Nghiên cứu bảng phân loại quốc tế giáo dục năm 2011 và khả năng vận dụng trong hệ thống giáo dục Việ

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2012 - 25 (Đề tài Cấp Viện)
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Hảo
    Các thành viên tham gia: ThS. Đỗ Thu Hà; ThS. Nguyễn Thị Thùy Vinh
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 8 năm 2012/ tháng 8 năm 2013

    2. Tính cấp thiết

    Thế giới đang nhiều thay đổi nhanh chóng và phức tạp, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu, tác động trực tiếp đến nền GD mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.
    Nhiều quốc gia trên thế giới đã vận dụng ISCED 1997 vào hệ thống GD của nước mình và đang chuẩn bị vận dụng ISCED 2011. Những nước này đã nhận được nhiều lợi ích khi vận dụng ISCED 1997 như: chuẩn hóa hệ thống GD phù hợp với xu thế chung của thế giới, mở rộng quá trình chuyển đổi văn bằng, di chuyển người học và người lao động, tăng cường hợp tác quốc tế trong GD,

    Hiện nay, hệ thống GD Việt Nam đã có một số so sánh, đối chiếu với các hệ thống GD khác nhưng chưa đi sâu. Vì thế, các so sánh trong GD, đặc biệt là về chương trình và văn bằng của Việt Nam có phần chưa được phản ánh đúng mức và cũng chưa đạt được sự tương thích trong quá trình chuyển đổi văn bằng trên phạm vi quốc tế. Một số văn bằng của Việt Nam chưa được đặt đúng vị trí khi xem xét công nhận tương đương ở các nước khác vì các nước sở tại không biết lấy cơ sở nào để so sánh văn bằng. Thực trạng này dẫn đến những khó khăn trong quá trình di chuyển người học và di chuyển lao động.

    Việt Nam đang tiến hành xây dựng khung trình độ quốc gia. Đây là một nhiệm vụ cấp bách được đặt ra trong chiến lược phát triển GD giai đoạn 2011 - 2020. Tìm hiểu ISCED và khả năng vận dụng vào điều kiện thực tiễn ở Việt Nam mang lại lợi ích thiết thực cho quá trình xây dựng Khung trình độ quốc gia.
    Với những lý do đó, nghiên cứu và xem xét khả năng vận dụng ISCED 2011 trong hệ thống GD Việt Nam sẽ góp phần phản ánh đúng hơn vị trí của GD nước nhà trong các so sánh xuyên quốc gia, mở rộng quan hệ quốc tế. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn và tính thời sự cao. Do đó, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài Nghiên cứu Bảng phân loại quốc tế về GD năm 2011 và khả năng vận dụng trong hệ thống GD Việt Nam.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Phân tích Bảng phân loại quốc tế về giáo dục năm 2011 và so sánh với bảng năm 1997, từ đó vận dụng vào hệ thống giáo dục Việt Nam.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Một số vấn đề về cơ sở khoa học của đề tài: Các khái niệm: giáo dục, hệ thống GD, phân loại; Tổng quan Bảng phân loại quốc tế về GD: quá trình hình thành và phát triển, nguyên tắc xây dựng, cơ chế hoạt động, phạm vi, quản trị, khái lược Bảng phân loại quốc tế về GD năm 1997; Tìm hiểu kinh nghiệm vận dụng ISCED 1997 của một số nước trên thế giới: Úc, Nga, Hoa Kỳ và rút ra bài học cho Việt Nam.
    - Nghiên cứu nội dung Bảng phân loại quốc tế về GD năm 2011 và so sánh với phiên bản năm 1997 để tìm ra những điểm sửa đổi, bổ sung của ISCED 2011.
    - Nghiên cứu khả năng vận dụng Bảng phân loại quốc tế về GD năm 1997 và 2011 trong hệ thống GD Việt Nam : mục đích, nguyên tắc, nội dung và cách thức vận dụng.
    - Đưa ra một số khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý GD và các cơ sở GD.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài nghiên cứu dựa trên các tư liệu đã có (tiếng Anh và tiếng Việt) về Bảng phân loại quốc tế về GD 1997, 2011 và hệ thống GD Việt Nam, đồng thời tham khảo kinh nghiệm các nước đã tiến hành so sánh đối chiếu hệ thống GD quốc gia với ISCED 1997 để đề xuất cách vận dụng trong hệ thống GD Việt Nam.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp lý thuyết với thực tiễn.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương

    Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài
    1.1. Một số khái niệm
    1.2. Tổng quan Bảng phân loại quốc tế về GD
    1.3. Kinh nghiệm vận dụng Bảng phân loại quốc tế về giáo dục năm 1997 của một số nước trên thế giới

