Thạc Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ protein/lipid, vitamin C/vitamin E trong thức ăn lên tốc độ tăng trưở

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ protein/lipid, vitamin C/vitamin E trong thức ăn lên tốc độ tăng trưởng và thành phần sinh hóa của cá giò (Rachycentron canadum, Linnaeus 1766) giai đoạn giống

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞĐẦU 1
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1 Đặc điểm sinh học của cá gi ò 3
    1.1.1 Đặc điểm hình thái, cấu tạo 3
    1.1.2 Đặc điểm phân bố .3
    1.1.3 Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái. 4
    1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng 5
    1.1.5 Đặc điểm sinh sản .6
    1. 2 Vai trò c ủa cá Giò đối với con người . 7
    1. 3. Tình hình sản xuất và nuôi thương phẩm cá gi ò trên thế giới và Việt Nam. 8
    1.3.1 Tình hình sản xuất và nuôi thương phẩm cá giò trên thế giới. 8
    1.3.2 Tình hình sản xuất và nuôi thương phẩm cá giò tại Việt Nam 9
    1.4Những nghiên c ứu về nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho cá giò . 11
    1.4.1 Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng 11
    1.4.1.1 Nhu cầu protein và các acid amin 11
    1.4.1.2 Nhu cầu lipid và các acid béo không no 13
    1.4.1.3Nhu cầu về tỷ lệ protein/lipid của cá 16
    1.4.1.4 Nhu cầu vitamin cho cá . 16
    1.4.1.4.1 Vitamin C và nhu cầu vitamin C của cá 16
    1.4.1.4.2. Vitamin E và nhu cầu vitamin E của cá 19
    1.4.1.4.3 Nhu cầu Vitamin E/ vitamin C của cá . 20
    1.4.2 Những nghiên cứu về thức ăn cho cá giò . 21
    1.4.2.1 Thức ăn tươi 21
    1.4.2.2 Những nghiên cứu về thức ăn công nghiệp 22
    CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 24
    2. 1. Địa điểm, t hời gianvà đối tượng nghiên cứu . 24
    2.1.1 Địa điểm nghiên cứu 24
    2.1.2 Thời gian thực hiện 24
    2.1.3 Đối tượng nghiên cứu 24
    2. 2. Sơ đồ nội dung nghiên cứu .24
    2.3 H ệ thống thí nghiệm . 25
    2.4Thức ăn thí nghiệm . 25
    2.5 Thí nghiệm 1: Nghi ên cứu ảnh h ưởng tỷ lệ protein/ lipid khác nhau l ên t ốc độ
    tăng trư ởng v à thành phần sinh hóa của cá gi ò giai đoạn giống 26
    2.5.1 Bố trí thí nghiệm 26
    2.5.2 Chăm sóc và quản lý 26
    2.6 Nghiên cứu ảnh h ưởng của tỷ lệ vitamin C /vitamin E đến tốc độ tăng tr ưởng và
    thành phần sinh hóa của cá giò giai đoạn giống. 27
    2.6.1 Bố trí thí nghiệm 27
    2.6.2 Thức ăn thí nghiệm 28
    2.6.3 Chăm sóc và quản lý: . 28
    2.7 Phương pháp thu mẫu v à phân tích mẫu . 28
    2.7.1 Phương pháp thu mẫu 28
    2.7.2 Phương pháp phân tích thành phần sinh hóa của cá và thức ăn 28
    2.8 Phân tích và xử lý số liệu: . 28
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
    3.1 Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein/lipid l ên t ốc độ tăng trưởng và thành phần sinh
    hóa của cá giò giai đoạn giống. 30
    3.1.1 Các y ếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm 30
    3.1.2 Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein/lipid trong thức ăn lên tốc độ tăng
    trưởng, hệ số chuyển hóa thức ăn FCR, lượng thức ăn tiêu thụ FI, FER và tỷ lệ
    sống. 30
    3.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ vitamin C/viatmin E khác nhau l ên tốc độ tăng trưởng, thành
    phần sinh hóa của cá gi ò giai đoạn giống 41
    3.2.1 Các y ếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm 41
    3.2.2 Ảnh hưởng của các tỷ lệ vitamin C/viatmin E lên tốc độ sinh trưởng
    (WG, SGR), tỷ lệ sống (S %), hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) và lượng thức
    ăn tiêu thụ (FI) 41
    3.2.3 Ảnh hưởng của các tỷ lệ vitamin E/vitamin C trong thức ăn đến thành
    phần sinh hóa của cá giò giai đoạn giống 50
    CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 54
    4.1. Kết luận 54
    4.2. Đề xuất ý kiến 55
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    Cá giò Rachycentron canadum (Linnaeus,1766) là loài cá nổi có tập tính
    di cư, cá phân bố rộngtừ vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới đến các vùng nước ấm của
    biển ôn đới. Vùng sinh thái sống của cá tương đối đa dạng: ở ven biển, các rạn
    san hô đến vùng biển khơi (Shaffer và ctv, 1989).Đây là loài cá biển nhiệt đới có
    giá trị kinh tế cao với kích thước lớn, thịt cá trắng, chất lượng thịt thơm ngonvà
    bổ dưỡng, hàm lượng acid béo không no EPA và DHA cao hơn so với nhiều đối
    tư ợng nuôi khác (Shiau, 1990;Su và ctv, 2000), tốc độsinhtrưởng nhanh vàcó
    th ể đạt 6-8kg sau 1 năm nuôi (Su và ctv, 2000).
