Luận Văn Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (VIFON)

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 24/11/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU



    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ


    Hòa nhập vào xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới với phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ kinh tế, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Sau hơn 10 năm đổi mới, nền công nghiệp của Việt Nam đã phát triển với tốc độ mạnh mẽ. Trong sự phát triển mạnh mẽ đó, từ một nước nông nghiệp đi lên Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, ngành công nghiệp chế biến Lương thực – Thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất với nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng. Trong các ngành công nghiệp chế biến đó, ngành công nghiệp sản xuất mì ăn liền của Việt Nam nói chung và của TpHCM nói riêng là một trong những ngành có tốc độ phát triển rất nhanh. Năm 1996 tổng sản lượng mì đạt khoảng 150.000 tấn; năm 1998 tăng lên khoảng 200.000 tấn; đến năm 2005 tổng sản lượng này đạt đến 221.000 tấn, tăng khoảng 50% so năm 1996.

    Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng về sản lượng sản xuất và chất lượng sản phẩm, ngành sản xuất mì ăn liền cũng nhanh chóng gây tác động và ảnh hưởng xấu đến môi trường, đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước. Thế nhưng các giải pháp giải quyết các vấn đề ô nhiễm hiện nay của các doanh nghiệp thường là xử lý cuối đường ống. Đây là giải pháp vừa đắt tiền vừa không mang lại hiệu quả lâu dài, thậm chí nằm ngoài khả năng của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một giải pháp giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường hiệu quả và phù hợp hơn đó là giải pháp sản xuất sạch hơn (SXSH). SXSH là giải pháp nhằm cải thiện hiện trạng môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp, nâng cao nâng lực cạnh tranh của sản phẩm. So với giải pháp xử lý cuối đường ống thì SXSH là giải pháp hữu hiệu hơn đặc biệt phù hợp với khả năng tài chính và năng lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay.

    Việc thực hiện chiến lược SXSH sẽ giúp cho các doanh nghiệp có những thông tin đáng tin cậy để quyết định đầu tư hiệu quả, đồng thời là cơ sở để các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện làm việc và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.
    Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, thì các sản phẩm của Việt Nam buộc phải đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của thị trường thế giới. Vì thế, việc triển khai hoạt động SXSH là đòi hỏi tất yếu với nước ta hiện nay, đặc biệt là trong ngành công nghiệp sản xuất mì nói riêng và ngành công nghiệp thực phẩm nói chung. Luận văn “Nghiên cứu áp dụng SXSH cho công ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam” với mục tiêu đạt được các lợi ích nêu trên cho công ty này.

    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    Đề tài nghiên cứu áp dụng SXSH tại công ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam thông qua SXSH nhằm mục tiêu:
     Sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng trong quá trình sản xuất đem lại lợi ích kinh tế, uy tín cho công ty.
     Giảm phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho công ty. Góp phần bảo vệ môi trường chung cho toàn xã hội.

    1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
     Tổng quan về SXSH, tình hình áp dụng SXSH tại Việt Nam và trên thế giới.
     Tổng quan về ngành mì ăn liền ở Việt Nam.
     Tìm hiểu các hoạt động sản xuất, qui trình công nghệ chế biến mì, hiện trạng ô nhiễm môi trường của công ty VIFON.
     Áp dụng SXSH tại công ty VIFON.
     Đánh giá một số kết quả bước đầu sau khi áp dụng SXSH, nhận xét những khó khăn và thuận lợi trong quá trình áp dụng SXSH tại công ty.

    1.4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

    1.4.1. Phạm Vi Nghiên Cứu: Do thời gian nghiên cứu giới hạn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu:
     Cách triển khai đánh giá SXSH phù hợp với hiện trạng thực tế của công ty VIFON.
     Đề xuất các giải pháp SXSH cho công ty VIFON.
     Triển khai áp dụng các giải pháp SXSH đơn giản tại công ty VIFON.

