Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng phương pháp bón đạm và mật độ cấy đến sinh trưởng và năng suất của giống Việt l

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 26/7/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Mở đầu
    1.1. Đặt vấn đề Lúa (Oryza Sativa) là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới: lúa mì, lúa nước và ngô. Sản phẩm lúa gạo là nguồn lương thực nuôi sống phần đông dân số trên thế giới và có vai trò quan trọng trong công nghiệp chế biến cũng như ngành chăn nuôi. Ngày nay diện tích sản lượng lúa ngày một tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của con người.
    Việt Nam là nước có truyền thống canh tác lúa nước từ lâu đời, với diện tích lúa khá lớn, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nghề trồng lúa của nước ta có nhiều thay đổi tích cực. Từ một nước thiếu đói lương thực thường xuyên đến nay sản lượng lúa gạo của chúng ta không những đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong nước mà còn dư để xuất khẩu. Vịêt Nam là một nước đông dân nhưng chỉ có hơn 4 triệu ha đất trồng lúa, bình quân đầu người khoảng 500m2 nhưng đã áp dụng công nghệ thâm canh cao, đưa năng suất lúa bình quân lên mức 42,7 tạ/ ha đứng đầu các nước Đông Nam á. Trong hơn 10 năm gần đây, Việt Nam đã xuất khẩu được gần 34 triệu tấn gạo, bình quân hơn 2,6 triệu tấn/ năm, đứng thứ hai trên thế giới (Quách Ngọc Ân, [2, tr 293-316]).
    Trong những năm qua, nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được ứng dụng trong sản xuất lúa ở nước ta, trong đó nổi bật nhất là công tác chọn tạo giống. Đã có nhiều giống lúa mới ra đời phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Xu hướng của các nhà tạo giống là tạo ra các giống lúa có năng suất cao, thích ứng rộng, đủ tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu. Đặc biệt, thành công trong việc ứng dụng ưu thế lai ở lúa là một đột phá lớn trong công tác chọn tạo giống lúa, lúa lai tạo ra một phương pháp có hiệu quả để tăng năng suất lúa.
    Việt lai 24 là giống lúa lai hai dòng do bộ môn Di truyền - Giống trường Đại học Nông nghiệp I tạo ra, đây là giống lúa đã được đưa ra khu vực hóa năm 2004 và đang mở rộng diện tích tại các tỉnh phía Bắc. (Hà Nam, Hà Nội ). Việt lai 24 có thời gian sinh trưởng ngắn, cho năng suất cao, chống chịu khoẻ, thích hợp cả trong điều kiện vụ xuân và vụ mùa ở miền Bắc Việt Nam.
    Mặc dù Việt lai 24 đang được mở rộng diện tích nhưng một số biện pháp kỹ thuật thâm canh để giống mới phát huy hết tiềm năng năng suất cần được tiếp tục nghiên cứu. Ngoài ra các biện pháp kỹ thuật như bố trí thời vụ, tuổi mạ, kỹ thuật làm đất, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh thì xác định mật độ cấy và phương pháp bón phân là một biện pháp kỹ thuật quan trọng. Việc bố trí mật độ cấy và phương pháp bón phân hợp lý nhằm tạo một mật độ quần thể thích hợp, từ đó nâng cao được hiệu suất quang hợp và làm tăng số bông trên đơn vị diện tích. Thực tế hiện nay người nông dân vẫn áp dụng kỹ thuật cấy lúa lai như lúa thuần. Khác với lúa thuần, do có hiệu ứng ưu thế lai nên lúa lai sinh trưởng khoẻ, bộ rễ phát triển mạnh, hấp thụ dinh dưỡng cao, đẻ nhánh sớm, khoẻ và nhanh. Vì vậy, xác định mật độ cấy và phương pháp bón phân Đạm cho lúa lai cần được nghiên cứu và áp dụng để làm tăng năng suất và hiệu qủa kinh tế.
    Xuất phát từ những thực tế trên và để góp phần xác định được mật độ cấy và phương pháp bón phân Đạm hợp lý cho giống lúa Việt lai 24 tại Hà Nam , chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài:
    "Nghiên cứu ảnh hưởng phương pháp bón đạm và mật độ cấy đến sinh trưởng và năng suất của giống Việt lai 24 tại Hà Nam".
    1.2. Mục tiêu nghiên cứuTìm ra phương pháp bón đạm và mật độ cấy thích hợp cho giống lúa Việt lai 24 tại Hà Nam.
    - Tìm hiểu phản ứng của giống lúa Việt lai 24 với mức đạm khác nhau, ảnh hưởng của phương pháp bón đạm và mật độ cấy đến sinh trưởng và năng suất ở các vụ trồng khác nhau.
