Luận Văn Nghiên cứu áp dụng một số biện pháp sản xuất sạch hơn nhằm giảm thiểu và tái sử dụng hiệu quả nguồn

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Dệt May là một ngành có truyền thống lâu đời ở nước ta, hiện đang phát triển trở thành một ngành xuất khẩu chủ lực, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế, tạo nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập vững chắc nên kinh tế khu vực và thế giới đang là mục tiêu chiến lược tăng tốc ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2020. Muốn vậy cần phải có kế hoạch phát triển toàn diện và bền vững.
    Mặc dù còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng ngành Dệt May Việt Nam đã từng bước tạo được vị thế vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước, vươn lên đứng thứ 9 trong các nước xuất khẩu hàng Dệt May trên thế giới, ngành hiện nay đang sử dụng khoảng 5% lao động toàn quốc (hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp), tạo ra gần 10% GDP, kim ngạch xuất khẩu luôn đứng thứ hai (sau xuất khẩu dầu thô) và đóng góp hơn 16% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
    Bên cạnh những nhân tố tích cực mà ngành Dệt May mang lại, vấn đề ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất của ngành Dệt May cũng rất đáng báo động, đặc biệt là nước thải từ các quá trình nhuộm. Bên cạnh đó lượng chất thải rắn cũng không phải là ít, trong đó có một lượng lớn chất thải rắn gồm chủ yếu là sợi, vụn bông, vải vụn có khả năng tái sử dụng và tái chế rất cao. Ngoài ra công nghiệp Dệt May cũng thải ra một lượng lớn các chất thải nguy hại như chai lọ, thùng đựng hóa chất, hóa chất và thuốc nhuộm kém phẩm chất, các bóng đèn neon hỏng . Các loại chất thải nguy hại này rất khó xử lý, nếu đem chôn lấp sẽ gây ô nhiễm môi trường đất.
    Thực tế chưa có một chương trình nào khảo sát và đánh giá lượng chất thải rắn trong ngành Dệt May, chính vì vậy em đã chọn đề tài “Nghiên cứu áp dụng một số biện pháp sản xuất sạch hơn nhằm giảm thiểu và tái sử dụng hiệu quả nguồn chất thải rắn của các cơ sở Dệt May” làm đề tài tốt nghiệp.
    Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:


    Khảo sát hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn tại một số cơ sở Dệt May điển hình ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
    Áp dụng sản xuất sạch hơn vào quy trình kéo sợi và quá trình May cho Công ty Dệt May Hà Nội Hanosimex, Viện Dệt May, Công ty TNHH cổ phần May Minh Anh., nhằm giảm thiểu và tái sử dụng hiệu quả nguồn chất thải rắn của Quy trình kéo sợi và Quy trình May.
    MỤC LỤCLỜI CẢM ƠN . 2MỤC LỤC . 3DANH MỤC CÁC BẢNG . 6DANH MỤC CÁC HÌNH 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . 9MỞ ĐẦU 10Chương I: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ DỆT MAY 11I.1. Năng lực sản xuất ngành Dệt May Việt Nam . 11I.2. Phân loại các doanh nghiệp Dệt May 13a) Phân loại theo vị trí địa lý . 13b) Phân loại theo nguồn sở hữu 13c) Phân loại theo nhóm sản phẩm . 14d) Phân loại theo vốn điều lệ của các doanh nghiệp Dệt May . 14I.3. Thị trường tiêu thụ . 14a) Thị trường trong nước 14b) Thị trường xuất khẩu . 15I.4. Thực trạng nguyên phụ liệu cho ngành và tiềm năng phát triển . 15I.5. Tốc độ tăng trưởng, hiệu quả tăng trưởng . 17a) Về tốc độ tăng trường Dệt May 17b) Về hiệu quả đầu tư . 17I.6. Thực trạng về trình độ kỹ thuật của thiết bị, trình độ công nghệ và chất lượng sản phẩm 18I.7. Chiến lược phát triển của ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015 – tầm nhìn 2020 22Chương II: HIỆN TRẠNG PHÂN LOẠI, THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ DỆT MAY . 24
    II.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn ngành Dệt May 24
    II.1.1. Quy trình kéo sợi . 24
    II.1.1.1. Quy trình công nghệ kéo sợi . 24
    II.1.1.2. Chất thải rắn từ công đoạn kéo sợi 26
    II.1.2. Quy trình Dệt vải . 30
    II.1.2.1. Quy trình công nghệ 30
    II.1.2.2. Chất thải rắn từ quá trình Dệt . 31
    II.1.3. Nhuộm và xử lý hoàn tất 31
    II.1.3.1. Quy trình công nghệ 31
    II.1.3.2. Chất thải rắn 33
    II.1.4. Quy trình May 33
    II.1.4.1. Quy trình công nghệ May . 33
    II.1.4.2. Chất thải rắn phát sinh từ quá trình May 35
    II.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại các cơ sở Dệt - May . 38
    II.3. Hiện trạng phân loại, thu gom chất thải rắn 43
    II.4. Hiện trạng xử lý chất thải rắn . 47
    II.5. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại các cơ sở Dệt May 47
    II.6. Sự phân hủy chất thải rắn ngành ngành Dệt May và mức độ ảnh hưởng tới môi trường 48
    Chương III: ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN NHẰM TẬN THU, TÁI SỬ DỤNG VÀ GIẢM THIỂU CHẤT THẢI RẮN CỦA QUY TRÌNH KÉO SỢI VÀ QUY TRÌNH MAY 50
    III.1. Khái niệm sản xuất sạch hơn . 50
    III.2. Các lợi ích của sản xuất sạch hơn đối với các cơ sở Dệt May 52
    III.3. Phân tích nguyên nhân gây phế thải của quá trình kéo sợi và đề xuất các cơ hội giảm thiểu 53
    III.3.1. Phân tích nguyên nhân gây ra phế thải và các cơ hội giảm thiểu . 53
    III.3.2 Các biện pháp giảm thiểu bông, sợi phế từ quá trình kéo sợi . 57
    III.3. Phân tích nguyên nhân gây phế thải của quá trình May và đề xuất các cơ hội giảm thiểu 62
    III.3.1. Phân tích nguyên nhân gây ra phế thải và các cơ hội giảm thiểu . 62
    III.3.2 Các biện pháp giảm thiểu vải phế từ quá trình May 70
    KẾT LUẬN . 76
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 77
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...