Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của vi khuẩn sinh IAA đến sự nảy mầm và sinh trưởng phát triển của đậu cô-ve tạ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1 Vi khuẩn sinh IAA . 3
    1.1.1. Đại cương về vi khuẩn sinh IAA 3
    1.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của vi khuẩn . 7
    1.1.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ 7
    1.1.2.2. Ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy . 7
    1.1.2.3. Nước và độ ẩm môi trường 8
    1.2. Auxin – chất kích thích sinh trưởng thực vật . 8
    1.2.1. Nguồn gốc 8
    1.2.2. Cấu trúc hoá học và sự sinh tổng hợp 9
    1.2.3. Tính chất sinh lý của auxin 10
    1.2.3.1. Hoạt động trong sự kéo dài tế bào 10
    1.2.3.2. Hoạt động trong sự phân chia tế bào 11
    1.2.3.3. Hoạt động trong sự phát sinh hình thái (rễ, chồi, quả) 11
    1.3 Tổng quan tài liệu về cây đậu Côve 13
    1.3.1. Phân loại 13
    1.3.2. Nguồn gốc và phân bố . 13
    1.3.3. Một số đặc điểm sinh vật học của đậu Côve 13
    1.3.4.Yêu cầu sinh thái của cây đậu Côve 14
    1.4. Tình hình nghiên cứu . 15
    1.4.1. Nghiên cứu trong nước 15
    1.4.2. Nghiên cứu trên thế giới . 16
    1.5. Điều kiện tự nhiên của Buôn Ma Thuột . 18
    CHƯƠNG II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 19iv
    2.1 Nội dung . 19
    2.2 Vật liệu và địa điểm nghiên cứu 19
    2.2.1 Vật liệu nghiên cứu 19
    2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 19
    2.3 Phương pháp nghiên cứu 19
    2.3.1. Phương pháp tuyển chọn chủng vi khuẩn sinh IAA ảnh hưởng đến sinh
    trưởng của cây mầm đậu Côve . 19
    2.3.1.1. Tạo dung dịch thí nghiệm . 19
    2.3.1.2. Xác định nồng độ vi khuẩn trong dung dịch . 20
    2.3.1.3. Xác định phương trình tương quan giữa chỉ số OD 530nm và nồng độ IAA
    (mg/l) . 20
    2.3.1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn sinh IAA lên sự sinh
    trưởng cây mầm đậu Côve 21
    3.3.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của chủng vi khuẩn sinh IAA được
    tuyển chọn lên sự nảy mầm của hạt và sinh trưởng, phát triển của đậu Côve 21
    3.3.2.1. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian ngâm hạt và nồng độ vi
    khuẩn sinh IAA được tuyển chọn đến sự nảy mầm và sinh trưởng cây mầm đậu Côve
    21
    3.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ và số lần tưới của vi
    khuẩn sinh IAA được chọn đến sinh trưởng phát triển cây đậu Côve .22
    3.3.2.3. Phương pháp đánh giá vi sinh vật đất sau nuôi trồng đậu Côve . 24
    3.3.3. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của chủng vi khuẩn
    được tuyển chọn để định danh và nhân nuôi sinh khối 25
    3.3.3.1. Mô tả hình thái, màu sắc và đặc điểm khuẩn lạc . 25
    3.3.3.2. Phương pháp nhuộm Gram . 25
    3.3.3.3. Phương pháp xác định hoạt tính catalaza . 26
    3.3.3.4. Phương pháp xác định khả năng cố định nitơ phân tử 26
    3.3.3.5. Phương pháp xác định đường cong sinh trưởng 26
    3.3.3.6. Phương pháp xác định nhiệt độ thích hợp của chủng vi khuẩn sinh IAA 27 v
    3.3.3.7. Phương pháp xác định pH thích hợp của chủng vi khuẩn sinh IAA . 27
    CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
    3.1. Nghiên cứu tuyển chọn các chủng vi khuẩn sinh IAA ảnh hưởng đến sự sinh
