Luận Văn Nghiên cứu bảo quản tinh trùng cá Chép Cyprinus carpio trong nitơ lỏng

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu bảo quản tinh trùng cá Chép Cyprinus carpio trong nitơ lỏng


    MỤC LỤC
    MỤC LỤC i
    DANH MỤC BẢNG . iv
    DANH MỤC HÌNH . v
    DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT vi
    TÓM TẮT vii
    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1.Một số đặc điểm sinh học cá Chép . 3
    1.1.1. Hệ thống phân loại 3
    1.1.2. Phân bố . 3
    1.1.3. Đặc điểm hình thái 3
    1.1.4. Đặc điểm sinh thái 4
    1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và sinh sản 4
    1.2. Đại cương về tinh trùng . 4
    1.2.1. Quá trình tạo tinh trùng 4
    1.2.1.1. Giai đoạn tăng sinh 4
    1.2.1.2. Giai đoạn sinh trưởng 5
    1.2.1.3. Giai đoạn thành thục 5
    1.2.2. Cấu tạo tinh trùng . 5
    1.2.2.1. Phần đầu 6
    1.2.2.2. Phần cổ 6
    1.2.2.3. Phần đuôi . 6
    1.2.3. Đặc điểm sinh học của tinh trùng 6
    1.2.3.1. Kích thước và số lượng . 6
    1.2.3.2. Đặc điểm vận động . 7
    1.3. Tình hình nghiên cứu bảo quản tinh trùng . 13
    ii
    1.3.1. Tình hình nghiên cứu bảo quản tinh trùng trên thế giới . 13
    1.3.2. Tình hình nghiên cứu bảo quản tinh trùng ở Việt Nam 16
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 18
    2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu . 18
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 18
    2.2.1. Cá đực và vuốt tinh . 19
    2.2.1.1. Cá đực 19
    2.2.1.2. Vuốt tinh . 19
    2.2.2. Đánh giá sơ bộ chất lượng tinh dịch cá . 19
    2.2.2.1. Màu sắc tinh dịch . 19
    2.2.2.2. Thể tích tinh dịch 19
    2.2.2.3. Kiểm tra hoạt lực tinh trùng . 20
    2.2.2.4. Kiểm tra mật độ tinh trùng . 21
    2.2.3. Bảo quản tinh trùng cá chép trong nitơ lỏng . 22
    2.2.4. Ảnh hưởng của chất bảo quản và chất chống đông lên kết quả bảo
    quản tinh . 22
    2.2.5. Ảnh hưởng của quy trình làm lạnh lên kết quả bảo quản tinh 24
    2.2.6. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản lên kết quả bảo quản tinh . 25
    2.3. Phương pháp xử lý số liệu . 25
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 26
    3.1. Ảnh hưởng của chất bảo quản lên kết quả bảo quản tinh 26
    3.2. Ảnh hưởng của chất chống đông lên kết quả bảo quản tinh 27
    3.3. Ảnh hưởng của quy trình làm lạnh đến kết quả bảo quản tinh 29
    3.4. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản lên kết quả bảo quản tinh 30
    Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 32
    4.1. Kết luận . 32
    4.1.1. Ảnh hưởng của chất bảo quản lên kết quả bảo quản tinh 32
    4.1.2. Ảnh hưởng của chất chống đông lên bảo quản tinh . 32
    4.1.3. Ảnh hưởng của quy trình làm lạnh lên kết quả bảo quản tinh 32
    4.1.4. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản lên chất lượng tinh bảo quản 32
    iii
    4.2. Đề xuất ý kiến . 32
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
    iv
    DANH MỤC BẢNG
    Trang
    Bảng 2.1. Chiều dài, khối lượng, thể tích tinh dịch, màu sắc tinh dịch của
    cá chép đưa vào thí nghiệm 20
    Bảng 2.2. Hoạt lực ban đầu của tinh trùng . 21
    Bảng 2.3. Mật độ trung bình tinh trùng qua 3 đợt thí nghiệm (*10
    9
    tb/ml) . 22
    Bảng 2.4. Thành phần các ion trong dịch tương của một số loài cá [56] . 23
    Bảng 2.5. Thành phần các chất bảo quản được sử dụng cho nghiên cứu . 24
    v
    DANH MỤC HÌNH
    Trang
    Hình 1.1. Hình dạng ngoài cá chép [57] . . 3
    Hình 1.2. Cấu tạo tinh trùng [44] 5
    Hình 2.1. Quy trình nội dung nghiên cứu 18
    Hình 2.2. Các quy trình làm lạnh sử dụng cho thí nghiệm. 25
    Hình 3.1. Ảnh hưởng của chất bảo quản lên kết quả bảo quản tinh 26
    Hình 3.2. Ảnh hưởng của các chất chống đông lên kết quả bảo quản tinh . 27
    Hình 3.3. Ảnh hưởng của các quy trình làm lạnh lên kết quả bảo quản tinh 29
    Hình 3.4. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản lên kết quả bảo quản tinh 30
    vi
    DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
    CCSE: Common carp sperm chất bảo quản.