    - Tìm hiểu ảnh hưởng của phương pháp bón đạm và mật độ cấy đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa Việt lai 24.
    - Xây dựng phương pháp bón đạm và mật độ cấy nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của phân bón cho lúa lai.
    - Cung cấp thông tin hữu ích cho sản xuất.
    1.3. Cơ sở khoa học, và cơ sở thực tiễn của đề tài:1.3.1. Cơ sở khoa học - Trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây lúa cần một lượng dinh dưỡng nhất định, Đặc biệt là phân đạm, lượng dinh dưỡng này một phần có sẵn ở trong đất, phần lớn còn lại là do con người phải cung cấp (bón phân). Nếu cung cấp hợp lý sẽ làm cho cây lúa sinh trưởng tốt đạt năng suất cao.
    Khi nghiên cứu về vai trò của đạm đối với cây trồng nói chung, với cây lúa nói riêng, nhiều tác giả đã chỉ rõ: Đạm tham gia cấu tạo nên cơ thể thực vật, đạm có trong protein, đạm điều tiết các hoạt động sống của cây, tham gia vào các chất kích thích sinh trưởng, các Aiceixin, xytokinin, vitamin. Đạm có hoạt tính sinh học cao, làm tăng hay giảm các hoạt động sinh lý của cây. Người ta còn thấy đạm có mặt trong các enzim xúc tiến các quá trình biến đổi sinh hoá trong cơ thể cây. Đặc biệt đạm có mặt trong diệp lục tố, vì thế lúa được bón đạm sẽ khác hẳn như: Lá to, dài, xanh, quang hợp tốt, đẻ nhiều. Nếu thiếu đạm lá vàng, nhỏ, đẻ ít, bông nhỏ nhưng nếu quá nhiều đạm lúa sẽ lốp đổ, sâu bệnh nhiều, hạt lép, quả không sáng (Nguyễn Thị Lẫm, 1994) [20]
    - Quan hệ giữa năng suất cá thể (khóm lúa, bông lúa) với năng suất quần thể ruộng lúa là rất chặt chẽ. Trên một đơn vị diện tích nếu mật độ càng cao (cấy dày) thì số bông nhiều song số hạt trên bông càng ít (bông bé), tốc độ giảm số hạt trên bông mạnh hơn tốc độ tăng của mật độ. Vì vậy cấy dày quá sẽ làm cho năng suất giảm nghiêm trọng. Nếu cấy quá thưa nhất là những giống có thời gian sinh trưởng ngắn rất khó hoặc không thể đạt được số bông tối ưu. Vì vậy khi các khâu kỹ thuật khác được duy trì thì chọn một mật độ vừa phải là phương án tối ưu để đạt được số lượng hạt thóc nhiều nhất trên một đơn vị diện tích gieo cấy.
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các công trình nghiên cứu tiếp theo nhằm góp phần xây dựng một quy trình kĩ thụât thâm canh năng suất lúa lai nói chung và cho giống Việt lai 24 nói riêng.
    - Đề tài khẳng định được vai trò của khoa học kỹ thuật đối với sản xuất, đặc biệt là trong việc tìm ra các biện pháp kỹ thuật tác động nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
    1.3.2. Cơ sở thực tiễn thực tiễnHiện nay diện tích lúa lai đang được mở rộng, công tác lai tạo giống mới cũng được tập trung nghiên cứu. Việt lai 24 là một giống lai có nhiều ưu việt và đang đựơc mở rộng diện tích. Tuy nhiên vấn đề xác định mật độ cấy và phương pháp bón phân nhất là phương pháp bón đạm trong quy trình kỹ thuật sản xuất lúa lai nói chung và Việt lai 24 nói riêng đã cho thấy những tồn tại của tỉnh Hà Nam
    - Về phân bón: Nông dân tập trung vào bón lót, bón thúc lần 1 quá nhiều phân đạm có nơi bón tới 20 kg đạm/1 sào Bắc bộ. Lượng kali còn quá thấp (2-3kg kalisunfat/1sào Bắc bộ) và chỉ bón đón đòng.
    Tình trạng bón nhiều, bón thừa phân đạm làm cho lúa đẻ nhánh kéo dài, bộ lá rậm rạp, sâu bệnh nặng, năng suất thấp nhưng chi phí nhiều.
    - Về mật độ: Nhiều nơi còn cấy quá dày, mật độ phổ biến từ 50-55 khóm/m[SUP]2[/SUP], bón phân đạm nhiều. Vì vậy bông bé, số hạt/bông ít, tỉ lệ hạt lép cao, năng suất thấp.
    Những tồn tại trên đòi hỏi công tác sản xuất lúa lai rất cần có những nghiên cứu cơ bản. Xây dựng quy trình sản xuất cho từng giống lúa lai nói chung và giống lúa Việt lai 24 nói riêng.
