Thạc Sĩ Nghiên cứu áp dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất ­lượng và hiệu suất thu hồi cồn phục vụ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/2/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Án
    Nghiên Cứu Áp Dụng Các Giải Pháp Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Và Hiệu Suất Thu Hồi Cồn Phục Vụ Xuất Khẩu
    Mục lục


    I. Khảo sát hiện trạng các dây chuyền sản xuất cồn tại Việt Nam
    II. Khảo sát tình hình phân bố nguyên liệu cho sản xuất cồn tại Việt Nam
    III. Xây dựng các phương pháp đánh giá chất lượng cồn
    IV. Nghiên cứu quá trình lên men cồn từ nguyên liệu tinh bột và nguyên liệu rỉ đường
    V. Nghiên cứu phân loại các tạp chất có trong hỗn hợp rượu êtylíc – H2O sản xuất bằng phương pháp lên men
    VI. Xây dựng mô hình cân bằng pha lỏng hơI cho hỗn hợp nhiều cấu tử

    VII. Mô hình tháp chưng luyện hỗn hợp nhiều cấu tử - Phương pháp tính tháp chưng luyện hệ nhiều cấu tử
    VIII. Tháp cồn và tháp ổn định và nâng cao chất lượng của sản phẩm
    IX. Cân bằng vật chất và cân bằng nhiệt lượng của hệ thống tinh chế cồn
    X. Nghiên cứu chuyển quy mô trong thiết kế các tháp tinh chế cồn
    XI. Các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu suất thu hồi cồn
    XII. Xây dựng hệ thống điều khiển tự động cho dây chuyền sản xuất cồn
    XIII. Phần kết luận

    Lời nói đầu


    Sản xuất cồn theo kiểu công nghiệp ở nước ta chỉ bắt đầu từ năm 1898 do Công ty Potaine của Pháp thiết kế & xây dựng. Trước Cách mạng tháng 8, ở nước ta có các nhà máy rượu Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Bình Tây, chợ Quán và Bãi Bằng. Tất cả đều sản xuất từ nguyên liệu chưa tinh bột như: ngô, gạo và theo phương pháp Amylo với tiêu hao nguyên liệu cho 01 lít cồn 900 vào khoảng 4,18 đến 4,2 kg/lít.
    Sau giải phóng Thủ đô (1955) các thiết bị ở các nhà máy cồn phía Bắc bị hư hại nặng do chiến tranh nên Chính phủ cho tập trung lại, cải tạo thành nhà máy rượu Hà Nội với năng suất 6 triệu lít cồn/năm. Đến năm 1960 Nhà nước cho xây dựng thêm hai nhà máy sản xuất cồn từ rỉ đường là Việt trì - Phú Thọ và Sông Lam – Nghệ An, năng suất của mỗi nhà máy là 1 triệu lít/năm. Trong những năm chống Mỹ cứu nước các tỉnh và địa phương cho xây dựng thêm nhiều cơ sở sản xuất vừa và nhỏ từ nguyên liệu sắn, năng suất khoảng 1 triệu lít/năm: Nhà máy Tam Hiệp - Hà Tây, Lục Ngạn-Hà Bắc và Hưng Nhân-Thái Bình. Các nhà máy năng suất nhỏ 100.000 lít cồn/năm (0,1 triệu) có: Quảng Bình, sông Lam – Nghệ An, Bá Thước - Thanh Hoá, Khánh Cư - Ninh Bình, Thanh Ba - Phú Thọ, Hà Giang và Trường Thanh được xây dựng trên cơ sở vừa học vừa làm. Tổng năng suất của tất cả các nhà máy này khoảng 12 – 15 triệu lít cồn/năm.
    Sau ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ta tiếp quản nhà máy rượu Bình Tây-Sài Gòn, Hiệp Hoà-Long An, đồng thời cho xây dựng thêm nhà máy cồn Quảng Ngãi, Đồng Nai, Huế và Lam Sơn-Thanh Hoá. Các cơ sở này đều sản xuất cồn từ rỉ đường mía.
    Tổng năng suất của các cơ sở sản xuất cồn trong cả nước ở thời điểm 1980 –
    1985 khoảng 30 triệu lít/năm (cồn qui 100%). Đây là giai đoạn sản lượng cồn đạt cao nhất phục vụ cho mục đích xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
    Từ những năm 1986-1987 sau đổi mới cơ chế quản lý, nhiều cơ sở sản xuất cồn do không thích nghi được với tình hình mới dẫn đến làm ăn thua lỗ. Sản phẩm cồn làm ra tiêu thụ chậm do thị trường xuất khẩu bị thu hẹp còn thị trường trong nước cũng rất hạn chế dẫn đến sự phá sản của nhiều cơ sở làm ăn kém hiệu quả.
    Hiện nay, các cơ sở sản xuất cồn do Nhà nước quản lý còn rất ít, ở phía Bắc còn tồn tại các nhà máy: Nhà máy Thanh Ba-Phú Thọ, Tam Hiệp, Vạn Điểm, Lam Sơn, Sông Lam và Hà Nội. Tại các tỉnh phía Nam còn có nhà máy: Quảng Ngãi, Huế, Bình Tây, Bình Dương, Hiệp Hoà v.v.
    Trong số các nhà máy kể trên chỉ có ba cơ sở là sản xuất cồn từ nguyên liệu chứa tinh bột (Thanh Ba, Hà Nội và Bình Tây), số còn lại đều sản xuất từ rỉ đường.
    Mười năm gần đây, nhiều tư nhân góp vốn xây dựng một số cơ sở sản xuất cồn từ mật rỉ đường nhằm tiêu thụ lượng rỉ do các nhà máy đường thừa ra. Điển hình là Công ty Vạn Phát-Bình Định hàng ngày có thể sản xuất 12.000 – 13.000 lít cồn 95 - 96%V.ở phía Bắc, về phía Quốc doanh có nhà máy mía đường Hoà Bình được xây dựng và đi vào sản xuất từ cuối năm 2001. Theo thiết kế, nhà máy này có năng suất 6.000 lít cồn 96%V/ngày.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...