    trưởng cây mầm đậu Côve 28
    3.1.1. Ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn đến tỷ lệ nảy mầm của hạt 28
    3.1.2. Ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn đến sinh trưởng của cây mầm 30
    3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chủng vi khuẩn sinh IAA được tuyển chọn
    (chủng T5) lên sinh trưởng, phát triển của đậu Côve . 34
    3.2.1. Ảnh hưởng của thời gian ngâm hạt và nồng độ vi khuẩn T5 đến sự nảy mầm
    34
    3.2.2. Ảnh hưởng của thời gian ngâm hạt và nồng độ vi khuẩn T5 đến sự sinh trưởng
    cây mầm đậu Côve . 36
    3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ và số lần tưới vi khuẩn T5 đến sinh
    trưởng phát triển cây đậu Côve . 42
    3.2.3.1. Ảnh hưởng đến số lượng lá và diện tích lá . 42
    3.2.3.2. Ảnh hưởng đến khả năng ra hoa và đậu quả 43
    3.2.3.3. Ảnh hưởng đến chiều dài, đường kính quả, năng suất, 47
    3.2.3.4. Ảnh hưởng đến số lượng nốt sần rễ đậu Côve 51
    3.2.4. Đánh giá lượng vi sinh vật đất sau nuôi trồng đậu Côve . 53
    3.3. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của chủng vi khuẩn T5 để định
    danh và nhân nuôi sinh khối 55
    3.3.1. Định danh vi khuẩn chủng T5 55
    3.3.2. Xác định vi khuẩn Gram . 55
    3.3.3. Hoạt tính catalaza của vi khuẩn chủng T5 . 56
    3.3.4. Nghiên cứu khả năng cố định nitơ phân tử của vi khuẩn chủng T5 57
    3.3.5. Xác định đường cong sinh trưởng của vi khuẩn chủng T5 57
    3.3.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng, phát triển của vi khuẩn chủng T5
    59
    3.3.7. Ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng, phát triển của vi khuẩn T5 61 vi
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
    Kết luận . 64
    Kiến nghị 64
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục vii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
    1 DT Diện tích
    2 D Dài lá
    3
    IAA Acid indol acetic
    4
    KHKT Khoa học kỹ thuật
    5 KL Khối lượng
    6 NĐ Nồng độ
    7 ppm
    Parts Per Milion
    (1 phần triệu)
    8 R Rộng lá
    9 TB Trung bình
    10 VK Vi khuẩn viii
    DANH MỤC BẢNG
    Trang
    Bảng 2.1. Kí hiệu các nghiệm thức theo nồng độ và số lần tưới dịch thí nghiệm
    23
    Bảng 3.1. Tương quan giữa nồng độ vi khuẩn và IAA trong dung dịch nuôi cấy
    28
    Bảng 3.2. Ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn đến tỉ lệ nảy mầm của hạt Côve
    29
    Bảng 3.3. Ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn đến chiều dài rễ, số rễ con và
    chiều dài thân mầm của cây đậu Côve 31
    Bảng 3.4. Ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn đến khối lượng khô rễ và thân
    mầm 33
    Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thời gian ngâm hạt và nồng độ vi khuẩn T5 đến tỉ lệ
    nảy mầm của hạt đậu 34
    Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thời gian ngâm hạt và nồng độ vi khuẩn đến chiều dài rễ,
    số rễ con và chiều dài thân mầm của cây đậu Côve 40
    Bảng 3.7. Ảnh hưởng của thời gian ngâm hạt và nồng độ vi khuẩn T5 đến trọng
    lượng khô của rễ và thân mầm 41
    Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ vi khuẩn chủng T5 và số lần tưới đến số lượng
    lá và diện tích lá của cây đậu Côve . 43