    Với những đặc tính như trên thì hiện nay cá giò được nuôi rất phổ ở nhiều
    nước trên thế giới như các nước Châu Mỹ la tinh, Châu Á như Đài Loan, Trung
    Quốc, Phillipin, Việt Nam (Kaiser & Holt,2004). Tại Việt Nam cá giò được nuôi
    rất phổ biến ở các tỉnh ven biển nhưQuảng Ninh, Hải Phòng, ĐàNẵng, Phú Yên,
    Khánh Hòa, Vũng Tàu, Nghệ An, Vũng Tàu, Kiên Giang .với số lượng lồng
    nuôi tăng khá nhanh. Cágiò được ví như cá Hồi của Châu Á và Việt Nam được
    xem là nước đứng hàng thứ 3 trên thế giới về sản xuất giống và nuôi thương
    phẩm cá giò (Svennevig, 2001).
    Hiện nay chúng ta đã tiến hành cho sinh sản nhân tạo cá giò và đã đạt
    được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần phải nghiên
    cứu bổ sung nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất giống, đặc biệt là vấn đề dinh
    dưỡng cho cá giống.
    Trong sản xuất cá giống, vấn đề dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng, liên
    quan đến tỷ lệ sống cũng như sinh trưởng của cá. Việc xác định thức ăn có hàm
    lư ợng các chất dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn phát triển có ý nghĩa rất
    lớntrong việc nâng cao tỷ lệ sống, sinh trưởng của cá. Nhiềucông trình nghiên
    cứu về nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho cá giò giống đã được thực hiện, tuy
    nhiêncó sự khác biệt về kết quả củacác nghiên cứu này, đặc biệt là nhu cầu dinh
    dưỡng về các loại vitamin trong thức ăn thì chưa có một nghiên cứu nào ở Việt
    Nam cũng như trên thế giới được công bố.
    Các hộ nuôi cá giò tại Việt Namchủ yếu vẫn sử dụng cá tạp làm nguồn
    thức ăn chính. Trong khi đó, nguồn cung cấp thức ăn cá tạp lại không ổn định,
    2
    giá cả biến độngvà ngàycàng trở lên khan hiếm và đắt đỏ. Khi sử dụng nguồn cá
    tạp còn gây hiện tượng cạnh tranh vớinhững mục đích sử dụng khác như chăn
    nuôi gia súc, làm thức ăn cho người .gây rất nhiều khó khăn cho các hộ nuôi,
    chất lượng thịt cá lại không đảm bảo về mặt dinh dưỡng, ô nhiễm môi trường
    nuôi, bệnh tật và làm gia tăng giá thành sản phẩm(Lê Anh Tuấn,2005a).
    Vì những lý do trên, đề tài:“Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ
    protein/lipid, vitamin C/vitamin E trong thức ăn lên tốc độ tăng trưởng và
    thành phần sinh hóacủa cá giò(Rachycentron canadum, Linnaeus 1766)giai
    đoạn giống” là rất cần thiết. Đề tàinhằm góp phần vào việc nghiên cứu nhu cầu
    dinh dưỡng của cá giò giai đoạn giống,làm cơ sở cho việc ứng dụngvào sản xuất
    thức ăn công nghiệp và sự phát triển bền vững của nghề sản xuất cá giò.
    Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
    Kết quả của đề tài sẽ cung cấp những thông tin mới cho những nghiên
    cứu về dinh dưỡng giai đoạn giống cho cá biển nói chung và cá giò nói riêng, từ
    đó làm cơ sở khoa học để sản xuất thức ăn công nghiệp phục vụ cho nuôi cá giò
    giống, góp phần nâng cao năng suất, tỷ lệ sống cũng nhưchất lượng thịt của đối
    tư ợng nuôi này.
    Mục đích của đề tài: Xác định tỷ lệ protein/lipid, vitamin E/vitamin C tối ưu
    trong thức ăn lện sinh trưởng và thành phần sinh hóa của cá giò giống. Từ đó đề
    xuất tỷ lệ protein/lipid, vitamin E/vitamin hợp lý trong thức ăn nhằm nâng cao
    năng suất, tỷ lệ sống cũng như chất lượng thịt của cá giò.
    Nội dung nghiên cứu:
    1. Ảnh hưởng của tỷ lệprotein/lipid đến tốc độ tăng trưởng và thành phần
    sinh hóa của cá giògiống
    2. Ảnh hưởng của tỷ lệ vitamin C/vitamin E đến tốc độ tăng trưởng và thành
    phần sinh hóa của cá giò.

    CHƯƠNG I: TỔNG QUANTÀI LIỆU
    1.1 Đặc điểm sinh học của cá giò
    Cá giò Rachycentron canadum (Linnaeus, 1766) hay còn gọi là cá bớp
    (tên tiếng Anh là Cobia hay Black Kingfish) thuộc họ Rachycentridae, bộ
    Perciformes. Đây là đ ối tượng nuôi có kích thước lớn, giá trị kinh tế cao vàphân
    bố rộng rãi ở khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới và các vùng nước ấm của vùng ôn
    đới,do đó được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứutrên nhiều lĩnh
    vực khác nhau.
    Hình 1.1: Hình dạng bên ngoài của cá giò
    (Nguồn: http://www.sheaffermarine.com)
    1.1.1 Đặc điểm hình thái, cấu tạo
    Cá giò là loài có kích thước lớn, thân cá thuôn dài có hình ngư lôi với đầu
    dài và bẹp bằng 4,85 - 6,35 lần đường kính mắt, mắt cá nhỏ bằng 2,45-2,8 chiều
    rộng miệng. Miệng cá rộng, hàm dưới nhô ra dài hơn hàm trên, răng dạng lông
    nhung phân đều cả hai hàm, lưỡi và vòm miệng.Mắt cá nhỏ không có mí.
    Vây lưng có 6-9 tia vây cứng ngắn và khỏe, nhọn, giữa các tia vây không
    có màng liên kết. Vây lưng thứ hai có màng liên kết với các tia mềm. Vây ngực
    nhọn và dài. Phần gốc đuôi hậu môn bên dưới đỉnh vây lưng thứ hai. Vây đuôi cá
    con tròn, khi trưởng thành thì lõm vào hình trăng khuy ết, thùy trên dài hơn thùy
    dưới. Vẩy tấm nhỏ nằm sâu dưới lớp da dày . Lưng và hai bên sườn có màu nâu
    đậm. Dọc hai thân có 2 dải sáng bạc và một dải màu đen rộng bằng đường kính
    mắt chạy từ mút hàm trên tới cuống đuôi. Bụng có màu trắng sữa, vàng nhạt hoặc
    hơi xám, hầu hết các vây đều có màu nâu đậm và xám tro ở vây hậu môn.
    1.1.2 Đặc điểm phân bố
    Cá giò là loài cá dữ ăn thịt,chúngphân bố rộng ở vùng biển nhiệt đới và
    cận nhiệt đới, những nơi có vùng nước ấmôn đới. Ở bờ Đại Tây Dương chúng
    4
    có mặt từ Mỹ đến Argentina bao gồm vịnh Mexico và toàn bộ vùng biển
    Caribean. Vào những tháng mùa thu và đông, chúng di cư xuống phía nam và
    vùng nước ấm ngoài khơi, nơi có nhiệt độ từ 20-30
    o
    C, đến mùa xuân chúng di cư
    ngược lên phía bắc. Ngoài ra chúng thường di cư vào mùa sinh sản vì thế số
    lượng của chúng cũng khác nhau theo mùa. Trong những tháng đầu của mùa thu
    và mùa đông, chúng di cư về phía nam và ngoài khơi vùng nước ấm. Đầu mùa
    xuân chúng di cư về phía bắc, dọc vùng biển Ấn Độ Dương. Phía bắc Đại Tây
    Dương, chúng xuất hiện ở thềm lục địa Scottian-Canada. Bờ đông Đại Tây
    Dương cá giò phân bố từ Moroco tới Nam Phi. Ở khu vực Ấn Độ Dương và bờ
    tây của Thái Bình D ương là nơi cá giò tập trung phổ biến nhất. Chúng xuất hiện
    từ Hokaido Nhật Bản tới Australia và từ đông Ấn Độ tới Nam Phi. Ở Việt Nam
    chúng phân bố từ bắc vào nam ở cả vùng biển ven bờ và xa bờ.
