Tiến Sĩ Nghiên cứu áp dụng nẹp vít tự tiêu trong điều trị gãy xương hàm dưới

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 22/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
    NĂM 2013


    Đối chiếu thuật ngữ Việt – Anh I
    Những chữ viết tắt trong luận án i
    Danh mục hình . ii
    Danh mục bảng iii
    Danh mục biểu đồ iv
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1

    Chương 1: TỔNG QUAN. . 4
    1.1. Lịch sử nghiên cứu gãy XHD và kết hợp xương vùng sọ mặt bằng nẹp vít tự tiêu 4
    1.2. Đặc điểm giải phẫu xương hàm dưới liên quan đến chấn thương 8
    1.3. Quá trình liền xương 18
    1.4. Cơ sinh học của xương hàm dưới liên quan đến điều trị phẫu thuật gãy xương hàm dưới . 21
    1.5. Phân loại gãy xương hàm dưới 25
    1.6. Triệu chứng lâm sàng và Xquang gãy xương hàm dưới 28
    1.7. Các tổn thương phối hợp gãy xương hàm dưới 31
    1.8. Điều trị gãy xương hàm dưới . 32
    1.9. Chăm sóc hậu phẫu và theo dõi các biến chứng . 43

    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 47
    2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu . 48
    2.3. Phương pháp nghiên cứu . 48
    2.3.1. Thiết kế nghiên cứu . 48
    2.3.2. Mẫu nghiên cứu . 48
    2.3.3. Kỹ thuật thu thập thông tin 48
    2.3.4. Điều trị . 52
    2.4. Xử lý số liệu 60
    2.5. Biện pháp khắc phục sai số . 61
    2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 61

    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 63
    3.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu . 63
    3.1.1. Giới 63
    3.1.2. Tuổi 63
    3.1.3. Nghề nghiệp . 64
    3.1.4. Phân bố theo vùng . 65
    3.1.5. Nguyên nhân chấn thương . 65
    3.1.6. Thời gian từ khi chấn thương đến khi được phẫu thuật 66
    3.1.7. Triệu chứng lâm sàng . 67
    3.1.8. Triệu chứng Xquang 68
    3.1.9. Vị trí tổn thương . 68
    3.1.10. Số lượng đường gãy 69
    3.1.11. Tổn thương phối hợp 70
    3.2. Điều trị bằng phẫu thuật . 71
    3.2.1. Số lượng và vị trí đường mổ 71
    3.2.2. Vị trí kết hợp xương 72
    3.2.3. Số lượng nẹp được sử dụng . 73
    3.2.4. Phương pháp cố định 74
    3.2.5. Thời gian cố định . 75
    3.3. Kết quả điều trị 76
    3.3.1. Đánh giá kết quả điều trị theo thời gian 76
    A/ Kết quả điều trị khi ra viện . 76
    * Đánh giá kết quả chung khi ra viện: . 76
    * Đánh giá kết quả theo số lượng đường gãy XHD 77
    * Đánh giá kết quả theo tổn thương phối hợp . 78
    * Đánh giá kết quả theo vị trí kết hợp xương 79
    B/ Kết quả điều trị gãy XHD sau 6 tuần 81
    C/ Kết quả điều trị gãy XHD sau 3- 6 tháng . 81
    3.3.2. Đánh giá kết quả theo mục đích điều trị . 83
    A/ Đánh giá kết quả về giải phẫu . 83
    B/ Đánh giá kết quả về chức năng 83
    C/ Đánh giá kết quả về thẩm mỹ . 84
    3.3.3 Tai biến, biến chứng 85

    Chương 4: BÀN LUẬN 86
    Kết luận và Kiến nghị 114
    Kết luận . 114
    Kiến nghị 116
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC: Một số hình ảnh minh họa, mẫu bệnh án nghiên cứu, bệnh án điển hình, danh sách bệnh nhân .