    1.4.2. Đối Tượng Nghiên Cứu: Áp dụng SXSH tại công ty chủ yếu tập trung vào đánh giá:

     Tiềm năng tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất mì và các sản phẩm gạo
     Tiềm năng tiết kiệm dầu FO trong quá trình vận hành nồi hơi, qui trình cấp và sử dụng hơi tại các phân xưởng sản xuất (mì, sản phẩm gạo, tương ớt, thịt hầm .) của công ty.
     Tiềm năng tiết kiệm nước tại các phân xưởng sản xuất của công ty.
    1.4.3. Thời Gian Nghiên Cứu

    1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    1.5.1. Phương Pháp Luận

    Dựa trên việc khảo sát, theo dõi hiện trạng sử dụng nguyên vật liệu – năng lượng và hiện trạng ô nhiễm môi trường của công ty VIFON, từ đó phân tích và lựa chọn trọng tâm đánh giá SXSH cho công ty. Sau đó, thiết lập các bảng biểu theo dõi các thông số liên quan đến trọng tâm đánh giá SXSH, tìm nguyên nhân, đề xuất, lựa chọn các giải pháp SXSH cho công ty. Tổng hợp các kết quả đạt được và viết báo cáo hoàn thành luận văn.

    1.1.1. Phương Pháp nghiên cứu

     Phương pháp thu thập thông tin
     Thu thập thông tin từ các tài liệu, giáo trình đã được học và tham khảo, các thông tin được đăng tải trên các webside có liên quan đến SXSH, đến ngành sản xuất mì ăn liền.
     Thu thập các tài liệu liên quan đến đặc trưng ô nhiễm môi trường của ngành sản xuất mì ăn liền.
     Thu thập các tài liệu về nhu cầu nguyên vật liệu, qui trình công nghệ và các tài liệu về hiện trạng môi trường của công ty.

     Phương pháp khảo sát
     Điều tra, khảo sát phương cách quản lý và xử lý chất thải hiện có của công ty.
     Khảo sát quá trình quản lý, cách thức vận hành lò hơi, cấp hơi cho quá trình sản xuất của công ty.

     Tổng hợp và phân tích các tài liệu thu thập được
     Tổng hợp và phân tích các tài liệu về nhu cầu và hiện trạng sử dụng nguyên vật liệu – năng lượng của công ty.
     Trên cơ sở phân tích các dữ liệu đó, xác định trọng tâm đánh giá SXSH cho công ty.

     Phương pháp luận đánh giá SXSH
     Thiết lập sơ đồ qui trình công nghệ chi tiết
     Lựa chọn cách đánh giá và thiết lập cách cân bằng vật chất – kiểm toán năng lượng dựa trên tình hình thực tế của công ty.
     Xác định dòng thải và nguyên nhân phát sinh dòng thải

     Phương pháp chuyên gia
     Được sự chỉ dẫn và hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn, tham khảo ý kiến của các chuyên gia SXSH trong quá trình triển khai áp dụng SXSH cho công ty VIFON.
     Đề xuất và lựa chọn các cơ hội SXSH khả thi để thực hiện thông qua việc trao đổi, thống nhất ý kiến với nhóm SXSH đặc biệt là chuyên gia SXSH.

    1.2. ÝÙ NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

    Đề tài này được nghiên cứu cùng với dự án SXSH của công ty VIFON. Dựa vào hiện trạng thực tế của công ty nên các giải pháp đưa ra mang tính khả thi, thực tế cao.
    Đề tài thực hiện nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, giảm phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất và nâng cao uy tín thương hiệu cho công ty. Làm cơ sở để công ty xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện làm việc và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.
    Đề tài áp dụng phương pháp luận đánh giá SXSH một cách linh hoạt dựa vào tình hình thực tế của công ty, thể hiện tính mới, tính sáng tạo của đề tài so với phương pháp đánh giá SXSH chung.

    TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN



    Ngành sản xuất mì ăn liền là một trong những ngành công nghiệp đặc trưng gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí. Thế nhưng các nhà máy sản xuất mì hiện nay hầu hết không quan tâm đến vấn đề môi trường hoặc nếu có thì chỉ quan tâm đến giải pháp xử lý cuối đường ống. Đây là giải pháp mang tính thụ động, đầu tư tốn kém và không giải quyết được triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường cho các doanh nghiệp. Một trong những giải pháp chủ động nhằm phòng ngừa ô nhiễm, giảm phát sinh chất thải tại nguồn đó là giải pháp sản xuất sạch hơn (SXSH). Giải pháp này vừa tiết kiệm được nguồn nguyên vật liệu năng lượng trong quá trình sản xuất, mang lại lợi ích kinh tế và môi trường cho các nhà sản xuất, vừa phù hợp với khả năng kinh tế của các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay.

    Vì vậy Luận văn đã chọn công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (VIFON) làm đối tượng nghiên cứu áp dụng SXSH là một trường hợp cụ thể với mục tiêu giúp công ty này giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường một cách hiệu quả hơn.
    Nội dung nghiên cứu của luận văn thể hiện qua các chương sau:

     Chương 1. Mở đầu: giới thiệu về sự cần thiết của đề tài, mục tiêu, đối tượng nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài.

     Chương 2. Tổng quan về SXSH: trình bày tổng quát về phương pháp luận đánh giá SXSH, các giải pháp SXSH, các lợi ích của SXSH và một số kết quả áp dụng SXSH trên thế giới và ở Việt Nam.

     Chương 3. Tổng quan về ngành mì và tổng quan về công ty VIFON

     Tổng quan về ngành mì: giới thiệu về nguyên vật liệu trong sản xuất mì ăn liền, dây chuyền công nghệ chế biến mì ăn liền tổng quát, đặc trưng ô nhiễm môi trường của ngành mì.
     Tổng quan về công ty VIFON: giới thiệu sơ về lịch sử hình thành, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tìm hiểu các dây chuyền công nghệ sản xuất mì, phở và hiện trạng ô nhiễm môi trường của công ty.

     Chương 4. Nghiên cứu áp dụng SXSH tại công ty VIFON

     Đào tạo nhân lực SXSH cho công ty, đánh giá hiện trạng sử dụng nguyên vật liệu – năng lượng của công ty, từ đó lựa chọn trọng tâm đánh giá SXSH cho công ty.
     Chọn phương pháp cân bằng vật chất – năng lượng phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp SXSH cho công ty. Tổng cộng có 78 giải pháp được đề xuất, trong đó có 51 giải pháp thực hiện ngay, 18 giải pháp phân tích thêm và 9 giải pháp loại bỏ. Taị thời điểm viết báo cáo luận văn công ty đã thực hiện được 14 giải pháp SXSH đơn giản.
     Nêu một số kết quả bước đầu sau khi áp dụng SXSH và các thuận lợi, khó khăn trong quá trình nghhiên cứu áp dụng SXSH tại công ty.

    Chương 5. Kết luận – kiến nghị: từ những kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy SXSH là hướng đi đúng để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay và trong tương lai. Trong việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường nó còn đem lại lợi ích kinh tế cho công ty VIFON nói riêng và cho các doanh nghiệp nói chung.