    Hình 1.2: Bản đồ phân bố của cá giò trên thế giới
    (Nguồn: http://www.flmnh.ufl.edu/fish/Gallery/Descript/Cobia/Cobia.html)
    Cá giò là loại cá biển nổi, giai đoạn trứng và ấu trùng sống ngoài biển
    khơi, khi trưởng thành chúng sống gần bờ, thềm lục địa cũng như các rạn đá
    ngoài khơi, các rạn san hô, vịnh nông hoặc những nơi có độ mặn thích hợp. Cá
    giò sống ở độ sâu 50-120m (Đỗ Văn Minh, 2003). Đây là loài có khả năng thích
    ứng rộng với sự thay đổi của độ mặn nên rất thích hợp cho sự phát triển nuôi
    trong các điều kiện khác nhau (Matthew và ctv, 2006).
    1.1.3 Ảnhhưởng của các yếu tố sinh thái.
    Nhiệt độ: Cá Giò là loàibị ảnh hưởng rất lớn bởi nhiệt độ, đây là một yếu
    tố quan trọng ảnh hưởng lên sinh trưởng của cá. Tùy theo giai đoạn phát triển mà
    5
    khoảng nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng và phát triển cũng khác nhau. Cá giò có
    th ể thích ứng với nhiệt độ từ 16,8
    o
    C -32
    o
    C (Dawson 1971, Milstein và Thomas
    1976), nhưng nhiệt độ thích hợp cho trứng cá phát triểnvà nởlà 26,5
    0
    C (Hassler
    and Rainville, 1975). Cá giống có thể bị chết ở nhiệt độ nước 17,7
    0
    C và ngừng
    bắt mồi khi nhiệt độ nước ở mức 18,3
    o
    C (Richards,1976).
    Độ mặn: Đối với cá giòtrưởng thành có thể sống được ởđộ mặn từ 22,5-44,5‰ (Christesen 1965, Rossler 1967)và chúng có khả năng chịu đựng tốt đối
    với sự thay đổi độ mặn đột ngột. Matthew và ctv (2006) khi tiến hành nghiên cứu
    ảnh hưởng của độ mặn tớitốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá giò giai đoạn
    cá hương trong hệ thống tuần hoàn, kết quả cho thấy cávẫnsinh trưởng và phát
    triển tốt ở độ mặn 5‰, tuy nhiên tỷ lệ sống ở độ mặn này thấp (68,3%) so với độ
    mặn 15‰ (90%) và 30ppm (92,5%). Thân Trọng Ngọc Lan (2005) cho rằng ở độ
    mặn 35‰ trứng cá giò nở nhanh, tỷ lệ nở đạt 83%, tỷ lệ dị hình th ấp (5%), độ
    mặn <25‰ trứng cá giò bị ch ìm xuống dưới đáy.
    Các yếu tố môi trường khác như pH, oxy hòa tan, NO2
    -và NO3
    -khi vượt
    quá ngưỡng cho phép đều ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá. pH
    thích hợp cho cá Giò sinh trưởng và phát triển tốt là 7,5-8,3 và ngưỡng oxy hòa tan
    DO>4mg/L; NH3
    <1mg/L; NO2
    -<1,5mg/L (Trích Thân Trọng Ngọc Lan, 2005).