    DMSO: Dimethyl sunfoxide.
    MET: Methanol.
    GLY: Glycerol.
    Đv: Đơn vị.
    GTTB: Giá trị trung bình.
    HL: Hoạt lực.
    TGHL: Thời gian hoạt lực.
    s: Giây.
    V: Thể tích.
    SD: Độ lệch chuẩn.
    tb: Tế bào.
    TGHL: Thời gian hoạt lực.
    tt: Tinh trùng.
    ctv: Cộng tác viên.
    TTTD: Thể tích tinh dịch.
    MSTD: Màu sắc tinh dịch.
    TT: Thứ tự.
    vii
    TÓM TẮT
    Bảo quản tinh trùng cá trong nitơ lỏng là phương pháp đã và đang được
    nghiên cứu rộng rãi ở nhiều quốc gia bởi vì lợi ích của chúng trong công tác chọn
    giống và bảo tồn nguồn gen. Mục đích của nghiên cứu này là tìm ra chất bảo quản,
    chất chống đông, quy trình làm lạnh thích hợp nhất cho việc bảo quản tinh trùng cá
    Chép Cyprinus carpio trong nitơ lỏng. Về thí nghiệm tìm ra chất bảo quản tốt nhất:
    tinh trùng được pha loãng trong các chất bảo quản (common carp sperm extender)
    CCSE-1, CCSE-2, CCSE-3 hoặc CCSE-4 và bổ sung 10% DMSO như là chất chống
    đông ở tỉ lệ 1:3 (tinh trùng:dung dịch pha loãng). Về thí nghiệm tìm ra chất chống
    đông tốt nhất: tinh trùng được pha loãng với chất bảo quản là CCSE-2 và bổ sung
    các chất chống đông như là DMSO (dimethyl sulfoxide), Glycerol, và Methanol ở
    nồng độ là 10% với tỷ lệ 1:3 (tinh trùng:dung dịch pha loãng). Thí nghiệm về chất
    bảo quản và chất chống đông được bảo quản theo qui trình: hơi nitơ lỏng -76
    o
    C
    khoảng 6 phút và sau đó cho thẳng xuống nitơ lỏng -196
    o
    C. Thí nghiệm về quy trình
    làm lạnh: tinh trùng được pha loãng với chất bảo quản là CCSE-2 và bổ sung
    DMSO ở nồng độ 10% như là chất chống đông, sau đó tiến hành bảo quản theo ba
    quy trình: (1) đưa các cọng rạ xuống nhiệt độ -20◦C trong 3 phút rồi chuyển xuống
    -76◦C trong 3 phút rồi đưa vào bảo quản trong nitơ lỏng -196◦C; (2) đưa các cọng
    rạ xuống nhiệt độ -76◦C trong 6 phút rồi đưa vào bảo quản trong nitơ lỏng -196◦C;
    (3) đưa thẳng các cọng rạ vào bảo quản trong nitơ lỏng -196◦C. Kết quả thí nghiệm
    cho thấy chất bảo quản CCSE-2, chất chống đông là DMSO ở nồng độ 10%, và quy
    trình làm lạnh (2) cho kết quả tốt nhất. Kết quả thí nghiệm này góp phần cung cấp
    thông tin về bảo quản lạnh tinh trùng cá chép trong nitơ lỏng.
