Tiến Sĩ Nghiên cứu bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên bắn cung cấp cao Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 17/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014

    MỤC LỤC

    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Trang[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Trang bìa.
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Trang phụ bìa.
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Lời cam đoan.
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mục lục.
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án.
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục các đơn vị đo lường được sử dụng trong luận án.
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục các biểu bảng, biểu đồ trong luận án.
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Đặt vấn đề.
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
    [/TD]
    [TD]7
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1. Một số đặc điểm cơ bản của môn bắn cung.
    [/TD]
    [TD]7
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.1. Đặc điểm kỹ thuật môn bắn cung.
    [/TD]
    [TD]7
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.2. Đặc điểm quy luật hình thành kỹ năng vận động trong bắn cung.
    [/TD]
    [TD]9
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.3. Đặc điểm huấn luyện thể lực chuyên môn VĐV môn bắn cung.
    [/TD]
    [TD]14
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2. Các quan điểm và phương pháp phát triển tố chất sức bền chuyên môn trong huấn luyện VĐV bắn cung cấp cao.
    [/TD]
    [TD]17
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.1. Các quan điểm về sức bền chuyên môn trong huấn luyện thể thao.
    [/TD]
    [TD]17
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.2. Phân loại sức bền.
    [/TD]
    [TD]20
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.3. Cơ sở sinh lý và phương pháp phát triển tố chất sức bền chuyên môn trong huấn luyện VĐV bắn cung cấp cao.
    [/TD]
    [TD]23
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3. Các quan điểm về bài tập thể chất trong huấn luyện sức bền chuyên môn cho VĐV bắn cung.
    [/TD]
    [TD]29
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3.1. Bài tập thể chất trong huấn luyện thể lực chuyên môn.
    [/TD]
    [TD]29
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3.2. Bài tập thể chất trong huấn luyện sức bền chuyên môn cho VĐV bắn cung cấp cao.
    [/TD]
    [TD]32
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.4. Khái quát hiện trạng về công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
    [/TD]
    [TD]34
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.4.1. Hiện trạng về nội dung huấn luyện thể lực cho VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
    [/TD]
    [TD]34
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.4.2. Hiện trạng về kế hoạch huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
    [/TD]
    [TD]35
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.5. Nhận xét.
    [/TD]
    [TD]38
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 2. Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu.
    [/TD]
    [TD]40
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    [/TD]
    [TD]40
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.
    [/TD]
    [TD]40
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.2. Khách thể nghiên cứu.
    [/TD]
    [TD]40
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Phương pháp nghiên cứu.
    [/TD]
    [TD]40
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
    [/TD]
    [TD]41
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm.
    [/TD]
    [TD]41
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
    [/TD]
    [TD]42
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.4. Phương pháp kiểm tra y sinh.
    [/TD]
    [TD]46
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.5. Phương pháp kiểm tra tâm lý.
    [/TD]
    [TD]51
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
    [/TD]
    [TD]53
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.7. Phương pháp toán học thống kê.
    [/TD]
    [TD]53
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3. Tổ chức nghiên cứu.
    [/TD]
    [TD]56
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.1. Thời gian nghiên cứu.
    [/TD]
    [TD]56
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.2. Địa điểm nghiên cứu.
    [/TD]
    [TD]58
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
    [/TD]
    [TD]59
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1. Nghiên cứu xác định hệ thống test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
    [/TD]
    [TD]59
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn hệ thống test đánh giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
    [/TD]
    [TD]59
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
    [/TD]
    [TD]68
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.3. Bước đầu ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
    [/TD]
    [TD]73
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.4. Bàn luận về hệ thống test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
    [/TD]
    [TD]75
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2. Nghiên cứu thực trạng công tác huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
    [/TD]
    [TD]82
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.1. Thực trạng chương trình huấn luyện tố chất sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
    [/TD]
    [TD]82
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.2. Thực trạng huấn luyện tố chất sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
    [/TD]
    [TD]86
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.3. Thực trạng việc ứng dụng hệ thống các bài tập phát triển tố chất sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
    [/TD]
    [TD]87
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.4. Thực trạng tố chất sức bền chuyên môn của nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
    [/TD]
    [TD]89
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.5. Bàn luận về thực trạng công tác huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
    [/TD]
    [TD]94
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3. Lựa chọn, ứng dụng và xác định hiệu quả hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
    [/TD]
    [TD]97
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.1. Lựa chọn hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
    [/TD]
    [TD]97
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.2. Xác định hiệu quả hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
    [/TD]
    [TD]105
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.3. Đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam thông qua các chỉ tiêu tâm lý và y sinh.