    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠNTÓM TẮT LUẬN VĂNDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTDANH MỤC CÁC BẢNGDANH MỤC CÁC HÌNH CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 11.1. Đặt vấn đề 11.2. Mục tiêu nghiên cứu 21.3. Nội dung nghiên cứu 21.4. Giới hạn của đề tài 31.4.1. Phạm vi nghiên cứu 31.4.2. Đối tượng nghiên cứu 3 1.4.3. Thời gian nghiên cứu 31.5. Phương pháp nghiên cứu 41.5.1. Phương pháp luận 41.5.2. Phương pháp nghiên cứu 51.6. Ý nghĩa của đề tài 6CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN 72.1. Định nghĩa SXSH 72.2. Các điều kiện tiên quyết khi áp dụng SXSH 72.3. Phương pháp luận đánh giá SXSH 82.4. Các giải pháp SXSH 102.5. Các lợi ích từ việc thực hiện SXSH 112.6. Các rào cản trong SXSH 132.7. Những yêu cầu chung để thúc đẩy SXSH 142.8. Tình hình áp dụng SXSH 152.8.1. Trên thế giới 152.8.2. Ở Việt Nam 17CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN VÀ CÔNG TY VIFON 203.1. Tổng quan về ngành sản xuất mì ăn liền 203.1.1. Giới thiệu chung về ngành mì ăn liền 20 3.1.2. Nguyên vật liệu sản xuất mì ăn liền 223.1.3. Đặc trưng ô nhiễm môi trường của ngành công nghiệp chế biến mì 243.2. Tổng quan về công ty VIFON 253.2.1. Giới thiệu sơ lược về công ty 253.2.2. lịch sử hình thành và phát triển của công ty 263.2.3. Sơ đồ mặt bằng – sơ đồ tổ chức quản lý nhân sự của công ty 283.2.4. Mạng lưới – thị trường kinh doanh của công ty 303.2.5. Các thiết bị và dây chuyền sản xuất chính trong công ty 303.2.6. Các sơ đồ qui trình công nghệ của công ty 313.2.7. Hiện trạng môi trường tại công ty 36CHƯƠNG 4. ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI CÔNG TY VIFON 414.1. Đào tạo nhân lực SXSH trong công ty 414.1.1. Thành lập đội SXSH 414.1.2. Đào tạo về phương pháp thực hiện SXSH 424.2. Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu – năng lượng tại công ty 434.3. Định mức sử dụng nguyên vật liệu –năng lượng 434.4. Xác định trọng tâm đánh giá SXSH cho công ty 444.4.1. Phân tích và đánh giá hiện trạng sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng tại công ty 444.4.2. Chọn trọng tâm đánh giá SXSH cho công ty 484.5. Thiết lập cân bằng vật chất 484.5.1. Cân bằng vật chất cho phân xưởng mì 494.5.2. Thiết Lập cân bằng hơi 51 4.5.3. Thiết Lập cân bằng nước 604.6. Phân tích các nguyên nhân - đề xuất các giải pháp SXSH 634.6.1. Phân tích nguyên nhân - đề xuất các giải pháp SXSH cho phân xưởng mì 634.6.2. Phân tích nguyên nhân - đề xuất các giải pháp SXSH cho phân xưởng gạo 664.6.3. Phân tích nguyên nhân - đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm tải lượng khí thải 664.6.4. Phân tích nguyên nhân - đề xuất các giải pháp tiết kiệm nước và giảm tải lượng nước thải 684.7. Sàng lọc các giải pháp SXSH 69 4.8. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp SXSH cần phân tích thêm 734.8.1. Phân tích giải pháp mua thiết bị đo nhiệt độ khói thải lò hơi 744.8.2. Phân tích giải pháp tận dụng nhiệt khói thải để gia nhiệt nước cấp và đốt nóng không khí 744.8.3. Phân tích giải pháp thu hồi toàn bộ nước ngưng sau các công đoạn có sử dụng hơi 764.8.4. Phân tích giải pháp tận dụng nước thải đã xử lý để tưới cây và vệ sinh các hố thu nhằm giảm lượng nước cấp 774.8.5. Phân tích lợi ích ước tính sau khi giảm 0.5% lượng bột mì thất thoát 774.8.6. Phân tích lợi ích ước tính sau khi giảm khoảng 20% lượng nước cấp 77 4.8.7. Tổng kết các lợi ích sau khi áp dụng các giải pháp phân tích trên 78CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI CÔNG TY VIFON 805.1. Các giải pháp đã thực hiện tại công ty VIFON 805.2. Kết quả bước đầu sau khi áp dụng SXSH tại công ty VIFON 815.3. Các thuận lợi và khó khăn trong quá trình áp dụng SXSH tại công ty 825.3.1. Các Thuận Lợi 825.3.2. Các khó khăn 83CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 846.1. Kết luận 846.2. Kiến nghị 85TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    SXSH: Sản xuất sạch hơn WTO: World Trade OrganizationCty: Công tySX: Sản XuấtPX: Phân xưởngSP: Sản phẩmPXM: phân xưởng mìPXG: Phân xưởng gạoPXSPG: Phân xưởng sản phẩm gạoPXGV: Phân xưởng gia vịPXTH: Phân xưởng thịt hầm PXCĐ: Phân xưởng cơ điện ÔNKK: Ô nhiễm không khíPCCC: Phòng cháy chữa cháyCty VF: Công ty VIFONVIFON: Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 1. Kết quả áp dụng SXSH của một số nước trên thế giới 16Bảng 2. Kết quả áp dụng SXSH của một số ngành công nghiệp ở Việt Nam 18Bảng 3. Các thiết bị và dây chuyền sản xuất trong công ty 30Bảng 4. Tải lượng & nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải do đốt dầu FO tại Công ty 36Bảng 5. Khối lượng chất thải rắn tại công ty năm 2003 37Bảng 6. Kết quả phân tích nước thải sau bể lắng bùn hoạt tính của hệ thống xử lý nước thải trong công ty 39Bảng 7. Các bộ phận tham gia trong đội SXSH của công ty 41Bảng 8. Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu – năng lượng tại công ty 43Bảng 9. Định mức sử dụng nguyên vật liệu sản xuất 1 tấn mì 43Bảng 10. Bảng tóm tắt các kết quả cân bằng vật liệu cho 1 tấn mì trọng lượng 85g 49Bảng 11. Bảng theo dõi tiêu thụ hơi tại phân xưởng mì 55Bảng 12. Bảng theo dõi tiêu thụ hơi tại phân xưởng gạo 1 57Bảng 13. Bảng theo dõi tiêu thụ hơi tại phân xưởng gạo 2 58Bảng 14. Bảng theo dõi tiêu thụ hơi tại phân xưởng gia vị 59Bảng 15. Bảng cân bằng hơi 59Bảng 16. Biểu mẩu theo dõi nước dùng thực tế tại công ty 60Bảng 17. Kết quả sàng lọc các giải pháp SXSH 73Bảng 18. Các giải pháp SXSH đã thực hiện tại công ty 80Bảng 19. Kết quả bước đầu sau khi áp dụng SXSH tại công ty 82Bảng 20. Tổng kết các kết quả đạt được sau quá trình áp dụng SXSH tại công ty VIFON 85

