Tiến Sĩ Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật trích tinh trùng hỗ trợ điều trị vô sinh ở bệnh nhân vô tinh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 6/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA II
    NĂM 2010


    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆ
    U . 3
    1.1. Giải phẫu và sinh lý cơ quan sinh sản nam giới . 3
    1.2. Quá trình trưởng thành của tinh trùng ở mào tinh . 10
    1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành tinh trùng 11
    1.4. Nội tiết sinh sản nam . 16
    1.5. Phương pháp điều trị vô sinh . 20
    1.6. Các phương pháp kỹ thuật trích tinh trùng . 24
    1.7. Các nghiên cứu trong và ngoài nước . 26

    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 28
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
    2.3. Kỹ thuật trích tinh trùng 39

    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
    3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 43
    3.2. Tiền sử và tình trạng gia đình của đối tượng nghiên cứu 46
    3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng . 50
    3.3. Kết quả trích tinh trùng 54
    3.4.Tương quan giữa nội tiết tố với các thông số 61
    Chương 4. BÀN LUẬN . 65
    4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 65
    4.2. Tiền sử của đối tượng nghiên cứu . 69
    4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng . 74
    4.3. Kết quả trích tinh trùng 79
    KẾT LUẬN . 87
    KIẾN NGHỊ 88

