảo quốc tế “Cập nhật về hỗ trợ
    sinh sản” (2013) tại Hà Nội cho thấy kết quả điều tra ở Việt Nam thì tỷ lệ vô
    sinh là 7,7%. Trong đó, nguyên nhân do nam giới chiếm 25 - 40%, do nữ 40 -
    55%, còn lại do cả hai vợ chồng và KRNN [26].
    Nguyên nhân chủ yếu của vô sinh nam là do rối loạn sinh tinh. Ngoài ra,
    vô sinh nam còn do một số nguyên nhân khác như: rối loạn về tình dục và xuất
    tinh, rối loạn nội tiết, tắc ống dẫn tinh Theo Trần Đức Phấn (2010) trong số
    các cặp vợ chồng vô sinh có 44% có tinh dịch đồ bất thường [27].
     
Đang tải...