Luận Văn Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhà máy chế biến thủy sản Đại Thành tỉnh Tiền Giang

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 5
    1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN 5
    1.1.1. Sơ lược về vị trí của ngành chế biến thủy sản trong ngành công nghiệp nước ta 5
    1.1.2. Vai trò của ngành thủy sản 6
    1.2. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN 10
    1.2.1. Hiện trạng môi trường Việt Nam: 10
    1.2.2. Tổng quan về sản xuất sạch hơn: 11
    1.2.3. Tiết kiệm năng lượng 35
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN ĐẠI THÀNH 40
    2.1 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY 40
    2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 40
    2.1.2. Hoạt động 40
    2.1.3. Nguyên liệu và thành phẩm 41
    2.1.4. Năng suất sản xuất và thị trường tiêu thụ 41
    2.1.5. Nhà xưởng và thiết bị 42
    2.1.6. Sản phẩm phụ và phế phẩm 43
    2.2.1. Sơ đồ khối : 46
    2.2.2. Thuyết minh quy trình công nghệ: 48
    2.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY ĐẠI THÀNH 53
    2.3.1. Tình hình sử dụng năng lượng tại công ty 53
    2.3.1.1 Điện năng 53
    2.3.1.2 Phân tích, đánh giá tình hình sử dụng điện năng 54
    2.3.1.3.Thiết bị tiêu thụ điện năng trong hoạt động sản xuất 63
    2.3.2. Hiện trạng môi trường ở nhà máy. 69
    2.3.2.4 Đánh giá hiện trạng dòng thải 75
    2.3.2.5 So sánh chất lượng nước thải trước và sau hệ thống xử lý. 80
    CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT SẠCH HƠN Ở NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN ĐẠI THÀNH 81
    3.1 BƯỚC 1: KHỞI ĐỘNG 81
    3.1.1 Phân công nhóm SXSH: 81
    3.1.2. Lập sơ đồ qui trình: 82
    3.1.3. Xác định công đoạn và nguồn gây thất thoát 85
    3.2. BƯỚC 2: PHÂN TÍCH CÁC BƯỚC QUI TRÌNH SẢN XUẤT 88
    3.2.1. Cân bằng vật chất cho một ngày sản xuất 88
    3.2.2. Các kĩ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn trong nhà máy thủy sản. 89
    3.3. BƯỚC 3: PHÁT HIỆN CÁC CƠ HỘI SẢN XUẤT SẠCH HƠN Ở NHÀ MÁY THỦY SẢN ĐẠI THÀNH 91
    3.3.1. Các cơ hội tiết kiệm : 91
    3.3.2. Giải pháp sản xuất sạch hơn 92
    3.4. BƯỚC 4: CHỌN GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG 94
    3.4.1. Các giải pháp quản lý nội qui 94
    3.4.2. Cải tiến thiết bị 95
    3.5. BƯỚC 5: THỰC HIỆN SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG 117
    3.5.1. Chuẩn bị thực hiện 117
    3.5.2. Thực hiện giải pháp sản xuất sạch hơn 118
    3.6. BƯỚC 6: DUY TRÌ SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG 118
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 120
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 122

    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước với tốc độ phát triển nhanh chóng, do đó các cơ sở sản xuất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các trung tâm kinh tế, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản được xây dựng và mở rộng nhằm cải thiện đời sống đáp ứng nhu cầu của con người. Nhưng chính quá trình sản xuất đã gây ra các vấn đề về môi trường và sức khoẻ con người, làm cho môi trường suy thoái do chất thải sản xuất không được quan tâm và xử lý đúng mức.
    Trong đó nghành thủy sản Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay nước ta có hơn 300 cơ sở chế biến thủy sản, và khoảng 220 nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm đông lạnh phục vụ xuất khẩu có tổng công suất 200 tấn/ngày. Thiết bị Công nghệ tuy được đánh giá là có mức đổi mới nhanh so với các nghành công nghiệp khác nhưng so với thế giới vẫn coi là quá chậm. Đó là một trong những nguyên nhân tạo ra những tác động xấu cho môi trường.
    Theo báo cáo: “Đánh giá tác động môi trường trong lĩnh vực thủy sản ” thì tác động gây hại cho môi trường được xác định tổng lượng chất thải rắn ( đầu, xương, da , vây, vẩy ) ước tính khoảng 200.000 tấn/ năm.
    Số liệu điều tra cho thấy, cứ sản xuất 1 tấn tôm nõn đông lạnh xuất xưởng sẽ thải ra môi trường 0,75 tấn phế thải (đầu, vỏ, nội tạng), cá filet đông lạnh 0,6 tấn, nhuyễn thể chân đầu 0,45 tấn, nhuyễn thể đông lạnh >4 tấn. Lượng chất thải cũng phụ thuộc vào mùa vụ khai thác hải sản, chất lượng nguyên liệu ( lúc mcá rộ thì sản xuất nhiều nên phế thải nhiều nhưng hết vụ cá chế biến ít dẫn đến chế biến ít, nguyên liệu ít thì càng ít phế thải ) kết hợp của hai yêis tố này đã gây hiện tượng lúc quá nhiều lúc quá ít chất thải, đó cũng là khó khăn cho các nhà quản lý xí nghiệp khi muốn xây dựng cho riêng mình một hệ thống xử lý chất thải có công suất phù hợp.