    [/TD]
    [TD]124
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.4. Bàn luận về hiệu quả hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
    [/TD]
    [TD]125
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Kết luận và kiến nghị
    [/TD]
    [TD]140
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Kết luận
    [/TD]
    [TD]140
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Kiến nghị
    [/TD]
    [TD]142
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến luận án.
    [/TD]
    [TD]143
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục tài liệu tham khảo.
    [/TD]
    [TD]144
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Phụ lục.
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Bắn cung là một trong những môn thể thao kỹ năng nằm trong hệ thống thi đấu chính thức của Thế vận hội Olimpic, mới được du nhập vào Việt Nam từ năm 1997. Lúc đó trên phạm vi toàn quốc mới chỉ có 3 tỉnh, thành đầu tư phát triển môn thể thao này là Hà Nội, Hà Tây (cũ) và Vĩnh Phúc. Trong những năm đầu này tất cả các tỉnh đầu tư phát triển môn bắn cung đều gửi các VĐV tập huấn tại Câu lạc bộ bắn cung Hà Nội, và qua một số giải thi đấu các VĐV cũng đã giành được những thành tích nhất định [67], [68].
    Với mục tiêu tham dự các Đại hội thể thao châu lục và Thế vận hội Olimpic của thể thao Việt Nam, sau hơn 10 năm du nhập cho đến nay. Ngành Thể dục thể thao đã tập trung đầu tư, phát triển môn bắn cung rộng khắp các tỉnh thành trên phạm vi toàn quốc. Đến nay đã có trên 17 tỉnh, thành, ngành đầu tư phát triển môn bắn cung là: Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, Quân Đội, Hưng Yên, Bắc Kạn, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Dương và gần đây nhất là tỉnh An Giang và Đắc Lắc.
    Cùng với các môn thể thao khác, trong những năm qua môn bắn cung cũng đã có những bước phát triển và tiến bộ, nhưng vẫn đang còn ở trình độ thấp so với thế giới và một số nước trong khu vực. Để môn bắn cung nước ta lên ngang tầm với trình độ các cường quốc thể thao thế giới, đòi hỏi phải nỗ lực rất lớn trên nhiều mặt như: Xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ những nhà Khoa học, cán bộ, HLV . để đáp ứng phong trào và nâng cao thành tích. Trong những năm gần đây, thực tiễn giảng dạy, huấn luyện và phát triển môn bắn cung ở hầu hết các địa phương trên toàn quốc đã chỉ ra, trong nhiều trường hợp công tác đào tạo VĐV chưa chú ý đến việc huấn luyện toàn diện, chưa đảm bảo tính lôgíc giữa các mặt như kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, tâm lý, ý chí . [68], [79]
    Ngày nay, trước yêu cầu cao của quá trình đào tạo VĐV đòi hỏi bên cạnh các bài tập phát triển tố chất thể lực, phải đặc biệt chú ý tới những bài tập nhằm phát triển tố chất thể lực chuyên môn ưu thế, đặc biệt là sức bền. Trong đó, tố chất sức bền chuyên môn có ý nghĩa quyết định vì nó là cơ sở, là tiền đề phát huy tối đa khả năng làm việc của các cơ quan chức phận và các tố chất vận động khác, phù hợp với đặc điểm của từng môn thể thao, tạo điều kiện thuận lợi cho tập luyện và thi đấu, đảm bảo hiệu quả sử dụng kỹ - chiến thuật trong suốt thời gian thi đấu. Sức bền giúp cho VĐV phát triển khả năng hoạt động, khối lượng tập luyện và thi đấu có hiệu quả trong suốt thời gian dài. Sức bền trong thi đấu đảm bảo cho VĐV giữ được nhịp độ trận đấu với hiệu suất thi đấu ổn định và luôn phát huy được các ưu điểm về kỹ - chiến thuật. Ngoài ra, sức bền chuyên môn đóng vai trò quyết định trong những trận đấu căng thẳng, đồng thời làm cho VĐV không nản chí khi bị đối phương dẫn điểm. Sức bền chuyên môn là một yếu tố quyết định đến sự phát triển toàn diện thể lực cho VĐV.
