Luận Văn Nghiên cứu áp dụng 5S tạo môi truờng làm việc hiệu quả tại các phòng ban chức năng của công ty cổ ph

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    84 trang

    MỤC LỤC

    Trang

    LỜI NÓI ĐẦU 1

    CHƯƠNG I 2

    GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI 2

    1.1 Những thông tin chung 2

    1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty 4

    1.3 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 5

    II. CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 6

    2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý 6

    2.2 Sản phẩm du lịch 14

    2.3 Thị trường du lịch 15

    2.4 Đặc điểm lao động và quản lý 17

    2.5 Đặc điểm về cơ sở vật chất 20

    2.6 Đặc điểm tài chính 21

    CHƯƠNG II 23

    THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT VÀ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CỦA CÔNG TY VÀ SỰ CẦN THIẾT ÁP DỤNG 5S 23

    I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 23

    1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh những năm gần đây 23

    1.2 Thực trạng các hoạt động quản lý khác 24

    1.2.1 Hoạt động Marketing 24

    1.2.2 Hoạt động đầu tư 25

    1.2.3 Kết quả nâng cao đời sống cho người lao động: 25

    1.2.4 Hoạt động quản lý chất lượng 26

    II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TẠI CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TY 26

    2.1 Nguồn dữ liệu đánh giá môi trường làm việc của công ty 26

    2.2 Phương pháp thu thập thông tin từ nguồn dữ liệu sơ cấp 27

    2.3 Phương pháp thu thập thông tin từ nguồn dữ liệu thứ cấp 30

    2.4 Thực trạng môi trường làm việc công ty 30

    2.4.1 Thực trạng về việc quản lý môi trường làm việc của công ty 30

    2.4.2 Thực trạng về bố trí mặt bằng các phòng ban chức năng 30

    2.4.3 Thực trạng về cách thức sắp xếp vật dụng và quản lý vật dụng 31

    2.4.4 Thực trạng về công tác vệ sinh 35

    2.4.5 Thực trạng về thái độ làm việc và hiệu quả làm việc của các thành viên 37

    2.5 Đánh giá chung về môi trường làm việc của các phòng ban chức năng 38

    2.5.1 Những mặt tích cực 38

    2.5.2 Những mặt còn tồn tại 38

    III. GIỚI THIỆU 5S 39

    3.1 Khái niệm 5S 39

    3.3 Lịch sử phát triển của 5S 42

    3.4 5S thông thường và 5S thực tiễn 43

    3.5 Mối quan hệ nội bộ giữa 5S 43

    3.6 Mục tiêu chung của 5S 44

    3.7 Các vấn đề có thể áp dụng 5S để khắc phục 46

    IV. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ÁP DỤNG 5S ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ LÀM VIỆC TẠI CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG CÔNG TY 46

    4.1 Những thuận lợi khi thực hiện 5S nói chung: 46

    4.2 Các vấn đề mà các công ty thường gặp phải mà 5S có thể khắc phục: 47

    4.3 Những lợi ích chung của việc thực hiện 5S: 47

    4.4 Xuất phát từ thực tế môi trường làm việc của các phòng ban chức năng công ty 49

    CHƯƠNG III 50

    ÁP DỤNG 5S TẠO MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC HIỆU QUẢ CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG TẠI CÔNG TY 50