    Tải lượng ô nhiễm do các xí nghiệp chế biến thủy sản gây ra là rất lớn nếu không được xử lý nó sẽ là một thành viên “tích cực” làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường bên trên sông rạch và xung quanh khu chế biến. Ngoài ra nước thải của nghành chế biến còn khả năng lan truyền dịch bệnh từ xác thủy sản bị chết, thối rữa , và điều đáng quan tâm nữa là gây ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, đến sự phát triển bền vững của nghành.
    Do tính khá nghiêm trọng như thế, mặc dù lợi ích kinh tế xã hội của nghành đem lại không nhỏ, nhưng muốn phát triển bền vững bảo vệ sức khỏe nhân dân, người lao động và những người sản xuất ra vật nguyên liệu cho nhà máy thì bản thân các xí nghiệp phải biết bảo vệ họ, phải áp dụng các biện pháp xử lý chất thải trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận đạt tiêu chuẩn môi trường qui định.
    Tổ chức các hoạt động tư vấn và đào tạo cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất hơn, đầu tư thiết bị xử lý chất thải thực hành tiết kiệm nước , năng lượng nhằm giảm thiểu chất thải cần xử lý. Sản xuất sạch hơn là một công cụ giúp giải quyết ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả kinh tế.
    Công ty TNHH Đại Thành là một trường hợp cụ thể cần áp dụng SXSH.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Nghiên cứu SXSH cho Công ty TNHH Đại Thành tỉnh Tiền Giang
    3 . NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    - Tìm hiểu về SXSH
    - Tìm hiểu về Công ty TNHH Đại Thành
    - Ap dụng SXSH vào nhà máy chế biến Thủy Sản Đai Thành
    - Đề xuất các giải pháp SXSH & TKNL
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Trong quá trình lập báo cáo sẽ sử dụng các phương pháp sau đây:
    - Phương pháp liệt kê: Liệt kê các tác động đến môi trường do quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy gây ra.
    - Thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê trong công tác thu thập và xử lý các số liệu.
    - So sánh: Dựa vào kết quả khảo sát, đo đạc tại hiện trường, kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm và kết quả tính toán theo lý thuyết, so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam để xác định chất lượng môi trường hiện hữu tại khu vực nhà máy.
    - Đánh giá nhanh: Phương pháp đánh giá nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra trong quá trình hoạt động của nhà máy. Xem xét và phân tích các dữ liệu cần có, thảo luận các tồn tại cần cải thiện.
    5. Ý NGHĨA KHOA HỌC, KINH TẾ XÃ HỘI
    SXSH có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi đó là một trong những giải pháp phòng ngừa ô nhiễm công nghiệp hiệu quả nhất. Không giống như xử lý cuối đường ống chỉ làm giảm tải lượng ô nhiễm một cách thụ động, SXSH chủ động giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm tại nguồn, từ đó mang lại các lợi ích kinh tế. Mục tiêu của SXSH là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách hiệu quả nhất, nghĩa là sẽ có một tỷ lệ nguyên vật liệu được chuyển vào thành phẩm thay vì loại bỏ. SXSH đáp ứng được một yêu cầu quan trọng của ISO 14001 là chuyển đổi từ tập trung vào các giải pháp cuối đường ống sang việc khảo sát tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, dịch vụ và vòng đời sản phẩm.
    Việc áp dụng SXSH một cách liên tục là một chiến lược ngăn ngừa tổng hợp để giảm rủi ro cho con người và môi trường. Thực hiện SXSH là yêu cầu cấp bách đối với nền công nghiệp đất nước. Đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, giảm chi phí, cải thiện chất lượng, tăng lợi nhuận, nâng cao hình ảnh công ty, tạo niềm tin cho chính công nhân viên nhà máy, cho khách hàng, và tất cả người dân.
    6. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI
    Sau 3 tháng( 05/11/2010 – 24/01/2011) thực hiện khảo sát, đo đạc và đánh giá cơ hội SXSH ở nhà máy chế biến thủy sản Đại Thành, nhóm SXSH khẳng định nhà máy có nhiều cơ hội tiết kiệm với thời gian thu hồi vốn ngắn. Giải pháp SXSH được áp dụng sẽ tiết kiệm được khoảng chi phí lớn, giảm được lượng thải bảo vệ môi trường, nâng cao uy tín cho công ty.
    7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
    Kết cấu của luạn văn gồm có 3 chương :
    Chương 1: Tổng quan
    Chương 2: Tổng quan về Công ty chế biến thủy sản Đại Thành
    Chương 3: Nghiên cứu sản xuất sạch hơn ở nhà máy chế biến Thủy Sản Đại Thành
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...