    Từ khóa: Cá chép, Cyprinus carpio, chất bảo quản, chất chống đông
    1
    MỞ ĐẦU
    Bảo quản tinh có vai trò quan trọng trong các chương trình chọn giống và các
    chương trình bảo tồn nguồn gen của vật nuôi. Bảo quản tinh sẽ góp phần cung cấp
    nguồn nguyên liệu cho công nghệ di truyền phân tử áp dụng trong các chương trình
    chọn giống. Nhờ bảo quản tinh có thể chủ động trong quá trình sản xuất giống nhân
    tạo, nhất là trong trường hợp có hiện tượng lệch pha trong sự thành thục giữa giới đực
    và cái. Việc bảo quản tinh góp phần làm đơn giản hóa quá trình vận chuyển cá bố từ
    nơi này đến nơi khác. Ngoài ra, bảo quản tinh còn hạn chế tối đa việc lưu giữ cá đực
    bảo tồn dòng thuần ngăn cản suy giảm chất lượng di truyền do lai cận huyết [6].
    Hiện nay, bảo quản tinh trùng trong nitơ lỏng là phương pháp đơn giản nhất của
    việc lưu trữ tinh trùng cá trong thời gian dài. Từ các dữ liệu của Ashwood-Smith
    [13], Whittingham [52] và Stoss and Holtz [46] đã ước tính thời gian lưu trữ tinh
    trùng trong nitơ lỏng là từ 200 đến 32.000 năm. Thành công của việc bảo quản lạnh
    tinh trùng từ các loài cá biển đến các loài cá nước ngọt, Cloud và Patton [21] chứng
    minh rằng bảo quản tinh trùng trong nitơ lỏng là một phương pháp có thể được sử
    dụng để bảo quản tinh trùng của nhiều loài cá.
    Cá Chép (Cyprinus carpio) là một trong những loài có giá trị kinh tế quan trọng
    được nuôi ở khắp châu Á và châu Âu. Sản lượng cá được nuôi toàn cầu chiếm
    khoảng 6,14% (3.172.488 tấn) tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản trên toàn thế giới
    [22]. Ở Việt Nam, cá Chép là đối tượng nuôi có giá trị thương phẩm, thịt thơm ngon
    và được nuôi khá phổ biến [8].
    Cho đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu bảo quản tinh cá
    Chép Cyprinus carpio được công bố rộng rãi với nhiều phương pháp bảo quản khác
    nhau. Tuy nhiên, hiện nay do quá trình di nhập cá Chép giữa các vùng trên cả nước
    và di nhập cá Chép từ nước ngoài dẫn tới quá trình lai tạp xảy ra nhiều làm cho biến
    đổi nguồn gen, nên việc lưu trữ và bảo tồn giống thuần phục vụ công tác lai tạo,
    chọn giống là yêu cầu đặt ra của ngành thủy sản. Bên cạnh đó, do đặc điểm sinh lý,
    hóa của mỗi loài cá khác nhau nên việc tìm ra quy trình bảo quản tinh thích hợp cho
    từng loài cá trong điều kiện cụ thể là rất cần thiết [39].
    2
    Và để góp phần cung cấp thêm thông tin về kỹ thuật bảo quản tinh cho các đối
    tượng thủy sản, đề tài: “Nghiên cứu bảo quản tinh trùng cá Chép Cyprinus
    carpio trong nitơ lỏng” được thực hiện.
    Đề tài thực hiện gồm những nội dung chính sau đây:
    - Ảnh hưởng của chất bảo quản lên bảo quản tinh trùng trong nitơ lỏng.
    - Ảnh hưởng của chất chống đông lên bảo quản tinh trùng trong nitơ lỏng.
    - Ảnh hưởng của quy trình bảo quản lên bảo quản tinh trùng trong nitơ lỏng.
    - Ảnh hưởng của thời gian bảo quản trong nitơ lỏng lên hoạt lực tinh trùng .
    Mục tiêu chính của đề tài là:
    - Tìm ra một số dung dịch bảo quản và chất chống đông phù hợp với việc bảo
    quản tinh trùng cá Chép (Cyprinus carpio) trong nitơ lỏng tại Việt Nam.