    Bảng 3.9. Ảnh hưởng của nồng độ vi khuẩn và số lần tưới đến thời gian bắt đầu
    ra hoa, số hoa/ chùm, tỉ lệ đậu quả 45
    Bảng 3.10. Ảnh hưởng của nồng độ vi khuẩn và số lần tưới đến chiều dài, đường
    kính quả và năng suất, khối lượng khô của cây 49
    Bảng 3.11. Ảnh hưởng của nồng độ vi khuẩn và số lần tưới đến số lượng nốt sần
    rễ đậu Côve 52
    Bảng 3.12. Tổng số vi sinh vật trước và sau khi tưới dịch vi khuẩn 54
    Bảng 3.13. Đặc điểm khuẩn lạc và tế bào của vi khuẩn chủng T5 . 55 ix
    Bảng 3.14. Sự biến động OD 610nm của dung dịch nuôi cấy vi khuẩn T5 theo thời
    gian 59
    Bảng 3.15. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng của vi khuẩn T5 . 60
    Bảng 3.16. Ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng của các chủng vi khuẩn T5 61
    Bảng 3.17. Khả năng sinh IAA của chủng vi khuẩn được tuyển chọn trên các
    môi trường nuôi cấy 63 x
    DANH MỤC HÌNH
    Trang
    Hình 1.1. Các nhóm vi khuẩn có khả năng sinh IAA 6
    Hình 1.2. Công thức hóa học của IAA 9
    Hình 1.3. Hoạt động của IAA trong sự kéo dài tế bào . 10
    Hình 3.1. Ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn sinh IAA đến tỉ lệ nảy mầm của
    hạt đậu Côve . 30
    Hình 3.2. Chiều dài rễ mầm, thân mầm và số lượng rễ con sau 3 ngày .38
    Hình 3.3. Chiều cao thân mầm sau 5 ngày 39
    Hình 3.4. Thí nghiệm sử dụng dung dịch vi khuẩn T5 nồng độ 10 10 CFU/ml với
    số lần tưới khác nhau lên đất trồng đậu Côve . 46
    Hình 3.5. Thí nghiệm tưới 3 lần các dung dịch khác nhau lên đất trồng đậu Côve
    46
    Hình 3.6. Kích thước quả đậu . 50
    Hình 3.7. Bộ rễ đậu Côve sau khi trồng 52
    Hình 3.8. Vi sinh vật tổng số ở nghiệm thức tưới dịch vi khuẩn T5 1, 2, 3 lần
    nồng độ vi khuẩn 10 10 CFU/ml . 53
    Hình 3.9. Hình khuẩn lạc và tế bào của vi khuẩn chủng T5 55
    Hình 3.10. Tế bào vi khuẩn T5 nhuộm Gram âm 56
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    Trang
    Biểu đồ 3.1. Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn chủng T5 59
    Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng vi khuẩn T5 . 60
    Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của pH đến sự sinh trưởng vi khuẩn T5 62 xi1
    MỞ ĐẦU
    Sự sinh trưởng và phát triển của thực vật chịu nhiều tác động của các yếu tố
    bên trong cũng như bên ngoài môi trường sống bao gồm nguồn dinh dưỡng,
    nước, nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, các chất điều hòa sinh trưởng, [26]. Mỗi yếu
    tố có một vai trò đối với đời sống của thực vật. Chất điều hòa sinh trưởng có vai
    trò quan trọng trong việc điều hòa quá trình sinh trưởng, phát triển, các hoạt
    động sinh lý của thực vật ngay từ lúc noãn bào được thụ tinh phát triển thành
    phôi cho đến cây ra hoa, kết quả và kết thúc chu kỳ sống của mình.
    Hiện nay, bằng con đường hóa học, con người cũng đã tổng hợp nên hàng
    loạt các chất có hoạt tính sinh lý tương tự chất điều hòa sinh trưởng của thực vật.
    Các chất này rất phong phú và đã có những ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp
    [26]. Tuy nhiên việc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo không đúng
    nguyên tắc sẽ ảnh hưởng đến môi trường, giảm chất lượng nông sản, gây hại đến
    sức khỏe người tiêu dùng.