    DANH MỤC CÁC HÌNH 
    Hình 1. Sơ đồ các bước nghiên cứu luận văn 4Hình 2. Sơ đồ các bước thực hiện SXSH 8Hình 3. Sơ đồ phân loại các giải pháp SXSH . 10Hình 4. Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất mì ăn liền tổng quát 22Hình 5. Sơ đồ mặt bằng tổng thể của công ty 28Hình 6. Sơ đồ tổ chức và quản lý nhân sự của công ty 29Hình 7. Sơ đồ qui trình công nghệ chế biến mì của công ty 31Hình 8. Sơ đồ qui trình công nghệ chế biến sản phẩm gạo của công ty 33Hình 9. Sơ đồ qui trình công nghệ chế biến bột canh của công ty 34 Hình 10. Sơ đồ qui trình công nghệ chế biến tương ớt của công ty 35Hình 11. Sơ đồ quan hệ giữa các thành viện trong đội SXSH 42Hình 12 . Tại phân xưởng tương ớt 45Hình 13. Hình công nhân đang sử dụng nước sạch để vệ sinh hố thu nước thải45 Hình 14. Tại khu lò hơi – rò rỉ hơi tại các van, công nhân vận hành ngũ quên trong khi trực 47Hình 15. Sơ đồ kết quả cân băng vật liệu cho 1 tấn mì thành phẩm 50Hình 16. Sơ đồ cân bằng năng lượng lò hơi tổng quát 51Hình 17. Sơ đồ hệ thống hệ thống đường ống dẫn hơi và cấp hơi của công ty 53Hình 18. Sơ đồ hệ thống nước cấp của công ty 62Hình 19. Hình minh họa cho việc tận dụng nhiệt khói thải 75
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...