    Chương 2: Bảng phân loại quốc tế về giáo dục năm 2011
    2.1. Cấp độ 0: Giáo dục Mầm non (Early childhood education)
    2.2. Cấp độ 1: Tiểu học (Primary)
    2.3. Cấp độ 2: Trung học bậc thấp (Lower secondary)
    2.4. Cấp độ 3: Trung học bậc cao (Upper secondary)
    2.5. Cấp độ 4: Sau trung học - không phải bậc ba (post secondary non-teriary)
    2.6. Cấp độ 5: Giáo dục bậc ba ngắn hạn (short-cycle tertiary)
    2.7. Cấp độ 6: Cử nhân hoặc tương đương (Bachelor or equivalent)
    2.8. Cấp độ 7: Thạc sỹ hoặc tương đương (Master or equivalent)
    2.9. Cấp độ 8: Tiến sỹ hoặc tương đương (Doctoral or equivalent
    2.10. So sánh Bảng phân loại quốc tế về giáo dục năm 1997 và Bảng năm 2011

    Chương 3: Vận dụng bảng phân loại quốc tế về giáo dục năm 2011 trong hệ thống giáo dục Việt Nam
    3.1. Mục đích vận dụng
    3.2. Nguyên tắc vận dụng
    3.3. Một số vướng mắc khi vận dụng ISCED 2011

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài được nghiên cứu một cách hệ thống: Làm rõ được các khái niệm: giáo dục, hệ thống giáo dục, phân loại; tổng quan về quá trình hình thành và phát triển, nguyên tắc xây dựng, vai trò, phạm vi, quản trị Bảng phân loại quốc tế về giáo dục; khái lược Bảng phân loại quốc tế về giáo dục năm 1997.
    Kinh nghiệm vận dụng Bảng phân loại quốc tế về giáo dục năm 1997 của một số nước trên thế giới: Australia, Nga, Hoa Kỳ.
    Nghiên cứu Bảng phân loại quốc tế về giáo dục năm 2011, so sánh với Bảng năm 1997 để tìm ra những điểm sửa đổi, bổ sung của Bảng năm 2011.
    Vận dụng Bảng phân loại quốc tế về giáo dục năm 2011 trong hệ thống giáo dục Việt Nam: mục đích, nguyên tắc, nội dung và cách thức vận dụng, một số vướng mắc khi vận dụng, tính khả thi của việc vận dụng.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Kết luận

    Về lý luận: Đề tài đã làm rõ được một số vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận, bao gồm: các khái niệm (GD, hệ thống GD, phân loại) và tổng quan Bảng phân loại quốc tế về GD.

    Về thực tiễn: Đề tài đã nghiên cứu và chỉ ra lợi ích cũng như những khó khăn, thuận lợi trong kinh nghiệm vận dụng ISCED 1997 của một số nước trên thế giới (Úc, Nga, Hoa Kỳ). Trong bối cảnh những vận dụng ISCED 2011 đang được thực hiện và chưa có công bố chính thức nào về việc thực hiện phiên bản này.

    Về đề xuất: Đề tài đã đề xuất được cách vận dụng ISCED 2011 trong hệ thống GD Việt Nam với mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và cách thức vận dụng, đưa ra một số vướng mắc và tính khả thi của việc vận dụng.

    Khuyến nghị

    Đối với các cơ quan quản lý GD

    - Dịch toàn văn ISCED 1997 và 2011 để làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở giáo dục, các cơ sở nghiên cứu, chủ sử dụng lao động và các bên có liên quan.
    - Chỉ đạo tiến hành những nghiên cứu sâu về ISCED 2011 và cách vận dụng vào Việt Nam.
    - Sớm ban hành cuốn sổ tay hướng dẫn thực hiện chi tiết việc sưu tầm dữ liệu quốc tế theo ISCED 2011.
    - Có những công bố chính thức về GD cơ bản.
    - Tổ chức xây dựng đối chiếu chi tiết hệ thống GD đã từng có và đang hiện hành ở Việt Nam.

    Đối với các cơ sở giáo dục

    - Xác định được vị trí của cơ sở GD trong ISCED 2011 để đưa ra những kiến nghị tương xứng liên quan đến chương trình và văn bằng/xác nhận trình độ trong quá trình GD và đào tạo.
    - Vận dụng các tiêu chí phân loại phù hợp với điều kiện cụ thể của cơ sở GD.
    - Cung cấp các thông tin chính xác với các tiêu chí của ISCED để phục vụ cho thiết kế và thực hiện chương trình đào tạo.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...