    - Góp phần bổ sung dữ liệu về quy trình kỹ thuật bảo quản tinh trùng cá chép
    Cyprinus carpio trong nitơ lỏng tại Việt Nam.
    - Lưu trữ nguồn gen và bảo tồn giống thuần phục vụ cho công tác lai tạo.


    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1.Một số đặc điểm sinh học cá Chép
    1.1.1. Hệ thống phân loại
    Ngành: Chordata
    Lớp: Actinopterygii
    Bộ: Cypriniformes
    Họ: Cyprinidae
    Giống: Cyprinus
    Loài: C. carpio
    Tên tiếng anh: Common carp.
    Hình 1.1 Hình dạng ngoài của cá chép [57].
    1.1.2. Phân bố
    Trên thế giới: Cá chép (Cyprinus carpio) phân bố rộng khắp các vùng trên toàn
    thế giới trừ Nam Mỹ, Tây Bắc Mỹ, Madagasca và châu Úc [8].
    Ở Việt Nam: Cá phân bố rộng trong sông ngòi, ao hồ, ruộng ở hầu hết các tỉnh
    phía Bắc Việt Nam. Cá có nhiều dạng hình như: Cá chép trắng, chép cẩm, chép hồng,
    chép đỏ, chép lưng gù, chép thân cao, chép Bắc Cạn v.v . [8].
    1.1.3. Đặc điểm hình thái
    Thân cá hình thoi, mình dây, dẹp bên. Viền lưng cong, thuôn hơn viền bụng. Đầu
    cá thuôn, cân đối. Mõm tù, lưng xanh đen, hai bên thân phía dưới đường bên vàng
    xám, bụng trắng bạc. Gốc vây lưng và vây đuôi hơi đen. Vây đuôi và vây hậu môn
    đỏ da cam [8].
    4
    1.1.4. Đặc điểm sinh thái
    Cá chép sống ở tầng đáy cá vực nước, nơi có nhiều mùn bã hữu cơ, thức ăn đáy
    và cỏ nước. Cá có thể sống được trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt, chịu đựng
    được nhiệt độ từ 0-40
    o
    C, thích hợp ở 20-27
    o
    C [8].
    1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và sinh sản
    Thức ăn của cá khá đa dạng như mảnh vụn thực vật, rễ cây, các loài giáp xác
    (Copeporda, Decaporda, Gatstropoda), ấu trùng muỗi, ấu trùng côn trùng, thân
    mềm. Tuỳ theo kích cỡ cá và mùa vụ dinh dưỡng mà thành phần thức ăn có sự thay
    đổi nhất định. Ngoài thức ăn tự nhiên có trong thuỷ vực thì cá còn ăn thức ăn nhân
    tạo như cám nổi [8].
    Cá chép là loài có kích cỡ trung bình, lớn nhất có thể đạt tới 15-20kg. Tốc độ tăng
    trưởng giảm dần theo chiều dài nhưng lại tăng dần theo trọng lượng [8].
    Cá chép thành thục ở 1
    +
    tuổi. Sức sinh sản của cá lớn, khoảng 150.000-200.000
    trứng/kg cá cái. Mùa vụ sinh sản kéo dài từ mùa xuân đến mùa thu nhưng tập trung
    nhất vào các tháng xuân-hè khoảng tháng 3-6 và mùa thu khoảng tháng 8-9. Trứng
    cá chép ở dạng dính.Trứng cá sau khi đẻ bám vào thực vật thuỷ sinh. Ở các sông cá
    thường di cư vào các bãi ven sông, vùng nhiều cỏ nước. Cá thường đẻ nhiều vào
    ban đêm, nhất là từ nửa đêm đến lúc mặt trời mọc hoặc đẻ nhiều sau các cơn mưa
    rào, nước mát [8].
