Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón kẽm (zn) cho cây cà phê vối trong thời kỳ kinh doanh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Mở đầu .1
    Chương 1: Tổng quan tài liệu .4
    1.1. Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam và ở Đăk Lăk 4
    1.2. Giới thiệu chung về cây cà phê 5
    1.2.1. Đặc điểm thực vật học của cây cà phê vối 5
    1.2.2. Yêu cầu sinh thái đối với cây cà phê vối .6
    1.2.3. Phân bón cho cây cà phê vối .11
    1.3. Vai trò của phân vi lượng đối với cà phê vối 14
    1.4. Vai trò của nguyên tố kẽm và các loại phân có chứa kẽm 15
    1.5. Hàm lượng kẽm trong đất trồng cà phê .19
    1.6. Tác hại tiêu cực khi lượng kẽm trong đất quá lớn .20
    1.7. Khắc phục tình trạng ngộ độc kẽm 21
    1.8. Cách sử dụng phân Zn .21
    1.9. Điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu .22
    1.9.1. Khí hậu .22
    1.9.2. Tính chất đất nghiên cứu .26
    Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 27
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 27
    2.2. Vật liệu nghiên cứu 27
    2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .28
    2.4. Chế độ phân bón khoáng của thí nghiệm .28
    2.5. Nội dung nghiên cứu 29 iv
    2.6. Phương pháp nghiên cứu .29
    2.6.1. Cách bố trí thí nghiệm .29
    2.6.2. Phương pháp và chỉ tiêu theo dõi 30
    2.7. Xử lý số liệu 34
    Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 35
    3.1. Nghiên cứu biến động hàm lượng Zn trong đất và trong lá trước và
    sau khi thí nghiệm 35
    3.2. Ảnh hưởng của phân bón kẽm đến hàm lượng diệp lục của lá 38
    3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của Zn đến khả năng sinh trưởng, năng suất
    và hiệu quả kinh tế của cà phê 41
    3.3.1. Ảnh hưởng của phân bón Zn đến khả năng sinh trưởng của cành cà
    phê 42
    3.3.1.1. Ảnh hưởng của phân bón kẽm đến khả năng phát triển chiều dài
    cành và số cặp lá/cành 42
    3.3.1.2. Ảnh hưởng của phân bón kẽm đến khả năng phát triển số lượng
    cành và đường kính cành. .44
    3.3.2. Ảnh hưởng của phân bón kẽm đến tỷ lệ cây có lá bị biến dạng 46
    3.3.3. Ảnh hưởng của phân bón kẽm đến tỷ lệ quả rụng .49
    3.3.4. Ảnh hưởng của phân bón kẽm đến năng suất 51
    3.3.5. Ảnh hưởng của phân bón kẽm đến phẩm cấp hạt cà phê 54
    3.3.6. Sơ bộ hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón kẽm .56
    Kết luận và đề nghị 59
    1 Kết luận 59
    2 Đề nghị .60
    Tài liệu tham khảo .61 v
    DANH SÁCH BẢNG
    Bảng Tên bảng Trang
    1.1 Diễn biến về diện tích, sản lượng cà phê ở nước ta, khu vực
    Tây Nguyên và tỉnh Đăk Lăk, từ 2001 – 2009
    5
    1.2 Các loại hợp chất có chứa kẽm 18
    1.3 Một số yếu tố khí hậu của thành phố Buôn Ma Thuột năm
    2009
    25
    1.4 Thành phần dinh dưỡng trong đất trước khi thí nghiệm 26
    2.5 Lượng phân bón phù hợp cho 1 ha cà phê thí nghiệm
    với năng suất trung bình 3500kg nhân/ ha và số lần bón
    phân trong năm 2009
    28
    3.6 Hàm lượng Zn trong đất và trong lá giữa các công thức
    trước và sau thí nghiệm
    36
    3.7 Ảnh hưởng của phân bón Zn đến hàm lượng diệp lục giữa
    các công thức
    39
    3.8 Ảnh hưởng của phân bón kẽm đến khả năng phát triển chiều
    dài cành và số cặp lá/cành
    43
    3.9 Ảnh hưởng của phân bón kẽm đến khả năng phát triển số
    lượng cành và đường kính cành
    45
    3.10 Ảnh hưởng của phân bón kẽm đến tỷ lệ cây có lá bị biến
    dạng
    47
    3.11 Ảnh hưởng của phân bón kẽm đến tỷ lệ quả rụng 50
    3.12 Ảnh hưởng của phân bón kẽm đến năng suất 52
    3.13 Ảnh hưởng của phân bón kẽm đến phẩm cấp hạt cà phê 55
    3.14 Sơ bộ hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân bón kẽm 57 vi
    DANH SÁCH HÌNH
    Hình Tên hình Trang
    1.1 Cà phê vối thiếu Zn 17
    3.2 Biểu đồ về hàm lượng kẽm trong đất và trong lá giữa các
    công thức
    37
    3.3 Biểu đồ hàm lượng diệp lục trong lá giữa các công thức 41
    3.4 Biểu đồ chiều dài cành và số đốt/cành giữa các công thức 44
    3.5 Biểu đồ số lượng cành/cây và đường kính cành giữa các
    công thức
    46
    3.6 Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón kẽm đến tỉ lệ cây có lá biến
    dạng
    48
    3.7 Biểu đồ về ảnh hưởng của kẽm đến tỷ lệ rụng quả 51
    3.8 Biểu đồ ảnh hưởng của kẽm đến năng suất cà phê vối 53
    3.9 Biểu đồ tỷ lệ nhân/quả tươi giữa các công thức 54
    3.10 Biểu đồ ảnh hưởng của kẽm đến phẩm cấp nhân cà phê 56
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU vii
    VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
    CT, CT1,CT2, Công thức, công thức 1, công thức 2,
    TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
    EDTA Etylene Diamine Tetraacetic acid
    LSD 0,01 Mức độ sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa (Least
    Significant Difference at 1% level)
    ABS Absorbance
    VCR Value cots ratio
    R1, R2, Cà phê vối hạng 1, cà phê vối hạng 2,
    ĐC Đối chứng
    lđl/100g Li đương lượng trên 100 gam
    mg/100g Miligam trên 100 gam
    HC Hữu cơ
    IAA
    β
    Indole acetic acid. 1
    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    Cà phê cung cấp loại thức uống nóng được nhân loại ưa thích. Nhu cầu tiêu
    thụ cà phê trên Thế Giới ngày một tăng nên cây cà phê được xác định là cây mũi
    nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ở Đăk Lăk, sau
    ngày giải phóng chỉ có vài ngàn ha, nhưng đến năm (2009) diện tích cà phê ổn
    định 181.960 ha với sản lượng hàng năm đạt khoảng 380.000 tấn nhân, kim
    ngạch xuất khẩu cà phê trên 300 triệu USD, chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu của
    tỉnh. Có được thành quả này là nhờ chúng ta đã áp dụng khá tốt các tiến bộ kỹ
    thuật vào sản suất. Trong đó phải kể đến vấn đề thâm canh bằng phân bón. Tuy
    vậy, những nhà sản xuất cà phê ở Đăk Lăk mới chỉ chú trọng nhiều đến phân bón
    đa lượng còn các yếu tố trung và vi lượng chưa được đề cập đúng mức. Trong
    khi đó, cây cà phê được cấu tạo không phải từ một vài mà là hàng loạt các
    nguyên tố hóa học khác nhau. Một số nguyên tố cây cần với lượng khá nhiều (N,
    P, K, C, H, O), số khác chiếm tỉ lệ vừa hoặc ít (Ca, Mg, S, Zn, B, Cu ). Nói
    chung mỗi nguyên tố đều có vai trò nhất định trong hoạt động sống của cây,
    không thể thay thế cho nhau được.
    Một trong những nguyên tố cây cần ít nhưng không thể thiếu được trong quá
    trình sinh trưởng và phát triển là kẽm, vì kẽm là thành phần cấu tạo nên nhiều
    loại enzyme (hơn 70 enzym), Đặc biệt Zn tham gia vào hoạt hóa enzym tổng hợp
    tryptophan- chất tiền thân của auxin (indol-axetic axit), làm tăng cường độ trao
    đổi chất của cây, tăng khả năng hút một số chất dinh dưỡng khác, từ đó sẽ làm
    tăng năng suất và chất lượng nông sản.
    Hàng năm cây trồng đã lấy đi của đất một lượng kẽm nhất định. Trong khi
    đó đất ở Cao Nguyên là đất đỏ bazan, có địa hình không bằng phẳng, dễ bị rửa
    trôi và xói mòn mạnh nên đều thiếu kẽm, đặc biệt là kẽm hữu hiệu Vì vậy hiện
    tượng thiếu kẽm ở cây là không thể tránh khỏi. 2
    Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh
    hưởng của việc sử dụng phân bón kẽm (Zn) cho cây cà phê vối trong thời kỳ
    kinh doanh tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk” là việc làm rất cần
    thiết đáp ứng yêu cầu bức xúc của thực tiễn sản suất cà phê ở Đăk Lăk nói chung
    và tại thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng. Đề tài sẽ xác định liều lượng và thời
    điểm bón phân kẽm hợp lý nhằm tăng cường sinh trưởng, nâng cao năng suất,
    chất lượng sản phẩm cho cà phê vối trong thời kì kinh doanh.
    2. Mục tiêu đề tài
    - Mục tiêu tổng quát
    Sử dụng hợp lý phân Zn nhằm nâng cao năng suất và tốc độ sinh trưởng
    của cà phê vối.
    - Mục tiêu cụ thể
    * Xác định được liều lượng và cách bón phân Zn phù hợp cho cây cà phê
    vối giai đoạn kinh doanh tại Buôn Ma Thuột.
    * Xác định khả năng sinh trưởng, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế khi
    bón phân phù hợp, trong đó có phân Zn.
    3. Ý nghĩa của đề tài
    3.1. Ý nghĩa khoa học
    Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm về vai trò của
    các dạng phân Zn và cách bón phân Zn để làm tăng khả năng sinh trưởng và phát
    triển, cũng như khả năng làm tăng năng suất và chất lượng của cây cà phê vối
    trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Kết quả của đề tài góp phần hoàn thiện quy trình bón phân cho cà phê nói
    chung và bón phân Zn cho cà phê vối trong thời kỳ kinh doanh tại Buôn Ma
    Thuột nói riêng, từ đó giúp cho người nông dân có thể biết cách sử dụng các loại
    phân vi lượng, đặc biệt là phân Zn một cách hợp lý nhất.
    4. Giới hạn của đề tài3
    - Đề tài chỉ tiến hành trên cà phê vối (Coffea canephora Pierre
    var.robusta) trong thời kỳ kinh doanh (10-12 năm tuổi), sinh trưởng vườn cây,
    năng suất đã vào giai đoạn ổn định.
    - Địa điểm: Khu đồi Khí Tượng Thủy Văn thuộc phường Tự An- thành
    phố Buôn Ma Thuột- Đăk Lăk (cà phê trồng trên đất bazan nâu đỏ).
    - Thời gian tiến hành thí nghiệm: Từ tháng 06/ 2009 đến tháng 02/2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...