    Trong tự nhiên, ngoài thực vật, một nhóm vi sinh vật cũng có khả năng tạo
    ra chất kích thích sinh trưởng cho thực vật vào môi trường đất và có tác dụng
    trực tiếp lên cây trồng, góp phần tăng năng suất, chất lượng nông sản, đảm bảo
    an toàn cho người tiêu dùng [58], [59]. Đó là nhóm vi khuẩn có khả năng tổng
    hợp IAA (indol acetic acid) hoặc GA (gibberellin) thuộc chi Rhizobium,
    Azotobacter, Azospirrillum, Bradyrhizobium, [7], [27], [29], [30], [37].
    Đăk Lăk là một trong các tỉnh Tây Nguyên có tiềm năng phát triển nông
    nghiệp có tổng diện tích tự nhiên 1.312.537 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm
    533.404 ha thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau kể cả các cây họ đậu.
    Để tạo điều kiện cho việc thâm canh các cây họ đậu hiệu quả nhưng vẫn đảm
    bảo tính bền vững môi trường sinh thái, đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của vi
    khuẩn sinh IAA đến sự nảy mầm và sinh trưởng phát triển của đậu Côve tại
    Buôn Ma Thuột ” được thực hiện. 2
    Mục tiêu đề tài
    1. Tuyển chọn và đánh giá chủng vi khuẩn sinh IAA phân lập trong đất ảnh
    hưởng đến sự nảy mầm và sinh trưởng phát triển của cây đậu Côve.
    2. Xác định một số đặc điểm sinh học của chủng vi khuẩn sinh IAA được
    tuyển chọn để định danh và nhân nuôi sinh khối.
    Ý nghĩa khoa học
    - Xác định các chủng vi khuẩn có khả năng sinh IAA được phân lập tại Buôn
    Ma Thuột, góp phần đánh giá sự đa dạng của vi sinh vật đất ở Tây Nguyên.
    - Đánh giá vai trò của một số vi khuẩn trong tự nhiên đối với sự nảy mầm
    của hạt cũng như đối với sự sinh trưởng, phát triển ở đậu Côve.
    Ý nghĩa thực tiễn
    Kết quả đề tài góp phần vào việc sử dụng các vi khuẩn có khả năng sinh
    IAA và giúp sự phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững, có thể giảm sử
    dụng chất kích thích sinh trưởng nhân tạo cho cây trồng, từ đó đảm bảo an toàn
    cho người sử dụng. 3
    CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Vi khuẩn sinh IAA
    1.1.1. Đại cương về vi khuẩn sinh IAA
    Vi sinh vật là sinh vật có cấu tạo đơn giản, kích thước rất nhỏ bé nhưng số
    lượng của chúng trong môi trường vô cùng lớn. Vi khuẩn trong đất là một nhóm
    vi sinh vật sử dụng nguồn dinh dưỡng nitơ lấy từ môi trường có từ xác động thực
    vật. Đặc biệt một số loài có khả năng sử dụng nitơ từ không khí. Những vi khuẩn
    này có vai trò quan trọng đối với cây trồng góp phần phát triển nền nông nghiệp
    bền vững. Ngoài ra, một số vi khuẩn cố định đạm còn có khả năng sinh tổng hợp
    IAA (indol acetic acid) là chất kích thích sinh trưởng ở thực vật. Đó là vi khuẩn
    thuộc chi Rhizobium, Bradyrhizobium, Azotobacter, Azospirrillum, [8], [20],
    [23], [25], [39], [43], [47], [48], [51], [58], [60].
    - Rhizobium sp. là vi khuẩn cố định nitơ cộng sinh với rễ cây bộ đậu (còn
    gọi là vi khuẩn nốt sần), dạng hình que có khả năng di động hoặc hình que phân
    nhánh mất khả năng di động.
    Vi khuẩn nốt sần thuộc loại hiếu khí, ưa pH trung tính hoặc hơi kiềm, nhiệt
    độ thích hợp từ 28 - 30 0 C, theo khóa phân loại Bergey thì có phạm vi nhiệt độ
    rộng hơn, độ ẩm từ 60 - 80%, có khả năng sử dụng nitơ không khí, đặc biệt là
    khả năng sinh IAA kích thích sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng qua sự
    hình thành lông rễ và kéo dài rễ.