    1.2. Đại cương về tinh trùng
    1.2.1. Quá trình tạo tinh trùng
    Tinh trùng trước khi thành thục trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cuối
    cùng mới phân hóa cao độ hình thành tế bào sinh dục đực hoàn thiện có năng lực
    thụ tinh. Quá trình tạo tinh trùng của cá diễn ra trong tinh sào [5], bắt đầu từ tế bào
    sinh dục nguyên thủy và trải qua các giai đoạn sau:
    1.2.1.1. Giai đoạn tăng sinh
    Từ tế bào sinh dục nguyên thủy phân chia nguyên nhiễm nhiều lần tạo thành các
    tinh nguyên bào. Tinh nguyên bào có một nhân to, chất nguyên sinh trong nhân phân
    bố đều. Đường kính của tinh nguyên bào dao động từ 9-16 µm [1].
    5
    1.2.1.2. Giai đoạn sinh trưởng
    Ở giai đoạn này, chất dinh dưỡng do tinh nguyên bào hấp thụ được đồng hóa và
    chuyển thành nguyên sinh chất của tế bào. Do đó tế bào sinh trưởng mãnh liệt, thể
    tích tăng lên và hình thành tinh bào sơ cấp (tinh bào cấp 1). Nguyên sinh chất trong
    nhân tế bào từ dạng hạt đã biến thành thể nhiễm sắc sợi mảnh hoặc thô chuẩn bị cho
    giai đoạn phân chia tiếp theo.
    1.2.1.3. Giai đoạn thành thục
    Tinh bào sơ cấp trải qua 2 lần phân chia liên tục:
    - Lần 1: Từ 1 tinh nguyên bào sơ cấp phân chia giảm nhiễm hình thành 2 tế bào thứ
    cấp. Số lư ợng nhiễm sắc thể trong nhân giảm đi một nửa (thể đơn bội kép).
    - Lần 2: Tinh bào thứ cấp phân chia nguyên nhiễm tạo nên 2 tinh tử có bộ nhiễm
    sắc thể 1n. Như vậy, từ 1 tế bào sinh dục nguyên thủy sẽ tạo thành 4 tinh tử có bộ
    nhiễm sắc thể 1n. Tinh tử trải qua các quá trình biến thái đặc biệt để hình thành nên
    tinh trùng.
    1.2.2. Cấu tạo tinh trùng
    Tinh trùng của các lớp động vật khác nhau thì khác nhau khá nhiều về hình thái,
    tuy nhiên tất cả đều có nét chung về hình thái có liên quan mật thiết đến chức năng
    chủ yếu là khả năng sống và thụ tinh [1]. Cấu tạo tinh trùng gồm 3 phần: phần đầu,
    phần cổ và phần đuôi.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt
    1. Hồ Thu Cúc. (1996). Tổ chức học - Phôi sinh học. Tài liệu lưu hành nội bộ,
    Trường Đại học Thủy sản Nha Trang.
    2. Hồ Kim Diệp, Trần Thị Thúy Hà, Đặng Thị Tuyết Mai, Phạm Anh Tuấn và
    Trần Vũ Hùng. (2002). Báo cáo tổng kết đề tài bảo quản tinh cá. Viện nghiên
    cứu Nuôi trồng thủy sản 1.
    3. Lưu Thị Dung và Phạm Quốc Hùng. (2005). Mô phôi học thủy sản. Nhà xuất
    bản Nông Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
    4. Thông Thị Ánh Hằng. (2003). Báo cáo tốt nghiệp Bước đầu nghiên cứu và bảo
    quản tinh trùng cá chép (Cyprinus carpio) trong ni tơ lỏng (-196◦C). Trường
    Đại học Nha Trang.
    5. Bùi Lai, Nguyễn Quốc Khang, Nguyễn Mộng Hùng, Lê Quang Long và Mai Đình
    Yên. (1985). Cở sở Sinh lý - sinh thái cá. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
    6. Trịnh Thị Nguyên. (2007). Báo cáo tốt nghiệp Nghiên cứu bảo quản tinh trùng
    cá chép trong ni tơ lỏng. Trường Đại học Nha Trang.
    7. Tô Hoàng Nhàn. (2004). Báo cáo tốt nghiệp Bước đầu nghiên cứu và bảo quản tinh
    trùng cá chép (Cyprinus carpio) trong ni tơ lỏng. Trường Đại học Nha Trang.
    8. Võ Ngọc Thám. (2011). Bài giảng sản xuất giống cá nước ngọt. Trường Đại học
    Nha Trang.
