Thạc Sĩ Nghiên cứu áp dụng bộ câu hỏi CAT đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại kho

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐAI HỌC Y HÀ NỘI
    LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

    Chuyên ngành : NộI KHOA
    Hà nội 2011

    MỤC LỤC (Luận văn dài 85 trang)
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
    1.1. MT SỐ ĐẶC ĐIM BNH PHI TC NGHN MÃN TÍNH
    1.1.1. Sơ lược lịch sử BPTNMT
    1.1.2. Định nghĩa3
    1.1.3. Dịch tễ học BPTNMT5
    1.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ7
    1.2.1. Những yếu tố liên quan đến môi trường7
    1.2.1.1. Khói thuốc lá7
    1.2.1.2. Bụi và hoá chất nghề nghiệp9
    1.2.1.3. Ô nhiễm không khí10
    1.2.1.4. Nhiễm trùng đường hô hấp10
    1.2.1.5. Tình trạng kinh tế xã hội
    1.2.2. Các yếu tố liên quan đến cơ địa
    1.2.2.1. Yếu tố gen11
    1.2.2.2. Tăng đáp ứng đường thở12
    1.2.2.3. Sự phát triển của phổi12
    1.3. Cơ chế bệnh sinh và sinh bệnh học của BPTNMT
    1.3.1. Cơ chế bệnh sinh 13
    1.3.2. Sinh bệnh học 16
    1.3.2.1. Nghẽn tắc đường dẫn khí trong BPTNMT 16
    1.3.2.2. Sự gia tăng hoạt động của trung tâm hô hấp trong BPTNMT 17
    1.3.2.3. Các bất thường cơ hô hấp ở bệnh nhân BPTNMT 17
    1.3.2.4. Bất thường giữa thông khí và tưới máu (bất thường VA/Q) 18
    1.4. Lâm sàng, cận lâm sàng - chẩn đoán - phân loại BPTNMT 19
    1.4.1. Lâm sàng - Cận lâm sàng 19
    1.4.1.1. Lâm sàng 19
    1.4.1.2. Cận lâm sàng 22
    1.4.2. Chẩn đoán xác định 25
    1.4.3. Phân loại BPTNMT 26
    1.5. Tổng quan về các phương pháp đánh giá mức độ khó thở ở BPTNMT
    1.6. tổng quan về chất lượng cuộc sống và chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ.
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VƯ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
    2.1.Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu. 33
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 33
    2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 34
    2.2.2 Nội dung nghiên cứu 34
    2.2.2.1. Thu thập thông tin về COPD 34
    2.2.2.2. Đo lường chỉ số CLCS-SK cho bệnh nhân COPD bằng bảng điểm CAT
    2.2.3. Phương pháp nghiên cứu 36
    2.2.3.1. Khai thác các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh COPD
    2.2.3.2. Đo lường CLCS-SK cho bệnh nhân COPD dựa vào thang đo CAT
    2.2.3.3. Cách thu thập số liệu 37
    2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 37
    2.2.4 Các thuật toán sử dụng trong nghiên cứu 37
    2.2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 37
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    3.1. Đo lường các chỉ số CLCS-SK 38
    3.1.1. Phân loại đối tượng nghiên cứu theo giới 38
    3.1.2. Phân loại đối tượng nghiên cứu theo lứa tuổi 38
    3.1.3. Phân loại đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp 38
    3.1.4. Lý do khám bệnh 39
    3.1.5. Tình trạng hút thuốc lá 39
    3.1.6. Mức độ khó thở theo thang đo MRC 39
    3.1.7. Đo chức năng hô hấp 40
    3.1.8.Giai đoạn bệnh theo GOLD 2009 hỏi CAT phiên bản tiếng Việt
    3.2.1. Điểm trung bình tính theo thang điểm CAT 41
    3.2.2. Triệu chứng ho theo 5 mức độ 41
    3.2.3. Triệu chứng khạc đờm theo 5 mức độ 42
    3.2.4. Triệu chứng nặng ngực theo 5 mức độ 42
    3.2.5. Triệu chứng khó thở theo 5 mức độ 43
    3.2.6. Triệu chứng hạn chế hoạt động theo 5 mức độ 43
    3.2.7. Tự tin (yên tâm) theo 5 mức độ 44
    3.2.8. Giấc ngủ theo 5 mức độ 44
    3.2.9. Sức khoẻ theo 5 mức độ 45
    3.3. Khảo sát sư tưưng quan giưa tưng ưiưm CAT và SGRQ 45
    3.3.1 Sự tương quan giữa MRC với CLCS-SK 45
    3.3.2 Sự tương quan giữa FEV1 với CLCS-SK 46
    3.3.3.Sự tương quan giữa tổng điểm CAT và SGRQ 47