    Vi khuẩn nốt sần khi còn non có tế bào hình que, kích thước vào khoảng 0,5
    - 0,9 x 1,2 - 3,0 µm, bắt màu đồng đều và có khả năng di động nhờ tiên mao, khi
    già vi khuẩn nốt sần trở nên bất động. Lúc đó, tế bào trở nên bắt màu từng đoạn,
    chúng thường có dạng hình cầu di động hoặc không di động.
    Trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo, chi Rhizobium là nhóm mọc nhanh.
    Trên môi trường đặc, Rhizobium thường có khuẩn lạc trơn bóng, nhầy, vô màu.
    Chất nhầy do vi khuẩn nốt sần sinh ra là polysaccharit cấu tạo bởi các hexose,
    pentose và acid uronic. 4
    Mỗi loại vi khuẩn nốt sần chỉ nhiễm lên một nhóm cây nhất định trong bộ
    Đậu. Ở Việt Nam, vi khuẩn nốt sần Điền thanh hoa vàng (S.cannabana) có thể
    tạo nốt sần trên cây Điền thanh hoa tròn (S.paludosa) và ngược lại. Đôi khi vi
    khuẩn nốt sần xâm nhập vào loại đậu không đặc hiệu với chúng, khi đó ít nốt sần
    được tạo ra và khả năng cố định nitơ yếu [8], [30].
    - Bradyrhizobium: cũng là vi khuẩn nốt sần, hiếu khí, có thể phát triển
    được trong trường hợp chỉ có áp lực oxy rất thấp khoảng 0,001atm, pH thích hợp
    từ 6,5 - 7,5. Sự sinh trưởng của chúng bị hạn chế khi pH hạ thấp đến 4,5 - 5,0
    hoặc nâng lên 8,0. Nhiệt độ thích hợp từ 25 - 30 0 C, ở 37 0 C sự phát triển của
    chúng bị cản trở một cách rõ rệt [8], [9], [32], [45].
    Trên môi trường đặc, khuẩn lạc vi khuẩn có dạng trơn, bóng, nhầy, không
    màu, đường kính không quá 1mm. Vi khuẩn Bradyrhizobium hình que, có kích
    thước là 0,5 - 0,9 * 1,2 - 3,0 µm.
    - Azotobacter sp. là vi khuẩn Gram âm, hiếu khí sống tự do trong đất,
    không sinh bào tử, có khả năng cố định nitơ phân tử.
    Tế bào Azotobacter sp. có hình cầu hoặc hình que. Khi còn non, tế bào hình
    que, sinh sản theo kiểu trực phân, di động nhờ tiên mao mọc quanh cơ thể. Bên
    cạnh các tiên mao khá dài còn có những khuẩn mao nhỏ bé. Về già, tế bào
    Azotobacter sp. mất khả năng di động, kích thước thu nhỏ thành hình cầu được
    bao bọc bởi lớp vỏ nhầy dày và tạo thành nang xác. Khi gặp điều kiện thuận lợi,
    nang xác nứt ra, tạo thành các tế bào mới. Khuẩn lạc có dạng hình cầu lồi, nhầy,
    nhẵn, có khi nhăn nheo. Khi già khuẩn lạc màu vàng lục, hồng, nâu đen; đây là
    một tiêu chuẩn phân loại của loài Azotobacter sp
    Azotobacter sp. Thích hợp với pH 7,0 - 8,2 và chúng ít tồn tại trong môi
    trường đất chua có pH < 5,6 - 5,8 [8], [36], [37]. Azotobacter sp. đòi hỏi một độ
    ẩm khá cao của đất tương tự như nhu cầu của cây trồng. Tuy vậy bào xác của
    Azotobacter sp. chịu được rất lâu sự khô hạn của đất.
