Thạc Sĩ Nghiên cứu áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may xuất khẩu tại TP.HCM

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
    1.1 Đặt vấn đề:
    Gia nhập WTO, Việt Nam chính thức tham gia vào tổ chức thương mại có quy mô toàn
    cầu là một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và có tác động tích
    cực tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong xuthế toàn cầu hóa đang diễn ra
    ngày càng gay gắt, san bằng mọi khoảng cách, nhấp nhô, rào cản - các doanh nghiệp
    cần phải học và áp dụng thật hiệu quả luật chơi mới để tồn tại và phát triển. Vì lẽ đó
    các doanh nghiệp phải thông hiểu những áp lực nào đang ảnh hưởng đến doanh nghiệp
    mình để có thể hoàn thiện và tìm được hướng đi thíchhợp cho chính mình nhất là
    ngành may mặc là ngành đang được chú trọng và là ngành mà Việt Nam có ưu thế về
    nguồn lực lao động dồi dào và cũng là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển xuất
    khẩu của Việt Nam nhằm tăng thế cạnh tranh, chủ động của quốc gia mình. Kim ngạch
    xuất khẩu ngày càng tăng với 15,8 tỷ USD của năm 2011 có sự đóng góp 16% của
    ngành may mặc trong đó 13,8 tỷ USD là dệt may và 2tỷ USD là xơ sợi, đứng đầu cả
    nước về xuất khẩu - góp một phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế của Việt
    Nam trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay.
    Làn sóng dịch chuyển thị trường cung ứng hàng may mặc cho các nước phát triển (Mỹ,
    EU, Nhật, ) từ Đông Âu và các quốc gia Châu Á khác như Hong Kong, Singapore,
    Đài Loan, Hàn Quốc (do thiếu nhân công) sang Châu Ávà cùng với xu thế tăng nhanh
    giá nhân công, giá mặt bằng chi phí đầu vào tại Trung Quốc, các doanh nghiệp trên thế
    giới đang tìm đến Việt Nam và TP.HCM với vị trí thuậntiện, cơ sở hạ tầng giao thông,
    kỹ thuật, dân trí, tương đối phát triển hơn so với các vùng miền khác mà TP.HCM sẽ
    là cửa ngõ đón đầu các đơn hàng này. Nhưng để làm được điều đó cần đòi hỏi các
    doanh nghiệp phải hiểu rõ mình đang chịu tác động của các áp lực cạnh tranh như thế
    nào để có thể làm giảm hoặc hạn chế các áp lực cạnhtranh đó, hoàn thiện doanh
    2
    nghiệp mình nhằm đón đầu, nắm bắt được cơ hội tốt nàyvà hoạt động một cách hiệu
    quả nhất.
    Chính vì lẽ đó, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Nghiên cứu áp lực cạnh tranh của
    các doanh nghiệp may xuất khẩu tại TP.HCM” với ý định làm rõ các áp lực cạnh
    tranh nào đang tác động đến các doanh nghiệp may xuất khẩu tại TP.HCM để có giải
    pháp phù hợp nhằm giúp các doanh nghiệp tìm được hướng đi thích hợp cho giai đoạn
    2012-2020.
    1.2 Mục tiêu của đề tài:
    - Khám phá và xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởngđến Áp lực cạnh tranh của các
    doanh nghiệp may xuất khẩu tại TP.HCM.
    - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến Áp lực cạnh tranh của các doanh
    nghiệp may xuất khẩu tại TP.HCM.
    - Đề ra giải pháp để hạn chế các áp lực cạnh tranh cho doanh nghiệp may xuất khẩu tại
    TP.HCM.
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    + Đối tượng nghiên cứu của đề tài làÁp lực cạnh tranh (ALCTR) của các doanh
    nghiệp ngành may xuất khẩu tại TP.HCM
    + Phạm vi nghiên cứu:
    - Không gian: các doanh nghiệp may xuất khẩu (DNMXK) tại TP.HCM.
    - Thời gian: Nghiên cứu dữ liệu thứ cấp từ năm 2006 đến 2011 và khảo sát thực tế
    thu thập dữ liệu sơ cấp vào đầu năm 2012.
    - Địa điểm: TP.HCM
    3
    1.4 Phương pháp nghiên cứu:
    Nghiên cứu này được thực hiện qua 2 bước: Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp
    định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng.
    1.4.1 Nghiên cứu định tính[​IMG]ùng phương pháp thảo luận nhóm tập trung (gặp trực
    tiếp, trao đổi qua thư điện tử, điện thoại). Mỗi nhóm gồm 3-4 người. Tổng cộng có 3
    nhóm gồm 10 người (có chức vụ từ giám đốc/phó giám đốc, quản đốc/trưởng phòng
    kinh doanh xuất nhập khẩu) để thu thập ý kiến đóng góp dựa vào dàn bài thảo luận
    được chuẩn bị trước nhằm mục đích điều chỉnh, bổ sungthang đo ALCTR. Từ đó hoàn
    chỉnh bảng câu hỏi khảo sát, đồng thời kiểm tra những vấn đề cần làm rõ như sự rõ
    ràng, từ ngữ dễ hiểu, hình thức trình bày của bảng câu hỏi, mức độ thời gian mà người
    trả lời cần có.
    Sau đó, khảo sát thử (mẫu pilot) 10 phiếu (doanh nghiệp) thông qua bảng câu hỏi đã
    hiệu chỉnh để xác định độ lệch chuẩn nhằm tính kíchthước mẫu cần thiết cho nghiên
    cứu chính thức.
    Bảng câu hỏi hoàn chỉnh được tác giả suy luận, phân tích từ mô hình 5 lực lượng cạnh
    tranh của Michael E Porter và sự tổng hợp ý kiến từ thảo luận nhóm tập trung và mẫu
    pilot.
    1.4.2 Nghiên cứu định lượng:Khảo sát thực tế các doanh nghiệp may xuất khẩu tại
    TP.HCM thông qua bảng câu hỏi hoàn chỉnh ở bước nghiên cứu định tính.
    Sử dụng phần mềm SPSS16.0 để thực hiện (1) các phântích thống kê mô tả, đánh giá
    độ tin cậy cronbach alpha của thang đo, phân tích nhân tố EFA để xác định các nhân tố
    ảnh hưởng đến ALCTR của các DNMXK tại TP.HCM. Tiếp đó (2) tương quan và hồi
    qui để xây dựng phương trình mô tả mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nói trên đến áp
    lực cạnh tranh của các DNMXK.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...