Thạc Sĩ Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhà máy phân hữu cơ vi sinh la ngà và xưởng sản xuất phân v

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 27/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT

    Ngành công nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh đóng vai trò quan trọng trọng việc tái sử dụng các nguồn thải như rác thải hữu cơ, phế thải nông công nghiệp, chăn nuôi Đặc biệt, sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã bùn, một loại chất thải từ công nghiệp sản xuất đường là một nguồn lợi tiềm năng. Hiện nay, các công ty đường trên cả nước đã bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất phân vi sinh. Tuy nhiên công nghệ còn lạc hậu, bán thủ công, chưa được đầu tư đúng mức, do đó hoạt động tái chế này lại tạo chất thải và gây ô nhiễm môi trường. Áp dụng phương pháp “sản xuất sạch hơn” mở ra một triển vọng cho các doanh nghiệp phân hữu cơ vi sinh, giúp thu lợi nhuận từ nguồn phế thải, đồng thời giảm thiểu tác động môi trường. Đề tài “Nghiên cứu khả năng áp dụng SXSH tại nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh La Ngà (Định Quán, Đồng Nai) và xưởng sản xuất phân vi sinh nhà máy đường Sóc trăng (Sóc Trăng)” nhằm đánh giá nhanh hiện trạng môi trường, phát hiện các nguy cơ ô nhiễm trong quá trình hoạt động của hai nhà máy, đề xuất một số giải pháp SXSH để giảm thiểu ô nhiễm, tăng hiệu quả sản xuất và đồng thời so sánh các giải pháp áp dụng SXSH ở cả hai nhà máy nhằm đưa ra một số giải pháp chung cho loại hình sản xuất phân vi sinh từ phụ phẩm ngành công nghiệp đường; giúp các doanh nghiệp đường giải quyết được các mối lo về gánh nặng môi trường và đồng thời tăng lợi nhuận trong kinh doanh. Đề tài đã đánh giá được hiện trạng môi trường, phát hiện được các nguồn gây ô nhiễm và nhận dạng được một số giải pháp SXSH để giảm thiểu ô nhiễm cho từng nhà máy. Từ đó, so sánh được tình hình áp dụng SXSH tại hai nhà máy, phát hiện được các thuận lợi và rào cản trong việc thực hiện triển khai áp dụng SXSH trong nhà máy sản xuất phân vi sinh, làm tiền đề cho việc nhân rộng mô hình sản xuất phân vi sinh từ phế phụ phẩm ngành công nghiệp đường. Kết quả khảo sát cho thấy hiện trạng ô nhiễm ở cả hai cơ sở sản xuất phân vi sinh như nhau: ô nhiễm mùi hôi, phát sinh nước thải vào mùa mưa, ô nhiễm bụi, chất thải rắn và tiếng ồn. Nhà máy Phân hữu cơ Vi sinh La Ngà thực hiện được 03 giải pháp kiểm soát ô nhiễm mùi hôi đã giảm được nồng độ NH3 từ 55,5 mg/m3 xuống 28,9 mg/m3 (giảm gần 50% so với ban đầu); 02 giải pháp kiểm soát ô nhiễm do nước thải phát sinh vào mùa mưa giúp giảm được trung bình 24 m3 nước thải/ngày; 04 giải pháp giảm ô nhiễm chất thải rắn đồng thời hạn chế được thất thoát nguyên vật liệu, hóa chất, các nguyên liệu phụ trợ; 01 giải pháp hạn chế ô nhiễm bụi vừa giúp giảm nồng độ bụi từ 25,7 mg/m3 còn 18,5 mg/m3, vừa giúp giảm tiêu thụ điện năng đồng thời giảm phát thải hơn 3000 kg CO2 vào môi trường. Xưởng sản xuất Phân vi sinh Sóc Trăng thực hiện được 05 giải pháp kiểm soát ô nhiễm mùi hôi; 04 giải pháp giảm ô nhiễm chất thải rắn. Tuy không có số liệu cụ thể nhưng cũng đạt được một số kết quả: thực hiện được quy trình sản xuất phân vi sinh hợp lý hơn, nâng cao được nhận thức người công nhân về bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, giảm tiêu thụ nguyên vật liệu, hóa chất và nguyên liệu phụ trợ.