    9. Nguyễn Minh Thành, Trịnh Quốc Trọng, Hoàng Quang Bảo, Nguyễn Thị Hồng
    Vân và (2003). Bảo quản tinh cá Tra Pangasianodon hypophthalmus dài hạn
    bằng ni tơ lỏng. Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản II (RIA2).
    10. Nguyễn Văn Tính. (2006). Báo cáo tốt nghiệp Nghiên cứu bảo quản tinh trùng
    cá Trê đen (Clarias fuscus, Lacepede 1803) trong tủ lạnh và ni tơ lỏng. Trường
    Đại học Nha Trang.
    11. Dương Tuấn. (1981). Sinh lý học động vật cá. Trường Đại học Nha Trang.
    35
    Tài liệu tiếng Anh
    12. Ahammad, M.M., Bhattacharyya, D. and Jana, B.B. (2003). Hatching of
    common carp (Cyprinus carpio L.) embryos stored at 4 and -2
    o
    C in different
    concentrations of methanol and sucrose. Theriogenology, 60: p. 1409 - 1422.
    13. Ashwood-Smith, M.J. (1980). Low temperature preservation of cells, tissues and
    Organs, in Low Temperature Preservation in Medicine and Biology, Ashwood-Smith, M.J.a.F., J., Eds, Editor Pitman Medical Ltd., Tunbridge Wells, Kent.
    14. Baynes, S.M. and Scott, A.P. (1987). Cryopreservation of Rainbow Trout
    Spermatozoa: The Influence of Sperm Quality, Egg Quality and Extender
    Composition on Post-Thaw Fertility Aquaculture, 66: p. 53 - 67.
    15. Billard, R. (1992). Reproduction in rainbow trout: sex differentiation, dynamics
    of gametogenesis, biology and preservation of gametes. Aquaculture, 100: p.
    263 - 298.
    16. Blaxter, J.H.S. (1953). Sperm storage and cross-fertilization of spring and
    autumn spawning herring. Nature, 172: p. 1189 -1190.
    17. Cabrita, E., Robles, V., Alvarez, R. and Herraez, M.P. (2001). Cryopreservation
    of rainbow trout sperm in large volume straws: application to large scale
    fertilization. Aquaculture, 201: p. 301 - 314.
    18. Chao, N.H., Chao, W.C., Liu, K.C. and Liao, I.C. (1986). The biological
    properties of black porgy (Acanthopagrus schlegeli) sperm and its
    cryopreservation. Proc Natl Sci Counc, B. ROC, 10: p. 145-149.
    19. Chao, N.H. and Liao, I.C. (2001). Cryopreservation of finfish and shellfish
    gametes and embryos. Aquaculture, 197: p. 161-189.
    20. Chen, S.L. and Tian, Y.S. (2005). Cryopreservation of flounder Paralichthys
    olivaceus embryos by vitrification. Therio-genology, 63: p. 1207-1219.
    21. Cloud, J. and Patton, S. (2009). Basic principles of fish spermatozoa
    cryopreservation, in Methods in Reproductive Aquaculture Marine and
    Freshwater Species, Cabrita., E., Robles., V. and Herráez., P., Editors. CRC
    Press Taylor & Francis Group. p. 237 - 249.
    36
    22. FAO. (2008). Yearbook,2008, in FisheryandAquacultureStatistics,2006.Food
    and Agriculture Organization of the United Nations,Rome.
    23. Ferguson-Smith, M.A. and Handmaker, S.D. (1961). Observations on the
    satellited human chromosomes. Lancet, 1: p. 638 - 640.
    24. Gwo, J.C. (1993). Cryopreservation of black grouper (Epinephelus
    malabaricus) spermatozoa. Theriogenolgy, 39: p. 1331 - 1342.
    25. Harvey, B. (1983). Cryopreservation of Sarotherodon mossambicous
    spermatozoa. Aquaculture, 32: p. 313–320.
    26. Hatipoglu, T. and Ackay, A. (2010). Fertilizing ability of short - term preserved
    spermatozoa Abant trout (Salmon trutta abanticus T, 1954). Ankara Univ Vet
    Fak Derg, 57: p. 33 - 38.