    Thực hiện đề tài trên chúng tôi sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác sản xuất lúa lai nói chung và của tỉnh Hà Nam nói riêng cả về diện tích, năng suất và hiệu quả kinh tế.

    Mục lục




    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các bảng v
    Danh mục các hình vii
    1. Mở đầu 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3. Cơ sở khoa học, và cơ sở thực tiễn của đề tài: 3
    1.3.1. Cơ sở khoa học 3
    1.3.2. Cơ sở thực tiễn thực tiễn 4
    2. Tổng quan tài liệu 6
    2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và trong nước 6
    2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới 6
    2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trong nước 8
    2.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng lúa lai trên thế giới và Việt Nam 9
    2.2.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng lúa lai trên thế giới 9
    2.2.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng lúa lai ở Việt Nam 11
    2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa lai tỉnh Hà Nam giai đoạn 2002 -2006 13
    2.4. Đặc điểm của lúa lai liên quan đến kỹ thuật thâm canh 14
    2.4.1. Đặc điểm hạt giống lúa lai 14
    2.4.2. Đặc điểm rễ lúa lai 14
    2.4.3. Đặc điểm đẻ nhánh của lúa lai : 15
    2.4.4. Đặc điểm về sức sinh trưởng của lúa lai 16
    2.4.5. Đặc điểm về bộ lá, quang hợp và hô hấp của lúa lai 17
    2.5. Những nghiên cứu và kết quả đạt được về phân bón cho lúa 17
    2.5.1. Tầm quan trọng của phân bón đối với cây lúa 17
    2.5.2. Một số kết quả nghiên cứu phân bón đối với lúa 18
    2.5.3. Những kết quả nghiên cứu về mật độ và số dảnh cấy 22
    3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 31
    3.1. Vật liệu nghiên cứu 31
    3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 31
    3.3. Nội dung nghiên cứu 32
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 32
    3.4.1. Các biện pháp kỹ thụât 33
    3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi 35
    3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 36
    4. Kết quả nghiên cứu 37
    4.1. ảnh hưởng của phương pháp bón đạm và mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng của giống Việt lai 24 37
    4.2. ảnh hưởng của phương pháp bón đạm và mật độ cấy đến khả năng sinh trưởng của giống Việt lai 24 39
    4.2.1. ảnh hưởng của phương pháp bón phân đạm và mật độ cấy đến chiều cao cây của giống Việt lai 24 vụ mùa 2006 39
    4.2.2. ảnh hưởng của phương pháp bón đạm và mật độ cấy đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống Việt lai 24 vụ mùa 2006 43
    4.2.3. ảnh hưởng của phương pháp bón đạm và mật độ cấy đến động thái đẻ nhánh của giống lúa Việt lai 24 46
    4.3.1. ảnh hưởng của phương pháp bón đạm và mật độ cấy đến tốc độ đẻ nhánh của giống Việt lai 24 50
    4.4. ảnh hưởng của phương pháp bón phân đạm và mật độ cấy đến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống Việt lai 24 54
    4.4.1. ảnh hưởng của phương pháp bón phân đạm và mật độ cấy đến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống Việt lai 24 vụ mùa 2006 54
    4.5. ảnh hưởng của phương pháp bón và mật độ cấy đến khả năng tích luỹ chất khô của giống lúa Việt lai 24 59
    4.5.1. ảnh hưởng của phương pháp bón và mật độ cấy đến khả năng tích luỹ chất khô của giống lúa Việt lai 24 vụ mùa 2006 59
    4.5.2. ảnh hưởng của phương pháp bón và mật độ cấy đến khả năng tích luỹ chất khô của giống lúa Việt lai 24 vụ xuân 2007 61
    4.6. ảnh hưởng của phương pháp bón đạm và mật độ cấy đến khả năng chống chịu sâu bệnh và khả năng chống đổ của giống Việt Lai 24 63
    4.7. ảnh hưởng của phân bón đạm và mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Việt lai 24 66
    4.7.1. ảnh hưởng của phương pháp bón đạm và mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất vụ mùa 2006 66
    4.7.2. ảnh hưởng của phương pháp bón đạm và mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất vụ xuân 2007 69
    4.8. ảnh hưởng của phương pháp bón đạm và mật độ cấy đến năng suất sinh vật học và hệ số kinh tế của giống lúa Việt lai 24 72
    4.9. Hiệu quả kinh tế khi bón phân bón đạm đối với giống Việt Lai 24 trong vụ mùa 2006. 74
    5. Kết luận và đề nghị 76
    5.1. Kết luận 76
    5.2. Đề nghị 79
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...