    MỤC LỤC

    MỤC LỤC . i
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC BẢNG vii
    DANH MỤC HÌNH . viii
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
    1.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 3
    1.2 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN . 3
    1.2.1 Địa điểm nghiên cứu: 3
    1.2.2 Thời gian nghiên cứu: . 3
    1.2.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn . 3
    1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 4
    1.4 PHƯƠNG PHÁP LUẬN SẢN XUẤT SẠCH HƠN [4] 4
    1.4.1 Giai đoạn 1 - Khởi động 6
    1.4.2 Giai đoạn 2 - Phân tích các công đoạn . 8
    1.4.3 Giai đoạn 3 - Đề xuất các cơ hội (giải pháp) giảm thiểu chất thải 11
    1.4.4 Giai đoạn 4 - Lựa chọn giải pháp giảm thiểu chất thải 12
    1.4.5 Giai đoạn 5 - Thực thi giải pháp giảm thiểu chất thải 13
    1.4.6 Giai đoạn 6 - Duy trì giải pháp giảm thiểu chất thải 15
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 16
    2.1 TÌNH HÌNH Ô NHIỄM DO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT ĐƯỜNG TẠI VIỆT NAM . 16
    2.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH TỪ PHẾ PHỤ PHẨM NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐƯỜNG 18
    2.2.1 Ở Ấn Độ . 18
    2.2.2 Ở Việt Nam 20
    2.3 CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ĐƯỢC ĐỀ XUẤT TẠI MỘT
    SỐ NHÀ MÁY ĐƯỜNG [13] 22
    2.3.1 Nhà máy Phân vi sinh – Công ty Mía đường Bình Định (BISUCO) . 22
    2.3.2 Nhà máy Phân vi sinh – Công ty Mía đường Sông Con 24
    2.4 SẢN XUẤT SẠCH HƠN . 26
    2.4.1 Định nghĩa . 26
    2.4.2 So sánh SXSH và xử lý cuối đường ống 26
    2.4.3 Lợi ích của SXSH . 28
    2.4.4 Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện SXSH ở Việt Nam 29
    2.4.4.1 Thuận lợi 29
    2.4.4.2 Khó khăn 29
    CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI NHÀ MÁY PHÂN HỮU CƠ VI SINH LA NGÀ (ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI) . 32
    3.1 GIỚI THIỆU CHUNG 32
    3.1.1 Mô tả công ty . 32
    3.1.2 Đội sản xuất sạch hơn . 33
    3.2 TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT . 34
    3.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất 34
    3.2.2 Sản phẩm . 39
    3.2.3 Các nguyên liệu đầu vào chủ yếu 41
    3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG . 42
    3.3.1 Ô nhiễm không khí . 42
    3.3.2 Nước thải . 43
    3.3.3 Chất thải rắn: 44
    3.4 ĐÁNH GIÁ SẢN XUẤT SẠCH HƠN 45
    3.4.1 Sơ đồ dòng vật chất . 45
    3.4.2 Cân bằng vật chất 46
    3.4.3 Lưu lượng nước thải khi mưa 47
    3.4.4 Phân tích nguyên nhân ô nhiễm 47
    3.4.4.1 Khu vực bên ngoài nhà xưởng: 47
    3.4.4.2 Khu vực bên trong nhà xưởng: 48
    3.5 NHẬN DẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SXSH . 49
    3.5.1 Khu vực bên ngoài nhà xưởng . 49
    3.5.1.1 Giải pháp kiểm soát ô nhiễm mùi hôi 49
    3.5.1.2 Giải pháp kiểm soát nước thải phát sinh vào mùa mưa 49
    3.5.2 Khu vực bên trong nhà xưởng . 49
    3.5.2.1 Giải pháp kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn 49
    3.5.2.2 Giải pháp hạn chế ô nhiễm bụi 49
    3.5.2.3 Giải pháp kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn . 50
