Luận Văn Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ S/V tới khả năng tạo màng BC từ vi khuẩn Acetobacter xylinum BHN2

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/7/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Màng sinh học ( Bacterial cellulose; Biocellulose; BC) có cấu trúc và đặc tính rất giống với cellulose của thực vật (gồm các phân tử glucose liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4 glucorit) cellulose vi khuẩn khác với cellulose thực vật ở chỗ: không chứa các hợp chất cao phân tử như: ligin, hemicellulose, peptin và sáp nến do vậy chúng có những đặc tính vượt trội với độ dẻo dai, bề chắc.[17]
    Trên thế giới màng Bacterial cellulose đã được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực công nghệ khác nhau: như dùng làm màng phân tách cho quá trình xử lí nước, chất mang đặc biệt cho các pin và năng lượng cho tế bào,dùng làm chất biến đổi độ nhớt trong sản xuất các sợi truyền quang, làm môi trường cơ chất trong sinh học, thực phẩm hay thay thế thực phẩm. Đặc biệt trong lĩnh vực y học, màng BC đã được ứng dụng làm da tạm thời thay thế da trong quá trình điều trị bỏng, loét da, làm mạch máu nhân tạo điếu trị các bệnh tim mạch; làm mặt nạ dưỡng da cho con người.[13]
    Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và ứng dụng màng BC còn ở mức độ khiêm tốn, các nghiên cứu ứng dụng mới chỉ dừng lại bước đầu nghiên cứu. Các kết quả ứng dụng của màng BC hầu như mới chỉ dừng lại ở điều kiện thí nghiệm. Trong những năm gần đây phòng thí nghiệm Thực vật - Vi sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 phân lập tuyển chọn được chủng A. xylinum BHN có khả năng tạo màng BC và những nghiên cứu bước đầu cho thấy màng BC từ chủng A. xylinum BHN có khả năng ứng dụng cho trị bỏng cho thỏ là cơ sở để tạo ra màng trị bỏng cho người.

    Với mục đích tìm hiểu diện tích và thể tích liên quan đến độ thoáng khí trong quá trình tạo màng BC trong điều kiện nuôi tĩnh chúng tôi chọn đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ S/V tới khả năng tạo màng BC từ vi khuẩn Acetobacter xylinum BHN ”
    2. Mục tiêu và ý nghĩa khoa học của đề tài
    - Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ S/V tới khả năng tạo màng BC từ vi khuẩn A. xylinum BHN phân lập từ nguồn nguyên liệu từ phòng thí nghiệm.
    - Khảo sát khả năng tạo màng BC của vi khuẩn A. xylinum BHN .
    - Bổ sung thêm các kiến thức về vi khuẩn A.xylinum nhằm ứng dụng tạo màng BC được tốt nhất.
    3. Nội dung nghiên cứu
    - Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ S/V tới khả năng tạo màng của vi khuẩn A. xylinum BHN .
    - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến tỷ lệ S/V thích hợp nhất đến khả năng tạo màng BC của chủng A. xylinum BHN .
    - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy đến tỷ lệ S/V thích hợp nhất đến khả năng tạo màng BC của chủng A. xylinum BHN .
    - Nghiên cứu một số tính chất vật lý của màng BC được tạo ra từ chủng A. xylinum BHN từ đó định hướng cho ứng dụng trong trị bỏng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...