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Chấn thương hàm mặt là một cấp cứu hay gặp trong cuộc sống hàng
    ngày, gia tăng đáng kể trong những năm gần đây và có xu hướng ngày càng
    nặng và phức tạp: số đường gãy, di lệch nhiều hơn, phối hợp với các tổn
    thương phần mềm, mạch máu - thần kinh, chấn thương sọ não hoặc chấn
    thương phối hợp với các bộ phận khác của cơ thể; nguyên nhân chủ yếu do tai
    nạn giao thông mà đặc biệt là tai nạn xe máy.
    Trong các chấn thương hàm mặt, chấn thương gãy xương hàm dưới
    (XHD) chiếm tỷ lệ cao nhất, là vấn đề đang được quan tâm đặc biệt ở các
    nước đang phát triển (Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Châu Phi ). Theo Balwant
    Rai và CS (2007) gãy XHD chiếm 61% các gãy xương mặt [43]. Ở Việt Nam,
    theo nghiên cứu của Trần Văn Trường và Trương Mạnh Dũng tại Viện Răng
    Hàm Mặt Hà Nội (1988 - 1998), có 2149 trường hợp chấn thương hàm mặt,
    trong đó gãy XHD là hay gặp nhất (63,66%) và chủ yếu là do tai nạn giao
    thông (82,5%) [32].
    Xương hàm dưới là xương chính tạo nên cấu trúc 1/3 dưới của khuôn
    mặt, và là xương động duy nhất của khối sọ mặt. Trên xương có răng và nhiều
    cơ bám để thực hiện chức năng ăn nhai, thể hiện cảm xúc; cấu trúc thân
    xương đặc biệt, cong vòng, có nhiều điểm yếu như vùng góc hàm, đường
    giữa, cổ lồi cầu nên rất dễ gãy. Điều trị không những phải đảm bảo chức năng
    ăn nhai mà còn phục hồi về mặt thẩm mỹ. Việc lựa chọn phương pháp cũng
    như vật liệu để phẫu thuật kết hợp xương rất quan trọng, quyết định tới kết
    quả của phẫu thuật. Những năm gần đây, có rất nhiều hệ thống nẹp vít đã
    được sử dụng kết hợp xương hàm dưới đạt được kết quả tốt, sự cố định cứng
    chắc sau khi mổ giúp quá trình liền xương nhanh, tránh những di lệch thứ
    phát, thời gian cố định hàm rút ngắn.
    Trên thế giới, nẹp vít tự tiêu (Resorbable plates and screws) xuất hiện
    đầu tiên tại Mỹ từ đầu thập kỷ 90 của Thế kỷ XX, là một giải pháp kỹ thuật
    tốt vừa kế thừa được ưu điểm của nẹp vít thông thường, đạt được độ cứng
    chắc, ổn định của 2 đầu xương gãy; vừa khắc phục được nhược điểm phải
    tháo bỏ nẹp vít, tránh cho bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật lần 2, vừa tốn
    kém kinh tế, thời gian cũng như để lại sẹo xấu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và
    tâm lý của bệnh nhân. Ngoài ra, nẹp vít tự tiêu có thể đóng vai trò tương
    đương với các tổ chức khi những liệu pháp xạ trị sau phẫu thuật được tiến
    hành; ích lợi khác là khả năng thấu quang, thuận lợi cho chẩn đoán hình ảnh
    sau phẫu thuật. Ở các bệnh nhi, vấn đề điều trị chấn thương và phẫu thuật
    chỉnh hình trở nên dễ dàng hơn vì chúng không ngăn cản sự phát triển của
    xương [8].
    Ngày nay, các hệ thống nẹp vít tự tiêu đều mang tính tương hợp sinh
    học cao, được sử dụng rộng rãi và đang có triển vọng là một trong những
    phương pháp điều trị chấn thương, đặc biệt sử dụng tốt cho trẻ em hoặc ở
    xương hàm trên. Tuy nhiên, vấn đề bất lợi lớn còn tồn tại đối với một số nước
    đang phát triển là giá thành nẹp vít tự tiêu còn cao. Ban đầu, nẹp vít tự tiêu
    chỉ sử dụng một cách giới hạn trong phẫu thuật sọ não (như trường hợp dính
    sọ sớm, thoát vị não), sau đó được sử dụng trong kết hợp xương tầng mặt giữa
    và phẫu thuật chỉnh hình răng hàm mặt. Với xương hàm dưới, người ta còn
    nghi ngờ hiệu quả của loại vật liệu này, gần đây mới có một số báo cáo ghi
    nhận sự thành công khi sử dụng hệ thống nẹp vít tự tiêu trong phẫu thuật
    xương hàm dưới.

    Ở Việt Nam, nẹp vít tự tiêu mới được đưa vào sử dụng những năm gần
    đây, tuy nhiên việc sử dụng mới chỉ mang tính chất thử nghiệm và hiện các
    nghiên cứu về áp dụng phương pháp này còn chưa nhiều. Vì vậy, để nghiên
    cứu và áp dụng kỹ thuật kết hợp xương hàm dưới bằng nẹp vít tự tiêu, chúng
    tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu áp dụng nẹp vít tự tiêu trong
    điều trị gãy xương hàm dưới”
    nhằm hai mục tiêu sau:
    1. Nhận xét các hình thái lâm sàng của gãy xương hàm dưới.
    2. Đánh giá kết quả của kỹ thuật áp dụng nẹp vít tự tiêu trong kết
    hợp xương hàm dưới, so sánh với dùng nẹp vít Titanium.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...