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Vô tinh (không có tinh trùng - azoospermia) là trường hợp không thấy tinh trùng trong tinh dịch. Theo một số báo cáo trên thế giới, tỉ lệ vô tinh ở nam giới khoảng 1% [6], [11], [19], [20], [49]. Vô tinh là một trong những nguyên nhân gây vô sinh do nam giới 20% [15], [21].
    Chẩn đoán vô tinh không khó, nhưng xác định nguyên nhân của tình trạng này vẫn còn những khó khăn. Tuy nhiên vấn đề chính là sau khi chẩn đoán vô tinh cần có những can thiệp để hỗ trợ cho việc điều trị vô sinh [2], [83], [84, [85].
    Lịch sử của phương pháp điều trị vô sinh hiện đại cũng chỉ mới bắt đầu trong nửa thế kỷ XX. Tuỳ vào nguyên nhân vô sinh, các phương pháp khác nhau được sẽ được áp dụng như kích thích buồng trứng [12], vi phẫu vòi trứng , ống dẫn tinh, rửa lọc tinh trùng phẫu thuật nối ống dẫn tinh [15], [28], [29]. Một trong những kỹ thuật được sử dụng phổ biến hiện nay là tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI: Intra-Cytoplasmic Sperm Injection ), đặc biệt tinh trùng được lấy từ mào tinh và tinh hoàn ở bệnh nhân vô tinh [11], [52], [71], [72], [73]. Thành công đầu tiên của Palermo (1992) trong việc thụ tinh bằng cách tiêm tinh trùng vào bào tương (ICSI) đã mở ra một kỹ nguyên mới trong điều trị những trường hợp vô tinh do tắc nghẽn [83], [85].
    Có nhiều kỹ thuật khác nhau được áp dụng để chẩn đoán cũng như lấy tinh trùng trong những trường hợp được cho là vô tinh do tắc nghẽn như: Lấy tinh trùng từ mào tinh bằng xuyên kim qua da (PESA), trích tinh trùng từ mào tinh bằng vi phẫu thuật (MESA), lấy tinh trùng từ tinh hoàn bằng chọc hút (TESA), lấy tinh trùng từ tinh hoàn bằng phẫu thuật xẻ tinh hoàn (TESE) [27], [28], [40], [41], [42]. Đã có nhiều báo cáo nghiên cứu khác nhau về các phương pháp trích tinh trùng để chẩn đoán và hỗ trợ sinh sản trên thế giới như Marcelli F (Pháp) nghiên cứu 142 trường hợp vô tinh có tiền sử tinh hoàn ẩn [69], Houwen J( Hà Lan) ,cũng đã có nghiên cứu so sánh giữa TESA và TESE ở bệnh nhân vô tinh cần hỗ trợ sinh sản bằng ICSI [54], Kanto S (Nhật) nghiên cứu hoạt hoá tế bào mầm tinh thành tinh trùng với phương pháp TESE [58], và một số tác giả khác cũng đã áp dụng các kỹ thuật này trong chẩn đoán và hỗ trợ điều trị vô sinh [34], [37], [68], [ 71], [90].
    Báo cáo kết quả thực hiện kỹ thuật MESA ISCI cho 44 cặp vợ chồng tại Khoa Hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ cho kết quả 19 cặp có thai lâm sàng, đạt tỷ lệ 43,1% [9]. Nguyễn Đình Tảo và cs, Học viện quân y đã nuôi cấy thành công tế bào mầm từ những tế bào sinh tinh, thành tinh trùng trưởng thành phục vụ hỗ trợ điều trị vô sinh [22].
    Gần đây Khoa Ngoại Tiết niệu và Đơn vị Vô sinh hiếm muộn thuộc Khoa Phụ sản Bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện phương pháp trích tinh trùng để chẩn đoán và hỗ trợ điều trị vô sinh cho bệnh nhân vô tinh [2], [8]. Cho đến nay ở trong nước đã có một số cơ sở khác áp dụng chẩn đoán hỗ trợ điều trị vô sinh [9], [15], [16]. Tuy nhiên đây vẫn còn là một lĩnh vực còn mới, đòi hỏi kỹ thuật cao không phải mọi cơ sở y tế đều thực hiện được. Những kinh nghiệm thu được cũng khác nhau [2], [8], [22], [28], [29]. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật trích tinh trùng hỗ trợ điều trị vô sinh ở bệnh nhân vô tinh”.
    Với các mục tiêu sau:
    1 Khảo sát lâm sàng, cận lâm sàng bệnh vô sinh do vô tinh
    2 Đánh giá kết quả trích tinh trùng hỗ trợ điều trị vô sinh.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    TIẾNG VIỆT
    1. Bạch Cẩm An, Lê Viết Hùng (2008), "Báo cáo tổng kết thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Trung ương Huế", Kỷ yếu Hội nghị Phụ sản Miền trung mở rộng lần II, Đà Nẵng, Tập 07, số 2, tr. 36-39.
    2. Trương Văn Cẩn, Lê Đình Khánh (2009), "Bước đầu áp dụng trích tinh trùng từ mào tinh và tinh hoàn ở bệnh vô tinh tại bệnh viện trung ương Huế", Hội nghị khoa học trẻ Đại học Y Dược Huế, Lần thứ 15, tr.10-15
    3. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (2008), "Cơ quan sinh dục nam", Bài giảng Giải phẫu học, NXB Y học Tp Hồ Chí Minh, tr. 242-252.
    4. Phạm Thị Minh Đức (2007), "Sinh lý sinh dục và sinh sản nam", Sinh lý học, NXB Y học Hà Nội, tr. 473-494.
    5. Ngô Gia Hy (2000), "Hiếm muộn và vô sinh nam", Bách khoa thư bệnh học, NXB Tự điển bách khoa, Tập. 2, tr. 258-262
    6. Nguyễn Thế Khánh (2005), Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, NXB Y học Hà Nội, tr. 824-825.
    7. Phạm Chí Kông, Cao Ngọc Thành (2008), "Sự phát triển của phôi người trong ống nghiệm", Kỷ yếu Hội nghị Phụ sản Miền trung mở rộng lần II, Đà Nẵng, Tập 07, số 2, tr. 92-99.
    8. Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trung ương Huế (2008), "Bước đầu đánh giá kết quả chẩn đoán vô tinh ở nam tại Bệnh viện Trung ương Huế", Kỷ yếu Hội nghị Phụ sản Miền trung mở rộng lần II, Đà Nẵng, Tập 07, số 2, tr. 40-45.
    9. Vương Thi Ngọc Lan, Hồ Mạnh Tường (2003), "Điều trị vô sinh nam không có tinh trùng bằng kỹ thuật hút tinh trùng từ mào tinh và tiêm tinh trùng vào bào tương noãn", Tạp chí Y Học Tp. Hồ Chí Minh, tập 7, phụ bản Số 1, tr. 52-59.
    10. Pham Văn Lình, Đinh Thanh Huề (2008), Phương pháp nghiên cứu khoa học sức khỏe, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr.80-90, 159-181.
    11. Trần Thị Phương Mai, Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2002), Hiếm muộn vô sinh và kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, Nhà Xuất Bản Y học Hà Nội, tr. 317.
    12. Hà Thị Phương Nam (2005), Nghiên cứu kích thích phóng noãn bằng chất ức chế men hóa( Aromatase inhibitorr) trong điều trị vô sinh do rối loạn phóng noãn, Luận án chuyên khoa cấp II trường Đại học Y Dược Huế.
    13. Đặng Thị Ngọc (2004), Đánh giá kết quả điều trị vô sinh bằng phương pháp bơm tinh trùng đã lọc rửa vào buồng tử cung tại khoa phụ sản bệnh viện trung ương Huế, Luận văn thạc sĩ y học trường Đại học Y Dược Huế,
    14. Nguyễn Thành Như (2008), "Vô tinh bế tắc do lao: chẩn đoán và xử trí hiếm muộn", Y học Tp. Hồ Chí Minh, Tập 12, Phụ bản Số 1, tr. 1-3
    15. Nguyễn Thành Như (2008), Áp dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị hiếm muộn nam do bế tắc, Y học Tp. Hồ Chí Minh, tập 12, tr. 11-15.
    16. Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2004), Lịch sử phát triển của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trên thế giới và tại Việt nam, http://www.ivftudu.com.vn.
    17. Thái Hồng Quang (2008), "Bệnh của tuyến sinh dục nam", Bệnh Nội tiết, NXB Y học Hà Nội, tr. 473-480.
    18. Nguyễn Phước Bảo Quân (2010), Siêu âm bụng tổng quát, Nhà xuất bản Thuận Hóa Huế, tr. 712-720.
    19. Đỗ Trung Quân (2004), "Một số bệnh lý sinh dục thường gặp", Bệnh nội tiết chuyển hóa thường gặp, NXB Y học Hà Nội, tr. 103-128.
    20. Nguyễn Xuân Quý (2003), "Khám vô sinh nam", Tạp chí Thông tin Y dược, số 9: 13-17.
    21. Lê Minh Tâm (2004), Nghiên cứu tinh dịch đồ ở các trường hợp vô sinh đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Huế, Luận văn thạc sĩ y học trường Đại học Y Dược Huế.
    22. Nguyễn Đình Tảo, Quản Hoàng Lâm (2010), Nghiên cứu nuôi cấy, biệt hóa tế bào gốc sinh tinh từ bệnh nhân azoospermia, http://hosrem.org.vn/ ngày 11-8-2010.
    23. Cao Ngọc Thành, Michael Run H. ( 2004), "Giải phẫu và sinh lý cơ quan sinh sản", Nội tiết học sinh sản Nam học, (tác giả bản tiếng Đức), NXB Y học Hà Nội, tr. 240-247.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...