    Thực tiễn công tác huấn luyện VĐV bắn cung hiện nay cho thấy, chất lượng đào tạo VĐV các môn thể thao của nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh mà VĐV bắn cung Việt Nam đã đạt được như kỹ, chiến thuật . còn một nhược điểm rất lớn cần phải khắc phục đó là: Trình độ thể lực, đặc biệt là sức bền chuyên môn của một số môn thể thao Olympic, trong đó có môn bắn cung còn rất hạn chế. Điều này được bộc lộ qua khả năng thi đấu của các VĐV Việt Nam còn kém đặc biệt vào những thời điểm cần phát huy nỗ lực tối đa trong trận đấu.
    Trong thể thao nói chung và bắn cung nói riêng, đòi hỏi phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu lĩnh kỹ thuật, chiến thuật, trạng thái tâm lý, môi trường và phương tiện tập luyện với phát triển tố chất thể lực, đặc biệt là tố chất sức bền chuyên môn. Một VĐV có thể lực tuyệt vời nhưng nếu thiếu kỹ thuật, chiến thuật, yếu tố tâm lý . thì không thể chiến thắng được đối phương. Ngược lại, nếu một VĐV có các yếu tố kỹ thuật, chiến thuật, yếu tố tâm lý . tốt mà thiếu thể lực thì cũng khó có thể chiến thắng được đối phương. Hai VĐV có trình độ kỹ thuật, chiến thuật, trạng thái tâm lý và các điều kiện khác như nhau, song VĐV nào có sức bền chuyên môn tốt hơn thì VĐV đó sẽ đạt thành tích cao hơn, ổn định hơn trong các lần bắn về sau. Phát bắn hay chu kỳ bắn phải được ổn định một khoảng thời gian nhất định, khoảng thời gian này đòi hỏi phải có độ chuẩn xác tinh vi và muốn làm được những điều đó thì VĐV phải được trang bị thật tốt về yếu tố sức bền chuyên môn. Cho nên có thể khẳng định, sức bền chuyên môn là tố chất thể lực chuyên môn đặc trưng của VĐV bắn cung, là nền tảng và chỗ dựa để phát huy kỹ, chiến thuật .
    Huấn luyện sức bền chuyên môn còn đảm bảo phát triển mối quan hệ chặt chẽ giữa nâng cao năng lực tố chất của cơ thể VĐV với việc nâng cao năng lực tâm lý, có tác dụng tích cực đến việc giáo dục các phẩm chất, nhân cách, đặc biệt là giáo dục ý chí cho VĐV [68], [77]. Điều này được thể hiện ở những cố gắng nỗ lực hoàn thành khối lượng tập luyện, phấn đấu vượt qua được những thành tích của bản thân để vươn tới các thành tích mới, rèn luyện bản lĩnh vững vàng, chủ động sáng tạo trong thi đấu. Xu hướng phát triển của bắn cung hiện đại đòi hỏi ở VĐV khả năng thích ứng cao với lượng vận động lớn và khả năng ổn định tâm lý cao trong thời gian dài. Do đó, việc huấn luyện sức bền chuyên môn cho VĐV bắn cung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là khâu không thể thiếu trong quá trình đào tạo, đặc biệt là đào tạo VĐV bắn cung cấp cao, mà vấn đề này cho đến nay các HLV vẫn chưa thực sự coi trọng trong công tác đào tạo - huấn luyện.
    Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, vấn đề phát triển sức bền chuyên môn cho VĐV các môn thể thao nói chung và VĐV môn bắn cung cấp cao nói riêng là một điều cấp bách không thể thiếu được.
    Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu phát triển các tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV các môn thể thao đã thu hút nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên còn chưa nhiều. Các công trình nghiên cứu về phát triển tố chất sức bền chuyên môn cho VĐV các môn thể thao đã có giá trị khoa học ứng dụng tốt, nhưng số lượng còn hạn chế, đặc biệt trong môn bắn cung hiện nay thì hầu như chưa có tác giả nào quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ.