    1.1.4 Đặcđiểm dinh dưỡng, sinh trưởng.
    a. Dinh dưỡng
    Cá Giò là loàicá dữ, chúng rấtphàm ănnên có khả năng ăn thịt đồng loại,
    đặc biệt là giai đoạn giống nhỏ.Hiện tượng ăn thịt lẫn nhau trong quần đàn là
    một trong những vấn đề nghiêm trọng làm giảm tỷ lệ sống trong giai đoạn đầu
    của quá trình nuôi và nó liên quan đến mức độ đồng đều của con giống, mật độ
    th ả, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc. Cá giòbắt mồi chủ động và có thể ăn nhiều
    lần trong ngày, tốc độ tiêu hóa và sử dụng thức ăn tương đối nhanh (Trích
    Nguyễn Quang Huy, 2002). Ấu trùng cá giò rất thích ăn các loại động vật nổi,
    đặc biệt là copepoda, phổ thức ăn của cá giò giống và cá trưởng thành rất rộng,
    thức ăn của chúng là các loại cá nhỏ, giáp xác và các loại động vật không xương
    sống phân bố ở tầng đáy, thức ăn ưa thích nhất của chúng là cua nên chúng còn
    có tên gọi kháclà ‘Crabeater’(Randall,1983).
    6
    Meyer và Franks (1996) khi phân tích thành phần thức ăn trongdạ dày của
    cá giò cho thấy giáp xác chiếm tới 77,6%-84% (đối với cỡ cá từ 3,73cm đến
    15,3cm). Knapp (1951) đ ã chỉ ra rằng có tới 40% thức ăn của cá là cua lột, 46%
    là các loại tôm khác nhau và 100% cá giò được kiểm tra đều có sự xuất hiện của
    các loài giáp xác. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của
    Shaffer(1989), Miles (1949).
    Hình 1.3: Cá giò giống ăn thịt lẫn nhau
    b. Sinh trưởng
    Cá giò là loài cá có tốc độ tăng trưởng rất nhanh,chúng có thể tăng tới 6-8kg(Su và ctv, 2000)trong năm đ ầu tiên, năm thứ 2 có thể đạt 15kg, sau năm thứ
    hai trở đi tốc độ tăng trưởng của chúng chậm lại (Frank et al, 1999). Trong điều
    kiện tự nhiên khi đánh bắt,cá thường cókích cỡ trung bình của cá là 23kg, chiều
    dài từ 50-120cm, có con đạt 2m, trọng lượng đạt 68kg (Shaffer và ctv, 1989).
    Richards (1967-1977), Kaiser và ctv (2005) đã xác định rằng ở vịnh
    Chesapake cá cái lớn nhanh hơn hẳn cá đực. Đây là đốitượng có giá trị xuất khẩu
    rất lớn tương tự như đối với các loại cá như cá Hồi và cá Pô lắc của vùng Alaska.
    Trong điều kiện nuôi, cá giống cỡ 2,5-3cm sau thời gian ương 30 ngày có
    th ể đạt cỡ 7-9cm (Đỗ Văn Minh, 2003). Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của cá
    khác nhau tùy thuộc vào điều kiện nuôi, giai đoạn phát triển, môi trường sống,
    chế độ dinh dưỡng, chăm sóc cũng như tình trạng sức khỏe của cá (Nguyễn
    Quang Huy, 2002).
    1.1.5 Đặc điểm sinh sản
    Cá giò khi thành thục con đực thường nhỏ hơn cá cái, đa số cá khoảng2
    +
    đã
    có buồng trứng phát triển, tuy nhiên cá khoảng 3
    +
    cho sinh sản là tốt nhất. Cá cái

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
    1. Phạm Đức Hùng (2008). Nghiên cứu thay thế bột cá bằng bã đậu nành và dầu
    cá bằng dầu đậu nành trong thức ăn cho cá giò (Rachycentron canadum) giai
    đoạn giống trong điều kiện thí nghiệm ở Cam Ranh-Khánh Hòa. Luận văn
    thạc sỹ. Đại học Nha Trang.
    2. Lê Thanh Hùng (2007). Tổng quan về dinh dưỡng và thức ăn cho các đối
    tượng nuôi biển ở Việt Nam. Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp, số
    1&2/2007.
    3. Lại Văn Hùng, 2004. Dinh dưỡng và thứcăn trong nuôi trồng thủy sản. NXB
    Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh.
    4. Nguyễn Quang Huy (2002). Tình hình sinh sản và nuôi cá giò (Rachycentron
    canadum). Tạp chí thủy sản số 7/2002. Trang 14-16.
    5. Nguyễn Quang Huy (2006). Sử dụng thức ăn nuôi lớn cá giò Rachycentron
    canadumtrong lồng trên biển. Hội thảo về Nuôi biển toàn quốc tại Hạ Long –
    Quảng Ninh 9/10 -10/10/2006.
