Luận Văn Nghiên cứu bào chế viên nén diltiazem hydroclorid giải phóng kéo dài chứa vi cầu bào chế bằng phương

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ: Thế kỷ 20 chứng kiến sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ sản xuất dược phẩm trên thế giới. Thành tựu của nó là sự ra đời của hàng loạt dạng bào chế mới với kỹ thuật bào chế tiên tiến. Trong đó, sự ra đời của dạng vi tiểu phân với những đặc tính ưu việt của nó, là một trong những bước phát triển đột phá của công nghệ bào chế hiện đại. Và vi cầu, mặc dù mới được sử dụng từ những năm 1960 nhưng đến nay, các nghiên cứu về vi cầu và các chế phẩm thuốc chứa vi cầu đã phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Tuy nhiên, ở trong nước, các cở sở nghiên cứu và sản xuất dược phẩm vẫn chưa có chế phẩm nào bào chế dưới dạng vi cầu được đưa ra thị trường.

    Đau thắt ngực và tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất do những biến chứng nặng nề của bệnh. Diltiazem là thuốc điều trị đau thắt ngực và tăng huyết áp được sử dụng phổ biến, hiệu quả chữa bệnh của nó đã được chứng minh trên thực tế lâm sàng nhưng lại có nhược điểm là thời gian bán thải ngắn, phải dùng nhiều lần trong ngày. Vì vậy, trên thế giới, rất nhiều công trình nghiên cứu bào chế dạng thuốc giải phóng kéo dài chứa diltiazem đã được công bố và kết quả là nhiều chế phẩm giải phóng kéo dài chứa diltiazem được đưa ra thị trường. Ở nước ta, từ đầu năm 2008 tại Trường Đại Học Dược Hà Nội đã có nghiên cứu bào chế viên nén giải phóng theo nhịp, viên nang giải phóng kéo dài chứa pellet diltiazem. Với mong muốn cho ra đời dạng bào chế mới chứa diltiazem giải phóng kéo dài, đề tài “Nghiên cứu bào chế viên nén diltiazem hydroclorid giải phóng kéo dài chứa vi cầu bào chế bằng phương pháp bốc hơi dung môi từ nhũ tương” được thực hiện với mục tiêu:
    1. Bào chế được vi cầu chứa diltiazem hydroclorid bằng phương pháp bốc hơi dung môi từ nhũ tương ở quy mô phòng thí nghiệm và đánh giá được ảnh hưởng của một số yếu tố đến đặc tính của vi cầu.
    2. Bào chế được và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến sự giải phóng của viên nén giải phóng kéo dài 12 giờ chứa vi cầu.


    MỤC LỤC
    PHẦN I - TỔNG QUAN 2

    1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC GIẢI PHÓNG KÉO DÀI 2
    1.1.1 Khái niệm 2
    1.1.2 Phân loại 2
    1.1.3 Ưu nhược điểm của thuốc giải phóng kéo dài 2
    1.1.4 Các hệ giải phóng kéo dài dùng theo đường uống 3
    1.2 ĐẠI CƯƠNG VỀ VI CẦU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ 3
    1.2.1 Khái niệm 3
    1.2.2 Ưu, nhược điểm của vi cầu 4
    1.2.3 Các phương pháp chế tạo vi cầu 4
    1.2.4 Ứng dụng của vi cầu 5
    1.2.5 Một số nghiên cứu về dạng bào chế vi cầu 6
    1.2.6 Một số nghiên cứu đưa vi cầu vào các dạng thuốc 11
    1.3 ĐẠI CƯƠNG VỀ DILTIAZEM HYDROCLORID 12
    1.3.1 Công thức hóa học 12
    1.3.2 Tính chất lý hóa 13
    1.3.3 Dược động học 13
    1.3.4 Tác dụng dược lý 13
    1.3.5 Chỉ định 13
    1.3.6 Chống chỉ định 13
    1.3.7 Liều dùng 13
    1.3.8 Một số chế phẩm thị trường có chứa diltiazem 13
    1.3.9 Một số nghiên cứu về các dạng bào chế chứa diltiazem giải phóng kéo dài dùng theo đường tiêu hóa 14
    PHẦN II-THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 16
    2.1 NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM 16
    2.1.1 Nguyên vật liệu 16
    2.1.2 Phương pháp thực nghiệm 17
    2.2 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ NHẬN XÉT 22
    2.2.1 Khảo sát mối tương quan giữa mật độ quang và nồng độ dung dịch diltiazem hydroclorid 22
    2.2.2 Khảo sát sự giải phóng diltiazem hydroclorid của viên đối chiếu 25
    2.2.3 Bào chế và khảo sát một số đặc tính của vi cầu 26
    2.2.4 Bào chế và đánh giá giải phóng của viên nén diltiazem hydroclorid chứa vi cầu giải phóng kéo dài 36
    PHẦN III-KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 43
    3.1 KẾT LUẬN 43
    3.2 ĐỀ XUẤT 43
     
Đang tải...