    I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU CỤ THỂ CỦA 5S 50

    1.1 Phạm vi thực hiện 5S 50

    1.2 Đối tượng chủ yếu thực hiện 5S 50

    1.3 Mục tiêu thực hiện 5S: 51

    II. THUẬN LỢI KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY KHI THỰC HIỆN 5S 53

    2.1 Những thuận lợi 53

    2.2 Những khó khăn 53

    III. CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 5S 54

    3.1 Giai đoạn chuẩn bị 54

    3.2 Các bước triển khai thực hiện 5S 54

    3.2.1 B1. Thông báo của lãnh đạo về việc cam kết thực hiện phong trào 5S. 54

    3.2.2 B2. Thành lập bộ phận phụ trách phong trào 5S 55

    3.2.3 B3. Lên kế hoạch thực hiện phong trào 5S 55

    3.2.4 B4. Thực hiện đào tạo việc quy định trong tổ chức 55

    3.2.5 B5. Tiến hành tổng vệ sinh của toàn tổ chức 56

    3.2.5.1 Giai đoạn 1: Bắt đầu bằng Seiri 56

    3.2.5.2 Giai đoạn 2: Thực hiện Seiri, Seiton, Seiso hàng ngày tạo thói quen trong công việc 63

    3.2.6 B6. Kiểm tra, đánh giá, theo dõi thường xuyên phong trào 5S. 67

    3.2.7 B7. Đưa ra các hoạt động cải tiến phong trào 5S 69

    IV. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG 5S 69

    KẾT LUẬN 71

    PHỤ LỤC 72

    DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79




    LỜI NÓI ĐẦU


    5S là công cụ quản lý chất lượng du nhập từ Nhật Bản nhưng nó rất phù hợp với điều kiện và môi trường ở Việt Nam. Những năm vừa qua rất nhiều tổ chức đã thực hiện 5S một cách hiệu quả đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, nơi mà công nhân thường xuyên làm việc với nhiều máy móc thiết bị và cần có một sự đảm bảo về an toàn lao động. Ngoài ra 5S còn được áp dụng hoàn thiện hệ thống quản lý đối với các tổ chức đã từng được công nhận áp dụng hệ thống quản lý ISO 9001, ISO14000, KAIZEN 5S là điều kiện cơ bản và quan trọng đẻ thực hiện KAIZEN một cách hiệu quả nhất.

    5S với những nguyên lý không quá phức tạp, phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp nên rất thuận tiện khi thực hiện áp dụng. Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội em đã nhận thấy điều kiện của công ty hoàn toàn có thể thực hiện chương trình 5S một cách có hiệu quả. Thực hiện 5S tại công ty là một cách nhìn khác trong cách thức quản lý. Công ty chưa áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng, cũng như công cụ quản lý chất lượng nào nên giới thiệu làm quen với 5S sẽ là cơ sở lý luận để có thể trong tương lai công ty tiến tới áp dụng một hệ thống quản lý như ISO 9001 chẳng hạn. Chính vì lý do như trên mà em đã chọn đề tài bài luận văn của mình là : Nghiên cứu áp dụng 5S tạo môi truờng làm việc hiệu quả tại các phòng ban chức năng của công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội.

    Trong khuôn khổ của bài luận văn em xin đưa ra một số thông tin cơ bản về thực trạng công ty, về nội dung cũng như cách thức, quá trình thực hiện kiểm soát, cải tiến chương trình 5S khi áp dụng vào các phòng ban chức năng.

    Bố cục của luận văn bao gồm ba chương chính:

    Chương 1 : Giới thiệu về công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội

    Chương 2 : Thực trạng quản lý các yếu tố sản xuất và môi trường làm việc của công ty và sự cần thiết áp dụng 5S

    Chương 3 : Áp dụng 5S tạo môi trường làm việc hiệu quả các phòng ban chức năng tại công ty.

    Trong quá trình tìm hiểu thông tin không tránh khỏi những sai sót rất mong sự góp ý, chỉ bảo của thầy hướng dẫn cũng như các cô, chú trong công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội.



    CHƯƠNG I

    GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI

    ***

    I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY

    1.1 Những thông tin chung

    Tên công ty

    Tên tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI

    Tên tiếng anh: HANOI RAILWAY SERVICE JOINT STOCK COMPANY

    Tên viết tắt: HARATOUR

    Trụ sở của công ty

    Địa chỉ Số 142 Lê Duẩn, Phường Khâm Thiên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội.

    Số điện thoại: +84 4 8510065, 8510576

    Fax: +84 4 5182933, 5182095

    Webside: http:// www.haratour.com

    Mail: <a class="__cf_email__" href="http://www.cloudflare.com/email-protection" data-cfemail="9af2e8eee9b4f9f5dafceaeeb4ecf4">[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();
    và <a class="__cf_email__" href="http://www.cloudflare.com/email-protection" data-cfemail="3256475e5b515a56415a5c725442461c445c">[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();


    Loại hình doanh nghiệp:

    Công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá theo quyết định số 3744/QĐ-BGTVT ngày 07/12/2004 của bộ giao thông vận tải về việc chuyển công ty dịch vụ du lịch đường sắt thành công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường Sắt Hà Nội.

    Lĩnh vực hoạt động:

    Lĩnh vực hoạt động của công ty bao gồm các lĩnh vực kinh doanh du lịch và các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch.

    Trong đó:

    Kinh doanh du lịch bao gồm:

    Kinh doanh lữ hành nội địa

    Kinh doanh lữ hành quốc tế

    kinh doanh dịch vụ du lịch bao gồm:

    Kinh doanh dịch vụ Khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ khác

    Sản xuất nhãn và bao bì

    Mua bán chất bôi trơn làm sạch động cơ

    Mua bán nhiên liệu khác dùng trong động cơ

    Hoạt động hỗ trợ vận tải hàng hoá và khách sạn

    Sản xuất nước uống

    Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê

    Hoạt động thể thao và giải trí khác.