    3.6 LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN . 52
    3.6.1 Phân tích tính khả thi một số giải pháp SXSH 52
    3.6.1.1 Nghiên cứu khả thi giải pháp 1.1.2; 2.1.1 – Đầu tư xây dựng sân phơi
    và bố trí tuyến thoát nước 52
    3.6.1.2 Nghiên cứu khả thi giải pháp 4.1.1 – Đầu tư trống trộn cải tiến qui
    trình vô bao 55
    3.6.1.3 Nghiên cứu khả thi giải pháp 2.1.3 – Đầu tư xây dựng thêm nhà kho có
    mái che . 57
    3.6.1.4 Sử dụng hóa chất khử mùi Tocazeo . 58
    3.6.1.5 Trang bị bảo hộ lao động 59
    3.6.2.6 Trang bị xe xúc 59
    3.6.2 Sàng lọc các giải pháp SXSH 61
    3.7 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP SXSH . 64
    CHƯƠNG 4: TÌNH HÌNH ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI XƯỞNG SẢN XUẤT PHÂN VI SINH , CÔNG TY CP MÍA ĐƯỜNG SÓC TRĂNG (SÓC TRĂNG) 66
    4.1 GIỚI THIỆU CHUNG 66
    4.1.1 Mô tả công ty . 66
    4.1.2 Đội sản xuất sạch hơn . 67
    4.2 TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT . 68
    4.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất 68
    4.2.2 Sản phẩm . 71
    4.2.3 Nguyên liệu đầu vào chủ yếu . 71
    4.2.4 Hiện trạng ô nhiễm môi trường . 72
    4.2.4.1 Ô nhiễm không khí . 72
    4.2.4.2 Nước thải . 73
    4.2.4.3 Chất thải rắn 74
    4.3 ĐÁNH GIÁ . 75
    4.3.1 Sơ đồ nguyên vật liệu . 75
    4.3.2 Cân bằng vật chất 76
    4.3.3 Lượng nước thải phát sinh khi mưa . 77
    4.3.4 Nguyên nhân ô nhiễm 77
    4.3.4.1 Giai đoạn phơi ủ ngoài trời . 77
    4.3.4.2 Giai đoạn trong mái che 79
    4.4 NHẬN DẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CƠ HỘI SẢN XUẤT SẠCH HƠN 80
    4.4.1 Giai đoạn phơi ủ ngoài trời . 80
    4.4.1.1 Giải pháp kiểm soát ô nhiễm mùi hôi 80
    4.4.1.2 Giải pháp kiểm soát nước thải phát sinh vào mùa mưa 80
    4.4.1.3 Giải pháp kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn 80
    4.4.2 Giai đoạn trong mái che 81
    4.4.2.1 Giải pháp kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn 81
    4.4.2.2 Giải pháp hạn chế ô nhiễm bụi 81
    4.4.2.3 Giải pháp kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn . 81
    4.5 LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN . 84
    4.5.1 Phân tích tính khả thi một số giải pháp SXSH 84
    4.5.1.1 Nghiên cứu đầu tư xây dựng diện tích sân phơi 84
    4.5.1.2 Nghiên cứu đầu tư xây dựng diện tích mái che . 87
    4.5.1.3. Sử dụng hóa chất khử mùi Tocazeo 88
    4.5.1.4. Trang bị bảo hộ lao động . 88
    4.5.2 Sàng lọc các giải pháp SXSH 90
    4.6 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP SXSH . 94
    CHƯƠNG 5: SO SÁNH CÁC GIẢI PHÁP ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI HAI NHÀ MÁY . 96
    5.1 ƯU ĐIỂM VÀ KHUYẾT ĐIỂM TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN
    VI SINH CỦA HAI NHÀ MÁY 96
    5.2 SO SÁNH CƠ HỘI NHẬN DẠNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN . 97
    5.3 KHÓ KHĂN VÀ RÀO CẢN ÁP DỤNG SXSH TẠI HAI NHÀ MÁY 99
    5.3.1 Nhà máy Phân hữu cơ Vi sinh La Ngà - Công ty Mía đường La Ngà 99
    5.3.2 Xưởng sản xuất phân vi sinh - Công ty Mía đường Sóc Trăng . 99
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...