Tiến Sĩ Nghiên cứu áp dụng phương pháp địa chấn nông phân giải cao để khảo sát địa chất các tầng nông và các

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 22/3/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Tính cấp thiết của đề tài
    Ngoài các đặc điểm chung của đới thềm lục địa Việt Nam khu vực biển miền Trung có những đặc trưng riêng biệt. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu địa chất Pliocen - Đệ tứ khu vực này đã được quan tâm và đã có nhiều kết quả đáng kể. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu một cách đầy đủ hơn như xác định chính xác bề dày và phân chia chi tiết các phân vị địa tầng trầm tích Đệ tứ, phân vùng môi trường trầm tích, xác định đặc điểm hoạt động magma, kiến tạo trẻ . Để giải quyết các nhiệm vụ này, việc nghiên cứu áp dụng phương pháp địa chấn nông phân giải cao (ĐCNPGC) là rất cần thiết. Các kết quả nghiên cứu đạt được cho phép đáp ứng các yêu cầu về khoa học và thực tiễn trong nghiên cứu địa chất biển, thăm dò khoáng sản và khảo sát địa chất công trình.
    Trong luận án này, đối tượng nghiên cứu các tầng nông bao gồm các thành tạo trầm tích Đệ tứ vùng biển Miền Trung. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn từ bờ tới độ sâu 200m nước và từ cửa Thuận An đến vùng biển Bình Thuận.
    Mục tiêu nghiên cứu:
    Nghiên cứu áp dụng có hiệu quả phương pháp ĐCNPGC và minh giải địa chấn địa tầng trên cơ sở địa tầng phân tập nhằm xác định đặc điểm địa tầng và các đặc điểm hoạt động kiến tạo, magma trẻ của trầm tích Đệ tứ.
    Đối tượng nghiên cứu:
    Môi trường trầm tích và các hoạt động kiến tạo trẻ trong trầm tích Đệ tứ thềm lục địa miền Trung.
    Nội dung và phạm vi nghiên cứu:
    -Nghiên cứu áp dụng có hiệu quả phương pháp ĐCNPGC đến độ sâu 200m nước.
    -Nghiên cứu phương pháp minh giải địa chấn địa tầng trên cơ sở địa tầng phân tập phân giải cao tương ứng với các trầm tích Đệ tứ.
    -Xác định các phân vị địa tầng và đặc điểm của chúng trong trầm tích Đệ tứ.
    -Xác định đặc điểm các hoạt động kiến tạo, magma trẻ.
    Cơ sở tài liệu:
    Các tài liệu ĐCNPGC trong các chuyến khảo sát thềm lục địa miền Trung Việt nam từ 1999 đến nay, bao gồm gần 10.000 km tuyến khảo sát, kết hợp với kết quả phân tích tuổi tuyệt đối mẫu địa chất tầng mặt trong khu vực nghiên cứu. Tham khảo các tài liệu địa chấn dầu khí, địa chất giếng khoan và các kết quả nghiên cứu địa chất khác có liên quan.
    Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
    - Ý nghĩa khoa học: Góp phần áp dụng có hiệu quả phương pháp ĐCNPGC ở vùng thềm lục địa có địa hình phức tạp tới độ sâu 200m nước. Minh giải địa chấn địa tầng trên cơ sở địa tầng phân tập phân giải cao để nghiên cứu chi tiết môi trường trầm tích và hoạt động kiến tạo, magma trẻ trong điều kiện địa chất phức tạp thềm lục địa miền Trung.
    - Ý nghĩa thực tiễn: Làm sáng tỏ môi trường trầm tích Đệ tứ và đặc điểm hoạt động kiến tạo, magma trẻ phục vụ nhiệm vụ điều tra, nghiên cứu biển, đo vẽ địa chất và phát triển kinh tế, xã hội trên khu vực thềm lục địa miền Trung.
    Những điểm mới của Luận án:
    - Xác định định lượng ranh giới các thành tạo trầm tích Pleistocen và Holocen trên thềm lục địa miền Trung theo tài liệu ĐCNPGC kết hợp với các tài liệu địa chất, tài liệu giếng khoan và địa chấn dầu khí.
    - Phân chia chi tiết các phân vị địa tầng trong trầm tích Đệ tứ theo mô hình tập tích tụ có đối sánh với các kết quả nghiên cứu khác.
    - Phân vùng trầm tích Đệ tứ trên cơ sở đặc điểm nguồn vật liệu trầm tích, sự nâng hạ của mực nước biển và hoạt động kiến tạo.
    - Xác định sự tồn tại và mức độ hoạt động của hệ thống đứt gẫy trẻ và phân vùng các khối cấu trúc kiến tạo trong trầm tích Đệ tứ
    Luận điểm bảo vệ:
    1. Kết quả áp dụng phương pháp địa chấn nông phân giải cao khu vực thềm lục địa miền Trung cho phép xác định các tập địa chấn tương ứng các tập trầm tích Đệ tứ có tuổi tương ứng là Q1 1, Q1 2a, Q1 2b, Q1 3a, Q1 3b, Q2 1-2 và Q2
    3. Theo các đặc điểm về nguồn cung cấp vật liệu, không gian tích tụ và mức độ nâng hạ kiến tạo đã phân chia được các vùng trầm tích bao gồm vùng biển Cù lao Chàm, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, Bình Định - Phú Yên, Khánh Hòa và Phan Rang.
    2. Các hoạt động kiến tạo, magma trong kỷ Đệ tứ trên thềm lục địa miền Trung có các biểu hiện đa dạng, phong phú. Các hệ thống đứt gãy trẻ có phương á kinh tuyến, ĐB-TN và TB-ĐN. Các khối cấu trúc kiến tạo nâng-sụt tương đối xen kẽ gồm khối sụt rìa Tây Nam bể Sông Hồng, đới nâng Lý Sơn, địa hào Lý Sơn, đới nâng Quy Nhơn, đới sụt rìa Tây bể Phú Khánh và đới nâng Phan Rang. Hoạt động núi lửa tập trung ở ba khu vực là Ba Làng An-Cù Lao Ré, Quy Nhơn- Sông Cầu-Tuy Hòa và Ninh Thuận-Bình Thuận
    Bố cục luận án
    Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận án được trình bày trong 4 chương, bao gồm 77 hình vẽ như sau:
    Chương I khái quát về hiện trạng khảo sát, nghiên cứu địa chất biển khu vực thềm lục địa miền Trung, nội dung các kết quả nghiên cứu, các vấn đề còn tồn tại cần giải quyết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...