Tiến Sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông tiếp thị đến các thành phần giá trị thương hiệu nước giải khát

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    1.1.1. Bối cảnh nghiên cứu
    1.1.1.1. T nh h nh dựng th ng hiệu trên th giới v Việt N m
    Trong bối cảnh các nền kinh tế vốn tách biệt trở nên sáp nhập hay ngày càng
    phụ thuộc lẫn nhau để hình thành một thị trường chung, được gọi là toàn cầu hóa
    (Hill, 2006) thì thị trường được mở rộng và cạnh tranh ngày càng gay gắt, từ đó tạo
    ra động lực hoàn thiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội (Võ Thanh
    Thu, 2010), đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Quá trình này góp phần thúc đẩy khoa học
    công nghệ phát triển, làm cho thành phần cốt lõi hay công dụng của các sản phẩm
    không chênh lệch nhiều. Thêm vào đó, ngày nay, khách hàng không chỉ mua công
    dụng hay lợi ích chức năng của sản phẩm mà còn đòi hỏi các lợi ích cảm tính để
    thỏa mãn nhu cầu tinh thần. Nhưng bản thân sản phẩm không thể mang lại lợi ích
    cảm tính mà chính thương hiệu của sản phẩm đó mới có khả năng mang lại loại lợi
    ích này, do đó người mua không đơn thuần mua sản phẩm mà chính là mua thương
    hiệu của sản phẩm đó (Davis, 2002). Như vậy, sự khác biệt giữa các sản phẩm
    chính là thương hiệu. Đây là yếu tố làm tăng vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
    (Aaker, 1991, 1996). Từ đó, vấn đề xây dựng thương hiệu đã được các nước phát
    triển quan tâm từ lâu với nhiều thương hiệu được xây dựng thành công, có giá trị
    cao. Điển hình, theo đánh giá xếp loại của Tổ chức Interbrand (2013) thì ba thương
    hiệu có giá trị thương hiệu dẫn đầu thế giới năm 2012 được quy b ng đ ng đô la
    M g m Coca-Cola (77,839 tỷ đô la), Apple (76,568 tỷ đô la) và IBM (75, 532 tỷ
    đô la). Tại Việt Nam, từ sau khi có sự thâm nhập của các tập đoàn đa quốc gia với
    những thương hiệu mạnh vào những năm đầu 1990 như: Rejoice, Pantene, Head &
    Shoulders, Tide (Procter & Gamble); Sunsilk, Clear, Omo (Unilever); Pepsi,
    Aquafina, Mirinda (Pepsi); Coca-Cola, Sprite, Fanta (Coke); thì vấn đề xây dựng
    thương hiệu bắt đầu được quan tâm và diễn ra ngày càng sôi nổi. Tuy nhiên, trong
    thời kỳ này, hoạt động Marketing xây dựng thương hiệu tập trung tại các tập đoàn đa quốc gia thông qua các liên doanh là chính, sau đó các công ty của Việt Nam
    mới quan tâm nhiều hơn đến hoạt động này. Điển hình trong thời kỳ này, một số
    công ty đã đẩy mạnh truyền thông xây dựng thương hiệu như: Công ty Tân Hiệp
    Phát (THP) với thương hiệu nước tăng lực Number One; Doanh nghiệp Trung
    Nguyên với thương hiệu cà phê Trung Nguyên; Công ty sữa Vinamilk với thương
    hiệu sữa Vinamilk. Tiếp đến, nhiều công ty khác của Việt Nam cũng tập trung đẩy
    mạnh công tác xây dựng thương hiệu như: Công ty Kinh Đô (AFC), Công ty Bibica
    (Hura), Công ty Phạm Nguyên (Phaner), Công ty Tribeco (Sữa đậu nành Tribeco),
    Công ty Chương Dương (Nước Xá xị Chương Dương); Đến nay, dựa vào các báo
    cáo của những công ty nghiên cứu thị trường như Nielsen, Euromonitor
    International, Datamonitor, FTA, có thể nhận thấy định hướng xây dựng thương
    hiệu là cần thiết, chính thương hiệu đã giúp công ty khẳng định vị thế trên thị
    trường để t n tại và phát triển; đ ng thời, quá trình xây dựng thương hiệu gắn liền



    với công tác truyền thông, minh chứng là chỉ những công ty nào đầu tư vào hoạt
    động truyền thông tiếp thị thì thương hiệu mới được nhiều người biết đến. Bên cạnh
    đó, khi công ty có thương hiệu mạnh, nghĩa là thương hiệu nổi tiếng với những liên
    tưởng tích cực thì mức độ sử dụng hay lòng trung thành với thương hiệu cao hơn.
    Cụ thể, trong ngành giải khát tại Việt Nam, một số công ty có thương hiệu mạnh,
    thường đ ng nghĩa với thị phần cao, doanh thu lớn đã trở thành những “thế lực” thật
    sự trong ngành như trà xanh Không Độ của THP đang dẫn đầu thị trường trà đóng
    chai uống liền với thị phần 37,4% hay Number One cũng của công ty này đang
    đứng thứ hai trong ngành nước tăng lực với thị phần 18,2% hoặc Vfresh của Công
    ty Vinamilk đang đứng thứ hai của ngành nước trái cây với thị phần 17,4% (offtrade;
    Euromonitor International, 2013). Bên cạnh đó, một số thương hiệu Việt khác cũng
    được xây dựng thành công trở thành những thương hiệu mạnh, thương hiệu
    được yêu thích, từ đó giúp cho công ty sở hữu tạo được vị thế kinh doanh khá vững
    chắc trên thị trường như: cà phê Trung Nguyên, cà phê hòa tan G7, bánh AFC, sữa
    Vinamilk, ổn áp Robot, giầy dép Bitis’, bóng đèn Điện Quang, Như vậy, dựa vào
    dữ liệu báo cáo và quan sát trên thị trường tiếp tục khẳng định quan điểm xây dựng
     
Đang tải...