    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
    4.1. Bàn luận về đo lường chỉ số CLCS - SK ở bệnh nhân BPTNMT 49
    4.1.1. Giới tính 49
    4.1.2. Tuổi 49
    4.1.3. Nghề nghiệp 49
    4.1.4. Lý do đến khám bệnh 50
    4.1.5. Tình trạng hút thuốc lá 50
    4.1.6. Mức độ khó thở 51
    4.1.7. Kết quả chức năng thông khí phổi 51
    4.1.8. Giai đoạn BPTNMT 51
    4.1.9. Bàn luận về đo lường chỉ số CLCS-SK ở bệnh nhân BPTNMT 52 bằng bộ câu hỏi CAT
    4.1.9.1. Lý do áp dụng bộ câu hỏi CAT để đo lường CLCS-SK ở bệnh 52 nhân BPTNMT
    4.1.9.2. Kết quả đo lường chỉ số CLCS-SK bằng thang điểm CAT 54
    4.2. Bàn luận về sự tương quan giữa tổng điểm CAT và SGRQ 55
    4.2.1 Sự tương quan giữa mức độ khó thở và CLCS-SK ở bệnh nhân 55
    BPTNMT
    4.2.2 Sự tương quan giữa FEV1 và CLCS-SK ở bệnh nhân BPTNMT 56
    4.2.3 Bàn luận về sự tương quan giữa tổng điểm CAT và SGRQ 57
    KẾT LUẬN 59
    ĐỀ XUẤT 60
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 3.1. Phân loại đối tượng nghiên cứu theo lứa tuổi38
    Bảng 3.2.Tình trạng hút thuốc lá39
    Bảng 3.3. Mức độ khó thở theo thang đo MRC39
    Bảng 3. 4 Kết quả đo chức năng hô hấp40
    Bảng: 3.5 Giai đoạn bệnh theo GOLD 200940
    Bảng: 3.6.Điểm trung bình CAT41
    Bảng: 3.7. Triệu chứng ho41
    Bảng: 3.8. Triệu chứng khạc đờm42
    Bảng: 3.9. Triệu chứng nặng ngực42
    Bảng: 3.10. Triệu chứng khó thở43
    Bảng: 3.11. Hạn chế hoạt động43
    Bảng: 3.12. Tự tin44
    Bảng: 3.13. Giấc ngủ44
    Bảng: 3.14.Sức khoẻ45