    Nhiệt độ thích hợp nhất đối với sự phát triển của Azotobacter sp. khoảng 26
    - 30 0 C. Ở vùng nhiệt đới, Azotobacter sp. thích hợp với những nhiệt độ cao hơn. 5
    Ở 7 0 C, Azotobacter sp. cố định nitơ thấp hơn 5 lần so với ở nhiệt độ 45 0 C. Tế
    bào dinh dưỡng của Azotobacter sp. không tồn tại khi xử lý ở nhiệt độ 50 0 C
    trong 30 phút, ở 80 0 C vi khuẩn sẽ chết rất nhanh.
    Trong đất, Azotobacter sp. tập trung ở vùng gần rễ cây, có tác dụng tăng
    cường thức ăn nitơ cho cây trồng. Tác dụng của Azotobacter sp. đối với cây
    trồng còn được chứng minh ở khả năng kích thích sinh trưởng của chúng đến sự
    nảy mầm và sinh trưởng của mầm hạt. Azotobacter sp. có khả năng tiết vào môi
    trường các vitamin, acid amin cũng như các chất kích thích sinh trưởng thực vật
    (IAA, gibberelin) [6], [8], [13], [35], [36], [37], [44].
    - Azospirillum: vi khuẩn gram âm, dạng xoắn, sống tự do, cố định nitơ phân
    tử, được phát hiện từ năm 1974. Những vi khuẩn thuộc giống Azospirillum sống
    tự do hoặc kết hợp với rễ của cây ngũ cốc và một số loại cỏ. Vi khuẩn chuyển
    động trong môi trường lỏng nhờ một tiên mao ở đầu. Trong môi trường đặc ở
    30 0 C, nhiều tiên mao bên ngắn hơn được thành lập. Những hạt Poly β
    hydroxybutyrate (PHB) có màu hồng lấp đầy hầu hết những tế bào vi khuẩn và
    khuẩn lạc.
    Sự tăng sinh Azospirillum xảy ra dưới cả 2 điều kiện hiếu khí và kỵ khí với
    sự hiện diện hoặc không của hợp chất nitơ trong môi trường. Nhiệt độ tối thích
    của vi khuẩn là 35 - 37 0 C. Những khuẩn lạc Azospirillum trên môi trường khoai
    tây- agar có màu hồng nhạt hoặc đậm, thường có nếp gấp và không có chất nhầy.
    Một số dòng Azospirillum là vi sinh vật tự dưỡng không bắt buộc. Vi khuẩn
    Azospirillum phát triển tốt trên muối của những acid hữu cơ như malate,
    succinate hoặc pyruvate. Fructose và những đường đôi khác cũng có thể được vi
    khuẩn sử dụng làm nguồn carbon, vi khuẩn không sử dụng đường đơn khác. Một
    số dòng Azospirillum cần biotin cho sự phát triển của chúng [8].
    Azospirillum sống thành tập đoàn ở vùng rễ của nhiều loài thực vật vùng
    nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ngoài khả năng cố định nitơ, chúng còn có khả năng
    khử nitrat, chống lại vi khuẩn gây bệnh thối lá ở cây dâu tằm. 6
    Azospirillum có khả năng sinh tổng hợp các hormone tương tự hormone
    sinh trưởng của thực vật như IAA, gibberelin, cytokinin. Azospirillum có thể
    kích thích thực vật sinh trưởng bởi sự kích thích hình thành rễ, tăng độ dài rễ
    [12], [27], [28], [40], [61].
    A B
    C D
    Hình 1.1. Các nhóm vi khuẩn có khả năng sinh IAA
    A: Vi khuẩn Rhizobium sp. B: Vi khuẩn Bradyrhizobium
    C: Vi khuẩn Azotobacter sp. D: Vi khuẩn Azospirillum7
    1.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của vi khuẩn
    1.1.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ
    Nhiệt độ ảnh hưởng sâu sắc đến sự sinh trưởng của vi sinh vật. Mỗi loài vi sinh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...