    Phạm vi kinh doanh và hoạt động của công ty:

    Công ty được quyền hoạt động kinh doanh theo quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, phù hợp với các quy định của pháp luật, điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, thực hiện các biện pháp thích hợp để đạt được các mục tiêu của công ty.

    Mục tiêu hoạt động của công ty:

    Mục tiêu hoạt động của công ty là không ngừng phát triển trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, thực hiện tối đa hoá lợi nhuận để nâng cao lợi tức cho cổ đông, đồng thời nâng cao thu nhập cho người lao động và cải thiện điều kiện lao động.



    1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty

    Chức năng:

    Quản lý điều hành doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể như sau:

    Chức năng về kỹ thuật: tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ thật hoàn hảo của doanh nghiệp nhằm đưa ra thị trường để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

    Chức năng thương mại: thể hiện thật tốt các hoạt động mua và bán các sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ.

    Chức năng tài chính: quản lý huy động sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả trong hoạt động của công ty.

    Chức năng quản trị: Chức năng này là phải dự báo điều phối, kiểm soát, chỉ huy để tạo điều kiện cho các hoạt động của công ty, phối hợp ăn khớp không chệch mục tiêu dự định.

    Nhiệm vụ:

    Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch, khách sạn, thương mại.

    Tổ chức tốt du lịch lữ hành và dịch vụ du lịch cho khách trong nước, quốc tế.

    Kinh doanh thương mại tổng hợp: Bán buôn, bán lẻ, các mặt hàng giải khát, thực phẩm công nghệ, sản xuất bia, nước ngọt đảm bảo an toàn vệ sinh cho người tiêu dùng.

    Cùng đặc điểm chung của ngành dịch vụ, công ty còn có đặc điểm riêng của đơn vị chủ quản là Tổng công ty đường sắt Việt Nam (TCTĐSVN) đó là nhiệm vụ được phân bổ theo nhu cầu phát triển của ngành đường sắt,vì vậy trong ngành du lịch đường sắt ở đâu có dịch vụ thì ở đó có Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Đường sắt Hà Nội.

    Mặt khác, nhiệm vụ của công ty còn đặc biệt chú trọng đến chất lượng phục vụ uy tín trên thị trường, vì vậy công ty đã không ngừng đầu tư sửa chữa, mua sắm trang thiết bị để phục vụ khách hàng, đây là những kết quả ban đầu đáng khích lệ, xu hướng phát triển mới cho Công ty.

    1.3 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

    Công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội tiền thân là công ty phục vụ đường sắt được hợp nhất bởi công ty ăn uống đường sắt và trạm bán hàng trên tàu Tại quyết định số 3271/ QĐ - TC, ngày 9 tháng 12 năm 1970 của Bộ trưởng bộ giao thông vận tải KT: Thứ trưởng Hồng Xích Tâm.

    Trụ sở 104C đường Lê Duẫn, Hà Nội.

    Năm 1975 đất nước thống nhất, đường sắt Bắc Nam được khôi phục, tổng cục đường sắt đã chỉ đạo công ty phục vụ đường sắt tổ chức phục vụ tại các ga Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn và năm 1976 đã thành lập công ty phục vụ đường sắt II (Đà Nẵng), Công ty phục vụ đường sắt III (Sài Gòn) trên cơ sở cán bộ của công ty phục vụ đường sắt I ( Hà Nội)

    Năm 1989, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ đổi mới quản lý của nhà nước về kinh tế, đảm bảo quyền chủ động sản xuất kinh doanh và chuyển các đơn vị kinh tế cơ sở sang hoạch toán kinh doanh XHCN trong ngành đường sắt. Công ty phục vụ đường sắt Hà Nội đã đổi tên thành Công ty dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội tại quyết định số 836 ĐS/TC, ngày 13 tháng 11 năm 1989 của cục trưởng cục đường sắt: Thứ trưởng BGTVT kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục đường sắt Đoàn Văn Xê ký.

    Năm 1992, sau khi bàn giao một số đơn vị sang ga, công ty từ 21 đơn vị cơ sở còn lại 8 đơn vị.

    Căn cứ quy chế về thành lập và giải thể doanh nghệp nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 388/ HĐBT, ngày 20/11/1991 của HĐBT. Công ty Dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội được thành lập tại quyết định số 607/QĐ/TCCB - LĐ, ngày 05 tháng 04 năm 1993 của bộ trưởng BGTVT.

    Năm 2002 Căn cứ Nghị định Số 64/2002/NĐ-CP, ngày 19/06/2002 của Chính Phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.

    Tại quyết định số 3744/QĐ - BGTVT, ngày 07 tháng 12 năm 2004 Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký quyết định chuyển công ty dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội thành công ty cổ phần.

    Công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội chính thức đi vào hoạt động ngày 01 tháng 04 năm 2005 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh c
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...