    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 1: Phân loại nghề nghiệp 38
    Biểu đồ 2: Phân loại lý do khám bệnh 39
    Biểu đồ 3: Sự tương quan giữa tổng điểm CAT và MRC 46
    Biểu đồ 4: Sự tương quan giữa tổng điểm CAT và FEV1 47
    Biểu đồ 5: Sự tương quan giữa tổng điểm CAT và SGRQ 48
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là danh từ dùng để chỉ một nhóm bệnh lý đường hô hấp có đặc tính chung là sự tắc nghẽn đường thở không hồi phục hoàn toàn [22], [67] , [91], đây là một nhóm bệnh hô hấp thường gặp trên thế giới cũng như ở nước ta. Với tính chất phổ biến, tiến triển kéo dài, chi phí điều trị cao và hậu quả gây tàn phế, BPTNMT đã thực sự trở thành vấn nạn về sức khoẻ cho toàn nhân loại [27], [72], [76], [95].
    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến năm 1997 trên thế giới có khoảng 600 triệu người mắc BPTNMT và bệnh được xếp hàng thứ 4 trong các nguyên nhân gây tử vong. Dự đoán trong thập kỷ này số người mắc bệnh sẽ tăng lên gấp 3 - 4 lần và đến năm 2020 bệnh sẽ đứng hàng thứ 5 trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Ngoài ra, đây cũng là căn bệnh gây nhiều tốn kém về chi phí y tế cũng như tổn thất về sức lao động của xã hội. Phân tích các số liệu thống kê về gánh nặng kinh tế mà BPTNMT ở một số nước và khu vực cho thấy chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến bệnh là rất lớn [23], [35], [41], [76].
    Nhiều quan sát cho thấy rằng ở những nơi nào đối tượng hút thuốc lá nhiều, môi trường không khí bị ô nhiễm nặng, yếu tố phơi nhiễm nghề nghiệp cao làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của các bệnh đường hô hấp mà trong nhóm này BPTNMT đóng một vai trò lớn [41], [43], [48], [59], [63].
    Ở Việt Nam, theo Nguyễn Đình Hường (1994), VPQMT là bệnh hay gặp nhất trong số các bệnh phổi mạn tính ở người lớn, với tỷ lệ mắc từ 4-5% [5]. Theo Nguyễn Quỳnh Loan (2002), tỷ lệ mắc BPTNMT trong cộng đồng dân cư phường Khương Mai quận Thanh Xuân Hà Nội là 1,53% [11]. Còn ở lĩnh vực
    điều trị, chỉ tính riêng tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, trong số 3606 bện nhân vào điều trị tại khoa từ 1996 - 2000 tỷ lệ bệnh nhân chẩn đoán lúc ra viện là BPTNMT chiếm 25,1%, đứng hàng đầu trong các bệnh lý về phổi và có 15,7% trong số này được chẩn đoán là tâm phế mạn [1]. Ho khạc nhiều đờm mạn tính do tăng tiết dịch phế quản, ứ đọng chất tiết tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn và chính yếu tố nhiễm khuẩn làm cho bệnh COPD ngày càng trầm trọng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khiến bệnh nhân COPD phải nhập viện điều trị. Trong giai đoạn bùng phát của bệnh, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị sụt giảm nghiêm trọng, khi bệnh ổn định, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân COPD tuy có cải thiện hơn nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng ho, khạc đờm nhiều, khó thở mạn tính và hạn chế hoạt động thể lực.
    Trên thế giới trong hai thập niên trở lại đây, nhiều tác giả Anh, Pháp và Hoa Kỳ đã xây dựng một số bộ câu hỏi để đo lường CLCS-SK ở những bệnh nhân BPTNMT nhưng còn phức tạp, chưa phổ biến ít áp dụng trên thực tế. Do vậy các thang đo này thường chỉ được sử dụng trong nghiên cứu, chưa được áp dụng nhiều trên thực hành lâm sàng [6], [10], [13].
    Năm 2009, P.W.Jone và cộng sự đã nghiên cứu, áp dụng bộ câu hỏi CAT để Mđánh giá CLCS - SK ở bệnh nhân BPTNMT thấy có hiệu quả tốt [51], [52]. Đây là bộ câu hỏi ngắn gọn, đơn giản, dễ áp dụng trên thực hành lâm sàng. Tại Việt Nam, bộ câu hỏi CAT đã được dịch sang tiếng Việt và được sự chấp thuận của tác giả.
    Để kiểm định tính hợp lệ rõ ràng có cơ sở của CAT - phiên bản tiếng Việt trên bệnh nhân COPD, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với các mục tiêu sau:
    I. Mục tiêu chính
    1. áp dụng bộ câu hỏi CAT đo lường chỉ số CLCS-SK ở bệnh nhân BPTNMT điều trị tại khoa Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai.
    2. Khảo sát sự tương quan của CAT và SGRQ.
    II. Mục tiêu Phụ
    1. Khảo sát sự tương quan của CAT với giá trị FEV1.
    2. Khảo sát sự tương quan của CAT với thang điểm khó thở MRC.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...