Thạc Sĩ Nghiên cứu bảo tồn và phát triển làng nghề tương bần mĩ hào, hưng yên

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tính cấp thiết của đề tài

    Việt Nam, đất nước phương đông với rất nhiều nét văn hoá truyền thống nổi tiếng được bạn bè trên thế giới biết đến và ngợi ca. Bên cạnh những nét văn hoá trong giao tiếp ứng xử, nét văn hoá trong ẩm thực cũng tạo nên những nốt nhạc góp chung vào bản nhạc về nét đẹp văn hoá Á đông bay cao bay xa.
    Xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, với người dân, đặc biệt là người dân nông thôn hũ tương vẫn không vắng bóng trong mỗi gia đình. Tương Bần là món ăn của người nghèo nhưng là sản phẩm đặc biệt trong ẩm thực Việt Nam. Nó đã đi vào dân gian, truyền từ đời này sang đời khác của làng. Cụ Hải Thượng Lãn Ông, nhà y học nổi tiếng thế kỷ XIII. Trong cuốn sách “Lữ Công Thắng Lãm” cho tương là một món ăn giầu dinh dưỡng, là thứ nước chấm độc đáo của người Việt ta. Trong sách cụ có giới thiệu sáu loại tương, trong đó có tương Bần. Tương Bần có mặt trong các ngôi chùa, tương có mặt trong các bữa ăn đãi khách. Tục ngữ có câu: “Thịt cá là hương hoa, tương cà là gia bản”. Người đi xa nhớ quê hương cũng xuất phát từ những món ăn dân giã quen thuộc hàng ngày. Có lẽ, vì thế mà câu ca dao: ''Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương” ra đời. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự tất bật trong mỗi gia đình cũng vì thế mà tăng lên, thời gian đã dần làm thay đổi sinh hoạt của người dân, do đó hũ tương ngày càng vắng bóng trong mỗi gia đình Việt Nam cho dù những gì mà nó mang lại vẫn không thể phủ nhận. Song chính sự phát triển kinh tế đã làm thay đổi, tạo ra bước ngoặt cho mô hình sản xuất và tiêu thụ tương của Việt Nam nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng. Từ mô hình sản xuất nhỏ lẻ trong gia đình, tự cấp tự túc, đến nay, sản xuất tương đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, thậm chí đang hướng đến xuất khẩu. Hưng Yên, một tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, nổi tiếng là vựa lúa của cả nước cùng với truyền thống nổi tiếng là phố Hiến còn được bạn bè trong và ngoài nước biết đến với thương hiệu nổi tiếng “Tương Bần”. Những năm qua hoạt động sản xuất và tiêu thụ tương Bần của huyện Mĩ Hào, tỉnh Hưng Yên đã thu được kết quả đáng khích lệ, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Ngoài việc tăng thu nhập cho các hộ gia đình, làng nghề tương Bần đã và đang giải quyết một phần đáng kể lao động tại địa phương. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng li nông bất li hương. Kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, các đối thủ cạnh tranh của sản phẩm tương Bần ngày càng nhiều, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt đang là những thách thức to lớn cho làng nghề này của Mĩ Hào. Vấn đề đặt ra là làm sao để duy trì, phát triển sản xuất và tiêu thụ tương Bần? Giải pháp nào thúc đẩy mục tiêu đó? Từ việc nhìn nhận, đánh giá nghiêm túc nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ tương Bần trong tình hiện nay, cũng là người đang ngày đêm trăn trở cho sự phát triển làng nghề nơi đây, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển làng nghề tương Bần huyện Mĩ Hào - Hưng Yên” cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế của mình.
    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan. i
    Lời cảm ơn. ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết tắt v
    Danh mục bảng. vi
    Danh mục biểu. vii
    1. MỞ ĐẦU 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 2
    1.2.1 Mục tiêu chung. 2
    1.2.2 . Mục tiêu cụ thể. 3
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu. 3
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu. 3
    2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TƯƠNG BẦN 4
    2.1 Cơ sở lí luận. 4
    2.1.1 Một số khái niệm cơ bản. 4
    2.1.2 Vai trò của bảo tồn và phát triển làng nghề tương Bần. 7
    2.1.3 Đặc điểm, con đường hình thành của làng nghề tương Bần. 11
    2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến bảo tồn và phát triển làng nghề tương Bần. 15
    2.2 Cơ sở thực tiễn. 20
    2.2.1 Tình hình phát triển làng nghề trên thế giới 20
    2.2.2 Tình hình phát triển các làng nghề tương ở Việt Nam 24
    2.2.3 Sự thăng trầm và quá trình phát triển của làng nghề tương bần ở Việt Nam 26
    2.2.4 Những bài học kinh nghiệm về bảo tồn và phát triển làng nghề tương Bần. 28
    3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CøU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
    3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 29
    3.2 Phương pháp nghiên cứu. 32
    3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu. 32
    3.2.2 Phương pháp phân tích thống kê kinh tế. 33
    3.2.3 Phương pháp phân tích SWOT. 33
    3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. 34
    4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
    4.1 Thực trạng làng nghề tương Bần. 35
    4.1.1 Sự vận động, phát triển của hộ sản xuất và kinh doanh tương Bần. 35
    4.1.2 Thực trạng về lao động trong làng nghề. 40
    4.1.3 Tình hình về vốn của các hộ trong làng nghề. 45
    4.1.4 Số lượng tương được sản xuất trong làng nghề. 46
    4.1.5 Thị trường của làng nghề tương Bần. 48
    4.1.6 Kỹ thuật, công nghệ trong làng nghề. 56
    4.1.7 Tình hình tổ chức kinh doanh. 56
    4.1.8 Tình hình môi trường trong làng nghề. 57
    4.2 Những tiềm năng, hạn chế và xu hướng phát triển của làng nghề tương Bần 58
    4.2.1 Tiềm năng của làng nghề. 58
    4.2.2 Những hạn chế khó khăn của làng nghề. 59
    4.2.3 Xu hướng phát triển của làng nghề. 64
    4.3 Quan điểm, phương hướng bảo tồn phát triển của làng nghề tương Bần. 65
    4.3.1 Quan điểm cơ bản về bảo tồn và phát triển làng nghề. 65
    4.3.2 Phương hướng bảo tồn và phát triển làng nghề. 67
    4.4 Các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề tương Bần. 68
    5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
    5.1 Kết luận. 79
    5.2 Kiến nghị 79
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
    PHỤ LỤC 83
     
Đang tải...