    6. Thân Trọng Ngọc Lan (2005). Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến quá trình
    phát triển phôi của cá giò (Rachycentron canadum). Luận văn thạc sỹ, Đại
    họcNông nghiệp I Hà Nội.
    7. Nguyễn Đình Mão, Lê Anh Tuấn. Tình hình nuôi cá giò (Rachycentron
    canadum) ở Việt Nam. Tạp chí thủy sản số 3/2007.
    8. Đỗ Văn Minh (2003). Kết quả thực nghiệm sản xuất giống và nuôi thương
    phẩm cá Giò (Rachycentron canadum) năm 2001-2003. Báo cáo tổng kết cá
    giò, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I.
    9. Lê Anh Tuấn (2005a). “Nguồn lợi cá tạp ở biển Việt Nam: thành phần, sản
    lượng, các hướng sử dụng chính và tính bền vững khi làm thức ăn trong Nuôi
    trồng thủy sản”, trong kỷ yếu Hội thảo toànquốc về Bảo vệ môi trường và
    nguồn lợi thủy sản ngày 14-15/1/2005 tại Hải Phòng, NXB Nông nghiệp, Hà
    Nội, tr.379-387.
    10. Lê Anh Tuấn (2005c). Ảnh hưởng của hàm lượng protein và lipid đến sinh
    trưởng của cá song điểm gai (Epinephelus malabaricus) giai đoạn giống trong
    điều kiện phòng thí nghiệm. Tạp chí thủy sản số 10, tr 23-26.
    11. Lê Anh Tuấn (2005d).Ảnh hưởng của hàm lượng protein và lipid đến sinh
    trưởng của cá mú hoa nâu (Epinephelus fuscoguttatus) giai đoạn giống nuôi
    trong phòng thí nghiệm. Báo cáo tại Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các
    trường Đại học và Cao Đẳng khối Nông-Lâm-Ngư toàn quốc lần 2, tại trường
    Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
    12. Lê Anh Tuấn (2008). Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và thử nghiệm sản xuất
    thức ăn viên cho cá mú chấm đen (Epinephelus malabaricus) (Bloch and
    Schneider, 1801). Luận văn tiến sỹ -Đại học Nha Trang.
    TÀI LIỆU TIẾNG ANH
    13. Adron, J.W., Blair, A., Cowey, C.B., Shanks, A.M., 1976. Effects of dietary
    energy level and dietary energy source on growth, feed conversion and body
    composition of turbot Scophthalmus maximus. Aquaculture7, 125–132.
    14. Aksoy M.Y., Lim,C.,Li,M.H.,Klesius .P.H (2008). Interaction between
    dietary levels of Vitamin C and Vitamin E on growth and immune responses
    in channel catfish Ictalurus punctatus (Rafinesque). Aquaculture Research
    2008, 39, 1198-1209.
    15. Anderson, R. J., Kienholz, E. W., Flickinger, S. A. Protein Requirements of
    Smallmouth Bass and Largemouth Bass. The Journal of Nutrition 111
    (6):1085
    16. Andrew J.W and Murai T.(1975). Studies on Vitamin C requirements of
    channel catfish. Journal of Nutrition 105, pp.557-561.
    17. Aquaculture Asia Vol. XIII, No. 1, January-March 2008 (pp.48-51).
    18. Beamish, F.H and Medland, T.E (1986). Protein sparing effects in large
    rainbow trout, Salmon gairdneri. Aquaculture 55:35-42.
    19. Bell, J.G., McEvoy, J., Webster, J.L., McGhee, F., Millar, R.M. & Sargent,
    J.R. (1998) Flesh lipid and carotenoid composition of Scottish farmed
    Atlantic salmon (Salmo salar). J. Agric. Food Chem., 46, 119–127.
    20. Bendich A, D’Aploito P, Gabriel E & Machlin LK (1984) Interaction of
    dietary vitamin E on guinea pig immune responses to mitogens. Journal of
    Nutrition 114, 1588–1593.
    21. Bengston, D.A.1993. A comprehensive program for the evaluation of
    artificial diets. Journal of the World Aquaculture Society, 24: 285-293.
    22. Boonyaratpalin, M., 1997. Nutrient requirements of marine food fish cultured
    in Southeast Asia. Aquaculture 151, 283–313.