    27. Horváth, A., Miskolczi, E., Mihalffy, S., Osz, K., Szabo, K. and Urbanyi, B.
    (2007). Cryopreservation of common carp (Cyprinus carpio) sperm in 1.2 and 5
    ml straws and occurrence of haploids among larvae produced with
    cryopreserved sperm. Cryobiology, 54: p. 251 - 257.
    28. Horváth, A., Miskolczi, E. and Urbányi, B. (2003). Cryopreservation of
    common carp sperm. Aquatic Living Resources, 16: p. 457 - 460.
    29. Horváth, A. and Urbanyi, B. (2000). The effect of cryoprectants on the motility
    and fertilizing capacity of cryopreserved African catfish Clarias gariepinus
    (Burchell 1822) sperm. Aquac Res.
    30. Irawan, H., Vuthiphandchai, V. and Nimrat, S. (2010). The effect of extenders,
    cryoprotectants and cryopreservation methods on common carp (Cyprinus
    carpio) sperm. Animal Reproduction Science, 122: p. 236-243.
    31. Kurokura, H., Hirano, R., Tomita, M. and Iwahashi, M. (1984).
    Cryopreservation of carp sperm. Aquaculture, 37: p. 267 - 273.
    32. Le, M.H., Lim, H.K., Min, B.H., Park, M.W. and Chang, Y.J. (2011). Semen
    cryopreservation of yellow croaker Larimichthys polyactis. Rev Fish Biol
    Fisheries, 21: p. 789 - 797.
    37
    33. Legendre, M. and Billard, R. (1980). Cryopreservation of rainbow trout sperm
    by deep-freezing. Reprod Nutr Dev, 20: p. 1859-1868.
    34. Legendre, M., Linhart, O. and Billard, R. (1996). Spawning and management of
    gametes, fertilized eggs and embryos in Siluroidei. Aquat. Liv. Res, 9: p. 59-80.
    35. Linhart, O., Rodinaa, M. and Cosson, J. (2000). Cryopreservation of Sperm in
    Common Carp Cyprinus carpio: Sperm Motility and Hatching Success of
    Embryos. Cryobiology, 41: p. 241 - 250.
    36. Magyary, I., Urbanyi, B. and Horvath, L. (1996). Cryopreservation of common
    carp (Cyprinuscarpio L.) sperm II.Optimal conditions for fertilization.
    J.Appl.Ich-thyol, 12: p. 117-119.
    37. Mazur, P. (1984). Freezing of living cells: Mechanisms and implications.
    Amer J Physiol.
    38. Mazur, P. (2004). Principles of cryobiology, in Life in the Frozen State, Fuller,
    B., Lane, N., and Benson, E., Eds., Editor: CRC Press, Boca Raton.
    39. McAndrew, B.J. (2000). Evolution, phylogenetic relationships and
    biogeography, in Tilapias: Biology and Exploitation, Beveridge, M.C.M. and
    McAndrew, B.J., Eds., Editors. Kluwer Academic, Dordrecht. p. 1 - 32
    40. Moczaski, M. (1976). Cryobiological factors in grass carp preservation. Pro. Int.
    Congr. Amin. Reprod. Artif. Insemin, 4: p. 1030 - 1033.
    41. Ohta, H. and Isawa, T. (1996). Diluent for cool storage of the Japanese eel
    (Anguilla japonica) spermatozoa. Aquaculture, 142: p. 107-118.
    42. Ott, A.G. and Horton, H.F. (1971). Fertilization of Chinook and coho salmon
    eggs with cryo-preserved sperm. J Fish Res Bd Can, 28: p. 745-748.
    43. Rana, K.J. and McAndrew, B.J. (1989). The viability of cryopressed tilapia
    spermatoza. Aquaculture.
    44. Sadiqul Islam, M. and Akhter , T. (2011). Tale of Fish Sperm and Factors
    Affecting Sperm Motility: A Review. Advances in Life Sciences, 1: p. 11 - 19.
    45. Stein, H. and Bayrle, H. (1978). Cryopreservation of the sperm of some freshwater
    teleosts. Ann. Biol. Anim. Biochim. Biophys. (France), 18: p. 1073 -1076.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...