    Trước hết, phải kể đến các công trình khoa học nhằm nghiên cứu về tố chất thể lực chuyên môn của VĐV các môn thể thao như: Lê Hồng Sơn (2006) [56]; Lâm Quang Thành, Bùi Trọng Toại (2002) [59]; Nguyễn Hạc Thuý, Nguyễn Quý Bình (2000) [62] Kết quả nghiên cứu của các công trình này đã xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn và hệ thống các bài tập phát triển tố chất thể lực chung và thể lực chuyên môn cho VĐV cầu lông, bóng ném ở giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu và giai đoạn chuyên môn hoá sâu.
    Song song với các công trình này là các công trình nghiên cứu nhằm phát triển các tố chất thể lực riêng lẻ cho VĐV các môn thể thao như: Nguyễn Đương Bắc (2007) [7]; Phạm Đông Đức (1998) [24]; Trần Tuấn Hiếu (2004) [29]; Ngô Ích Quân (2007) [55]; Lê Hồng Sơn (2006) [56]; Vũ Xuân Thành (2012) [60]; Nguyễn Hữu Thắng (1998) [61]; Lê Trí Trường (2012) [75], Nguyễn Danh Hoàng Việt (2004) [83] Kết quả nghiên cứu của các công trình này đã xác định hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn và hệ thống các bài tập phát triển các tố chất sức bền chuyên môn, sức mạnh, sức mạnh tốc độ cho VĐV các môn thể thao. Với môn bắn cung do môn này đang trong giai đoạn phát triển ở Việt Nam hiện tại mới có 17 tỉnh thành đầu tư, nên cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề phát triển thể lực chuyên môn cho VĐV một cách đầy đủ.
    Có thể thấy, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên, dù ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, song các kết quả nghiên cứu đó cũng đã xác định được cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ sở khoa học đưa ra được những luận điểm trong lĩnh vực huấn luyện phát triển tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV các môn thể thao. Có thể nói, đây là nguồn tư liệu tham khảo chuyên môn hết sức đáng quý trong lĩnh vực đào tạo - huấn luyện nâng cao tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV các môn thể thao.
    Qua tìm hiểu thực tế công tác huấn luyện VĐV bắn cung cấp cao ở Việt Nam hiện nay thấy công tác huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn, đặc biệt là sức bền chuyên môn cho VĐV chủ yếu theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn, cụ thể là sau khi cho VĐV tập luyện thường xuyên trong thời gian từ 3 - 6 tháng, nếu tăng trưởng về các tố chất thể lực, kỹ thuật, ý thức chiến thuật thì tiếp tục giữ lại để đào tạo, hoặc VĐV yếu tố chất thể lực nào thì HLV sẽ tăng cường huấn luyện các tố chất thể lực đó. Cách thức huấn luyện theo kinh nghiệm truyền thống này có tác dụng nhất định nhưng chưa đủ cơ sở khoa học. Vì thế, nghiên cứu khoa học lựa chọn được các phương tiện và phương pháp huấn luyện sức bền chuyên môn cho các VĐV bắn cung cấp cao là đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn đào tạo VĐV bắn cung nước ta hiện nay.
    Những phân tích trên đã khẳng định việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên bắn cung cấp cao Việt Nam” là vấn đề cấp thiết để nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn nói chung và huấn luyện tố chất sức bền chuyên môn nói riêng cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
    Mục đích nghiên cứu:
    Trên cơ sở đánh giá thực trạng tố chất sức bền chuyên môn và việc sử dụng các bài tập phát triển tố chất sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao ở nước ta, luận án tiến hành lựa chọn, ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn phù hợp điều kiện thực tiễn hiện nay, xác định hiệu quả các bài tập đã lựa chọn trong thực tiễn công tác huấn luyện nhằm nâng sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao ở nước ta.
    Mục tiêu nghiên cứu:
    Đề đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án thực hiện các mục tiêu nghiên cứu sau:
    Mục tiêu 1: Nghiên cứu xác định hệ thống test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
    Mục tiêu 2: Nghiên cứu thực trạng công tác huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
    Mục tiêu 3: Lựa chọn, ứng dụng và xác định hiệu quả hệ thống bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...