    23. Buettner, G. R. (1993). The pecking order of free radicals and antioxidants:
    lipid peroxidation, a-tocopherol and ascorbates. Archives of Biochemistry
    and Biophysics 300,535-543.
    24. Chan AC (1993) Partners in defense, vitamin E and vitamin C. Canadian
    Journal of Physiology and Pharmacology 71, 725–731.
    25. Chen, H.Y., & Tsai, J.C., 1994. Optimal dietary protein level for the growth
    of juvenile grouper, Epinephelus malabaricus, fed semipurified diets.
    Aquaculture, 119, 265-271
    26. Chen, S. C., Hsu, C. (2005): Studies on the pathogenicity and pathology of
    photobacterium damselae subsp. piscicida on Rachycentron canadum. Journal
    of the Fisheries Society of Taiwan, 32, 4.
    27. Chesapeake Sci. 6(2):96-108. 1967 Age, growth and fecundity of the cobia,
    Rachycentron canadum, from Chesapeake Bay and adjacent mid-Atlantic
    waters. Trans. Am. Fish. Soc. 96(3):343-350.1977
    28. Chou, R.L., Su, M.S., Chen, H.Y., 2001. Optimal dietary protein and lipid
    levels for juvenile cobia (Rachycentron canadum). Aquaculture, 193, 81–89.
    29. Chou, R.L., Her, B.Y., Su, M.S., Hwang, G., Wu, Y.H., Chen, H.Y., 2004.
    Substituting fish meal with soybean meal in diets of juvenile cobia,
    Rachycentron canadum. Aquaculture, 229, 325–333.
    30. Christensen, R.F. 1965. An ichthyological survey of Jupiter Inlet and
    Loxahatchee River, Florida. M.S. Thesis, Fla. State Univ., Tallahassee, FL
    32306, 318 p
    31. Coustans, M.F., Guillaume, J., Metailler, R., Dugornay, O. and Messager,
    J.L(1990). Effect of an ascorbic acid deficiency on tyrosinemia and renal
    granulomatous disease in turbot (Scophthalmus maximus) interaction with a
    slight polyhypovitaminosis. Comparative Biochemistry and Physiology 97A
    (2):145-152.
    32. Cowey, C.B., and J.R., Sargent, 1979. Nutrition. In: W.S. Hoar, D.J. Randall
    and J.R. Brett (Eds.). Fish physiology, Vol. VIII. Academic Press, New York,
    NY, pp.1-69.
    33. Cowey, C. B., Adron, J. W., Walton, M. J., Murray, J., Youngson, A. &
    Knox, D. (1981) Tissue distribution, uptake, and requirement for a-tocopherol
    of rainbow trout (Salmo gairdneri) fed diets with a minimal content of
    unsaturated fatty acids. J. Nutr. W, 1556-1567.
    34. Craig, S.R., Gatlin, D.M., III (1995). Coconut oil and beef tallow but not
    tricaprylin can replace menhaden oil in the diet of red drum (Sciaenops
    ocellatus) without adversely affecting growth and fatty composition. Journal
    of Nutrition 125, 3041-3048.
    35. Craig, S.R., Washburn, B.S., Gatlin, D.M., III (1999). Effects of dietary lipids
    level body composition and liver function in juvenile red drum (Sciaenops
    ocellatus). Fish Physiology and Biochemistry 21: 249 -255.
    36. Craig, S.R., McLean, E. and Schwarz, M.H (2005). Use of a purified
    carbohydrate source in diets for juvenile cobia Rachycentron canadum. Word
    aquaculture Society Meeting 05. Nusa Dua, Bali, Indonesia. May 9-13-2006.
    37. Craig, S.R., Schwarz, M.H., McLean, E., 2006. Juvenile cobia (Rachycentron
    canadum) can utilize a wide range of protein and lipid levels without impacts
    on production characteristics. Aquaculture, 261, 384-391.
    38. Dabrowski K., Hinterleitner S., Sturmbauer C., El-Fiky N. and Wieser W
    (1988). Do carp larvae require vitamin C. Aquaculture 72, pp.295-306.
    39. Dabrowski, K. 2001. Ascorbic acid in aquatic organisms. CRC Press, 288p.
    40. Dabrowski K., Lee.K.J.(2003). “Interaction between vitamins C and E
    affects their tissue concentrations, growth, lipid oxidation, and deficiency
    symptoms in yellow perch (Perca flavescens). British Journal of Nutrition 89,
    589–596.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...